Chuyện Cũ

Chương 2: Cố hương




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Cố hương nằm ở phía nam nhưng lại tọa lạc trên một ngọn núi. Phố núi mùa đông lạnh đến thấu xương.

Tôi mang tro cốt và di vật của ông về lại ngôi nhà nhỏ vắng ngắt. Cây hoa quế rụng sạch lá trụ trơ, bàn đá ghế đá đìu hiu lạnh lẽo.

Ngôi nhà này có lẽ là tài sản duy nhất ông để lại, nơi đây cũng là nơi tôi ở bên ông lâu nhất trừ viện dưỡng lão ra. Thế nhưng toà nhà và khoảng sân lưu lại ký ức tuổi ấu thơ chẳng mấy chốc sẽ không còn tồn tại nữa, bờ tường bên ngoài tờ thông báo phá dỡ đã ghi rõ ngày phá, chẳng còn bao lâu. Cha nhất định sẽ không trở về quản lý, thế nên trước khi đi tôi dọn dẹp lại di vật của ông đưa về nơi tôi sống.

Tuy rằng đã về tới quê cũ, nhưng quê gốc họ Tằng không phải ở thị trấn có khoảng sân nhỏ kia mà là ở một cổ trấn cách thị trấn mấy chục km. Tôi chưa từng đến đấy, nhưng ông nội đã kể cho tôi nghe đó là một thôn làng nhỏ ba phía tựa núi, nơi hoa quế nở rộ, hương thơm bay xa. Ngọn núi này từng là trạm dịch* cổ nơi biên thuỳ, đồng thời từng có mấy trăm vị tú tài đỗ đạt. Trước đây ông nói thư hương môn đệ có lẽ chính là chỉ chuyện này, tôi khẽ nở nụ cười.

*Trạm dịch là trạm truyền thư ngày xưa, dùng ngựa để đưa thư.

Bởi vì thôn quê đến nay vẫn giữ được rất nhiều ngôi nhà cổ cho nên thường xuyên có quan khách và du khách đến du lịch rất nhiều. Ngày thứ hai tôi mua vé xe, đi tới cố hương của ông, đương nhiên, cũng là cố hương của tôi..

Còn cách tết âm lịch nhiều ngày nên số lượng du khách cũng ít hơn, trên xe khách phần lớn là thôn dân trở về quê. Cạnh tôi có một thanh niên trẻ tuổi nhã nhặn khiến tôi chú ý, cậu ta nhìn không giống du khách, nhưng nếu người trẻ tuổi ra ngoài làm việc cũng hiếm khi có kỳ nghỉ sớm như vậy. Dường như phát hiện ra sự chú ý của tôi, người trẻ tuổi kia cười và bắt chuyện: “Đến Quế Lĩnh để ngắm cảnh sao?”

Tôi lắc đầu: “Đến có chút việc.”

“Lần đầu tiên tới sao?” Cậu ta vô cùng nhiệt tình:” Đến rồi thì tiện đến thăm quan những ngôi nhà cổ của thôn làng chúng em luôn nhé.”

Tôi không biết cách ứng phó với người nhiệt tình, không thể làm gì khác hơn là đáp: “Cũng có ý định đó.”

“Em có thể làm hướng dẫn viên du lịch cho anh, không lấy tiền!” Cậu ta tự hào nói.

“Hóa ra cậu là hướng dẫn viên du lịch ở đây sao?” Tôi cũng thuận theo câu chuyện mà hỏi thêm.

“Em không phải, cha em mới đúng, ” cậu ta cười nói, “Nhưng mà những kiến thức kỹ năng của cha, em đã học hết rồi.”

“Cậu là dân bản xứ sao?”

“Đúng rồi, em lớn lên ở đây!”

“Vậy chúng ta tính đồng hương.”

“Ô chao, thật không đó? Em chưa từng thấy anh!”

“Ông nội tôi ly hương đã rất lâu rồi, đây là lần đầu tiên tôi trở về quê.”

