Chồng Cũ Xin Tự Trọng

Chương 3: 3: Bất Ngờ





Đang còn lo lắng không biết phải làm sao để né tránh món bít tết kia thì đột nhiên ở trong nhà hàng vang lên những giai điệu của bản nhạc Traumerei Schumann.

Tư Nhĩ nhìn quanh thì mới để ý.

Hoá ra ở đây còn có cả piano để phục vụ khách hàng.
- Sao thế? - Văn Quảng thấy Tư Nhĩ cứ đăm chiêu nhìn người đánh đàn mãi bất giác hỏi.
- Chỉ là người chơi bản nhạc này rất tài năng.

- Tư Nhĩ thuận miệng đáp lại anh.
Ngay từ khi còn rất nhỏ Tư Nhĩ đã phải học chơi piano và tìm hiểu rất nhiều về các thể loại âm nhạc cổ điển nên với cô thứ âm nhạc này từ lâu đã vô cùng thân thuộc.

Cô ban đầu không hề yêu thích thể loại này nhưng vì cứ phải nghe mãi, chơi mãi dần dần lại bị cảm hoá lúc nào không hay.

Và giờ đây thay vì chán ghét như trước thì cô lại cực kỳ yêu thích thể loại âm nhạc có phần tẻ nhạt này.
Cơ mà cũng phải công nhận rằng người chơi bản nhạc này thực sự là rất tài năng, nếu không thì đã chẳng thể nào chơi nhạc vừa có kĩ thuật vừa có cảm xúc được đến thế.
- Anh Quảng… - Tư Nhĩ ngập ngừng nhìn sắc mặt Văn Quảng cẩn thận lên tiếng.
- Tự nhiên chút đi.

Đừng quên là chúng ta đang bị theo dõi đấy!
- Em muốn chơi một bản nhạc được không?
- Cô muốn chơi một bản sao?
- Được không ạ?
Văn Quảng thở dài chán nản.

- Được.
Nhận được sự đồng ý từ Văn Quảng, Tư Nhĩ vui như mở cờ trong bụng vì nhân cơ hội này cô không những sẽ thể hiện được một chút ưu điểm trước mặt anh ta mà hiện tại cũng có thể tránh được việc phải ăn món bít tết khó nuốt kia nữa.


Đúng là một mũi tên trúng hai đích.
Tư Nhĩ rời khỏi bàn ăn và rảo bước đi về phía cây piano.

Người đánh đàn nghe thấy có tiếng bước chân đang đến gần liền lập tức ngừng lại.
- Tôi đánh không được sao? - người đánh đàn lo lắng hỏi.

Khuôn mặt vẫn giữ nguyên không thay đổi góc nhìn.

Hai tay bắt đầu lần mò tìm kiếm thứ gì đó.
- À… tôi xin lỗi.

Tôi chỉ định đợi anh chơi xong thì sẽ thử đánh một bản, làm anh giật mình sao? - Tư Nhĩ vội vàng chạy lại đỡ lấy người đánh đàn đó.
Tới gần bên cạnh người đàn ông này cô mới bàng hoàng nhận ra anh vậy mà lại bị mù, đã thế tuổi tác cũng còn khá trẻ, chỉ mới chạc tuổi cô.
- Không sao.

Không sao.

Quý khách mời chơi nhạc.

- người đàn ông đứng dậy ngỏ ý muốn nhường chỗ cho Tư Nhĩ.
- Anh đánh đàn hay lắm.

Nếu không phiền anh có thể đàn tặng tôi một bản nhạc được không? Lát nữa tôi sẽ đàn lại anh nghe một bản nhạc khác.

Chúng ta xem như làm quen.
- Cô là khách cô có thể yêu cầu tôi đàn bất cứ bản nhạc nào cô thích miễn là trong khả năng của tôi và đương nhiên cô sẽ không cần đàn tặng lại tôi.
- Tôi muốn được làm như thế.

Nếu anh đồng ý thì tôi sẽ nói tên bản nhạc tôi muốn nghe còn nếu không thì tôi sẽ về bàn của mình ngay bây giờ.
Vẻ mặt người đàn ông thoáng có chút bối rối trước lời đề nghị kì lạ của Tư Nhĩ nhưng cuối cùng anh ta vẫn gật đầu đồng ý với yêu cầu này của cô.
- Vậy cô muốn nghe bản nhạc nào?
- Papillons của Schumann, được chứ?
Người đàn ông ngừng lại đôi chút như suy nghĩ điều gì đó và phải mất một lúc anh ta mới bắt đầu chơi bản nhạc đó.
Tư Nhĩ ngay khi nhìn thấy anh ta vừa đặt tay lên những phím đàn thì lập tức mở chế độ ghi âm ở điện thoại lên để ghi lại toàn bộ những giai điệu sắp sửa được vang lên.
Quả nhiên là không ngoài dự đoán.