“Ông nội anh sao? Vậy thì ông nội em nhất định biết ông nội anh! Lát nữa em dẫn anh đi gặp ông em, ông em là trưởng thôn.”

Những thôn dân quanh đó nghe chúng tôi nói chuyện đều cười: “Thanh Hứa, ông nội cậu là trưởng thôn cũ mà!”

“Vậy cũng là trưởng thôn.” Người trẻ tuổi tên Thanh Hứa kia lúng túng biện giải.

“Quên mất tự giới thiệu mình, tôi là Tằng Tùng Viễn.” Tôi thay cậu ta chuyển đề tài khác.

“Thái Thanh Hứa, ” cậu ta chủ động bắt tay tôi, “Dòng họ Tằng thật sự là thế gia vọng tộc* ở Quế Lĩnh chúng ta đó.”

*gia đình, dòng họ có danh tiếng, được trọng vọng

Những đồng hương họ Tằng quanh đó cũng hỏi tôi về ông nội, sau đó cho tôi nghe về một số vai vế của họ Tằng. Ông nội tôi có chữ lót là “Tử” thì bây giờ là người có vai vế vô cùng lớn trong dòng họ Tằng ở Quế Lĩnh, nhất định sẽ có người già biết ông. Tình cảm ấm áp của những người đồng hương khiến tôi nhẹ nhõm yên lòng, vơi bớt đi những lo lắng thấp thỏm trước đó.

Đường lên núi Quế Lĩnh uốn lượn khấp khuỷu, quả thực là đường cong queo như ruột dê. Hơn nữa trên đường hai xe không thể chạy song song, nếu như hai xe gặp nhau phải cẩn thận tránh. Tôi đây nửa người thành phố chân chính cảm nhận được cái gì gọi là thôn cổ nằm trên núi cao. Nhưng khi đến nơi tôi phát hiện Quế Lĩnh cũng không phải một thôn nghèo khó cũ kỹ như tôi tưởng tượng.

Đi qua miếu thờ của thôn, cửa thôn chính là một toà Dẫn Phượng Đình, trên hành lang những chiếc đèn lồng đỏ được treo thành hàng vừa cổ điển vừa vui vẻ. Dõi mắt nhìn lại có thể thấy rõ những ngôi nhà cổ trong thôn dựa lưng vào núi tầng tầng lớp lớp, rõ ràng rành mạch.

Thái Thanh Hứa dẫn tôi vào trong thôn, thôn làng khuất lấp sau cây cối hiện ra ở trước mắt tôi. Ngõ cổ, cầu cổ, những nét khắc trên bia cổ, nhà nhà với những mái hiên uốn lượn, hai bên lối bậc thang là dòng nước chảy xuôi. Nơi này thật sự là một nơi cổ kính tựa như thế ngoại đào nguyên*.

*Thế Ngoại Đào Nguyên là nơi biệt lập với thế giới bên ngoài, nơi không có tranh đua, ganh ghét, chỉ có thiên nhiên và những con người hiếu khách.

“Khụ, ” Thái Thanh Hứa hắng giọng khiến tôi chú ý, cậu ta chỉ vào một cái cầu trước thôn nói: “Đây là cầu Thạch Ấn. Anh nhìn xem, hai bên đầu cầu có hai tấm bia đá.”

Tôi gật gật đầu, ra hiệu cậu ta nói tiếp.

“Một tấm bia đá dùng để dán giấy đỏ chuyện vui trẻ mới sinh, tấm bia đá còn lại để dán giấy trắng là cáo phó của người già trong thôn. Cây cầu này còn gọi là cầu Nhân Sinh, từ khi sinh ra đến chết đi không vượt quá cây cầu.”

Nghe Thái Thanh Hứa nói tôi mới chú ý nhìn, trên bia đá đúng thật lưu lại vết dán của giấy đỏ và giấy trắng. Cho nên cáo phó của ông nội cũng sẽ dán ở trên tấm bia đá kia sao? Tôi không khỏi xuất thần.

“Tùng Viễn?” Thái Thanh Hứa tựa như đã quen gọi tên của tôi, “Chúng ta vào thôn đi.”

Tôi theo cậu ta đi qua cầu Nhân Sinh, đi qua ngõ cổ lát đá trầm tích, đi qua những cây quế đã sống cả trăm năm, tưởng tượng hình ảnh ông nội thuở ấy đi qua đây.

Trong thôn vô cùng yên tĩnh, dọc đường đi chưa gặp thôn dân nào. Thái Thanh Hứa nói với tôi, người trẻ tuổi trong thôn đều đang đi học nơi khác, thanh niên trai tráng cũng gần như đi làm ngoài hết, chỉ còn những người lớn tuổi khoảng hơn năm mươi và những cán bộ thôn. Tôi nghe thấy âm thanh xe máy từ phía xa lại gần, Thái Thanh Hứa cười nói đó nhất định là cha cậu ấy đang làm hướng dẫn viên du lịch.

Có lẽ như vậy cũng không tồi, nơi đẹp đẽ như thế này nên yên tĩnh một chút mới thích hợp

Bởi vì làng dựa lưng vào núi nên dần dần lên cao, đoạn đường tiếp theo chúng tôi phải đi lên bậc thang. Cạnh bậc thang đi lên còn có hồ nước nhỏ, nước róc rách chảy xuống, cạnh hồ hoa hải đường nở rực rỡ, trong hồ có mấy chú cá tung tăng bơi. Tôi đầy hứng thú ngắm nhìn tất cả những thứ này, chỉ hận bản thân sao cho đến ngày nay mới trở về thôn làng.

“Ha ha, mấy con cá đó là ông nội em thả vào lừa gạt du khách, ” Thái Thanh Hứa hơi ngượng ngùng cười, “nếu không hồ nước nhỏ vậy sao có Cẩm Lý chứ.”

Tôi cũng không nhịn được cười: “Tất cả mọi người đều hiểu mà!”

Mặc dù nhà cổ rất thu hút nhưng tôi muốn mau chóng gặp người lớn tuổi trong thôn, thế là Thái Thanh Hứa đưa tôi đến tổ miếu tìm ông nội cậu ấy.

Họ Tằng tuy nói là thế gia vọng tộc ở Quế thôn nhưng không hơn được nữa họ Thái. Chi của họ Thái ở Quế Lĩnh theo Thái Thanh Hứa nói thì có gia phả có thể đối chiếu, là đời sau của một vị danh thần ngay thẳng thời Tống triều. Tổ miếu họ Thái nghe đâu được xây dựng mang kiến trúc thời Tông Nguyên, tái thiết sau triều đại Càn Long nhà Thanh. Họ Thái còn có một tòa kiến trúc khác trong thôn được xây vào thời Khang Hi, con cháu họ Thái trong thôn thái sau khi thi đỗ Tiến sĩ đã chủ trì xây dựng từ đường dòng họ.

Tổ miếu họ Thái trong mắt tôi chính là một kiến trúc đại thổ* khá quen thuộc, tôi từng sống ở phố núi đến năm mười mấy tuổi mới vào thành phố, đương nhiên không xa lạ với kiểu kiến trúc này rồi. Thế nhưng Thái Thanh Hứa vẫn nghiêm túc giới thiệu: “Đây là một kiến trúc bằng gỗ với góc mái hiên hình yên ngựa……. a, phía trước giếng trời là bậc tam cấp gồm mười một bậc, hai bên có dốc…… …” cậu ta chuyên nghiệp thật là làm người ta không nhịn được cười.

Đi vào tổ miếu chấn động nhất chính là trên cao treo những bảng hiệu “Tiến sĩ”, “Cử nhân”, “Văn khôi”, “Võ khôi”, “Huynh đệ cử nhân”, bầu không khí này làm người ta không nhịn được sinh ra sự kính trọng trong lòng.