Tư Nhĩ vô cùng hài lòng với màn trình diễn của người đàn ông này.

Và không chỉ cô mà hầu hết tất cả mọi người trong quán cũng đều rất thích nó.
- Hơi riêng tư một chút nhưng tôi có thể hỏi lí do cô muốn nghe bản nhạc này được không?
- “Papillons” là bản nhạc vô cùng đặc biệt với Schumann cũng như là vợ của ông ấy, Clara.

Là một người học chơi nhạc đã lâu tôi đơn giản chỉ muốn bản thân có thể hiểu được lòng họ qua bản nhạc này.
- Vậy cô hiểu được nó chưa?
- Vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết.


Nhưng sau khi nghe anh đàn xong tôi cũng phần nào hiểu được chút ít tâm tư của hai người bọn họ.
- Thế khi nào cô hiểu được hết thì nói tôi nghe được không?
- Nhất định được rồi.

Nếu hiểu ra tôi sẽ tìm và nói anh nghe.

Còn bây giờ anh muốn nghe bản nhạc nào?
- F-A-E Sonata một bản nhạc do Brahms cùng với Schumann và học trò của ông là Albert Dietrich soạn.
- “Tự do nhưng cô độc” một bản nhạc thật đặc biệt.
- Đúng vậy.

Một bản nhạc đặc biệt mà tôi yêu thích nhưng mãi mãi chẳng thể tự đàn cho mình nghe được.
Tư Nhĩ thành thục dành toàn bộ sự tập trung để có thể chơi được bản nhạc đặc biệt này một cách hay nhất.

Trước đó cô đã từng đàn bản nhạc này không ít lần chỉ bởi mẹ của cô luôn muốn nghe nó nhưng chưa một lần nào cô đàn hay hết.

Và lần này cô thực sự rất muốn đàn thật hay để dành tặng nó cho người đàn ông kia.

À không.

Phải là người nghệ sĩ piano cô chưa biết tên mới đúng…
Kết thúc bản nhạc, mọi người trong nhà hàng đều tán thưởng cô bằng những tràng pháo tay khiến Tư Nhĩ thoáng có chút ngại ngùng.
- Chúng ta phải đi rồi.

- Văn Quảng không biết từ khi nào đã xuất hiện ở gần đó.
- Em biết rồi.

- Tư Nhĩ rất nhanh đã quay về với hiện thực đó là đang phải đi ăn cùng Văn Quảng.
Cô nhanh chóng rời khỏi vị trí chơi đàn và đứng xuống bên cạnh Văn Quảng chuẩn bị rời đi.
- Tôi tên Trần Trung, cảm ơn cô vì đã đàn tặng tôi.


Bản nhạc này cô đàn rất hay.

- người đàn ông kia bất ngờ lên tiếng.
- Cảm ơn anh.

Tôi tên Tư Nhĩ.

Mong là sẽ sớm được nghe anh đàn bản nhạc Papillons thêm lần nữa.
.
Rời khỏi nhà hàng.

Văn Quảng vẫn không hề nói chuyện với Tư Nhĩ nửa lời.

Anh ta không bắt bẻ cũng không hề phàn nàn chút gì về việc cô để cho anh ta ngồi một mình nguyên bữa tối ngày hôm nay.

Điều này khiến cô cảm thấy có gì đó không đúng.
Nhưng vừa về đến nhà là con người thật của anh ta đã ngay lập tức xuất hiện trở lại.
- Bắt đầu lau dọn lại nhà cửa.

Chừng nào sạch mới được đi ngủ.
- Anh…
- Nên nhớ đây là công việc cô đã tự mình chọn.
Dứt lời, Văn Quảng thản nhiên trở lại phòng mặc cho Tư Nhĩ đang vô cùng bất lực với cái việc “dọn nhà” anh ta vừa mới thốt ra.
Đóng cửa phòng lại, Văn Quảng mở điện thoại ra và tiếp sau đó là những giai điệu của bản nhạc F-A-E Sonata mà Tư Nhĩ vừa chơi vang khắp cả căn phòng.
Tối nay, Tư Nhĩ đã làm rất tốt việc gây bất ngờ cho Văn Quảng rồi..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.