“Thanh Hứa, con đưa bạn đến à?” Giọng nói của một ông lão cắt ngang dòng suy tư của tôi.

“Anh ấy đến có việc.” Thái Thanh Hứa dẫn tôi đến gặp ông của cậu ấy cũng là trưởng thôn cũ của Quế Lĩnh.

“Chào ông, cháu họ Tằng, Tằng Tùng Viễn. Ông nội cháu mấy hôm trước đã qua đời, lần này cháu đến để đưa linh cữu về cố hương. Cha cháu giao cho cháu nhiệm vụ đưa ông về an nghỉ tại nghĩa địa họ Tằng, chính là vì việc này nên hôm nay tôi đến đây.” Tôi cúi thấp người lịch sự.

Thái Thanh Hứa không biết tôi là vì việc tang lễ mà đến, giật mình, vội vàng nói: “Tùng Viễn, anh… Nén bi thương.”

Tôi gật đầu với cậu ấy, chờ đợi ông đáp lại.

“Nhà cháu thật có tâm, người già ấy mà, dù có đi đâu thì đến cuối đời vẫn muốn trở về phần mộ tổ tiên của dòng họ. Dù cho chỉ có thể rải một nắm tro cốt trên ngọn núi này cũng được…” ông vỗ vỗ tay của tôi, “Ông sẽ dẫn cháu đi gặp mấy người lớn tuổi họ Tằng. Cháu ngoan, cháu nói cho ông biết ông nội cháu tên là gì?”

“Tằng Tử Phồn ạ, ” tôi vội vàng trả lời, còn nhấn mạnh vai vế mà mấy người đồng hương lúc xuống xe nói cho tôi, “Chữ lót là chữ Tử ạ.”

“Cháu nói cái gì?” Ông siết chặt tay của ta, “Cháu nói ai cơ?”

Lẽ nào ông ấy không quen ông tôi? Tôi vội nói lại, nhấn mạnh từng chữ: “Tằng, Tử, Phồn. Chữ Mộc (木) bên cạnh chữ Tử(梓), Phồn(繁) trong sum xuê.”

“Không thể nào, không thể nào!” Ông vội vã xua tay, “Tử Phồn huynh, huynh ấy đã mất năm mươi năm trước rồi!”

Tác giả nói:

Viết truyện vừa tưởng tượng vừa là thật (khụ, tuy rằng bịa một phần, nhưng thôn này là có nguyên mẫu. Bối cảnh lịch sự và từ đường tổ miếu cũng là thật. Tuy rằng đó không phải quê cũ của tôi, nhưng nó ở cố hương của tôi.
Đường về quê



Vòng như ruột dê



Miếu thờ thôn





Dẫn Phượng Đình



Đi lên bậc thang đá và đá trầm tích







Hồ nước nhỏ





Hoa hải đường











Miếu tổ



Cấu trúc đại thổ







Hình ảnh về một vài cổ trấn.









Muốn đi du lịch quá đi

Quê hương Hạ Xưa ấy tuy không phải điểm du lịch gì nhưng Hạ Xưa thấy đẹp lắm. Không phải vì tự khen đâu, ai ngang qua đây cũng khen vậy hết. Có núi cao, có nước chảy. Có lẽ bởi vậy mà tâm hồn Hạ Xưa mới bay bổng chăng? Mùa Xuân đẹp lắm, cây lá đơm chồi, nước trong xanh. Mùa Hạ cũng đẹp lắm Hạ Xưa có thể hái sim hái lạc tiên ăn, trời lai trong xanh. Mùa thu cũng dịu dàng chỉ là phải đi học nên hơi buồn. Mùa đông lại chỉ nhớ lạnh, lạnh vô cùng. Nhưng giờ nhà cao tầng xây lên nhiều nên chắn mất tầm nhìn, không gian không còn mênh mông vậy nữa rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.