Chó Hoang Và Xương

Chương 1: 1: Mười Phút Mở Khóa





Lời tác giả: 
Gỡ lôi trước: 
1.

Nam nữ chính là anh em trên danh nghĩa, lúc nhỏ đi theo bố/mẹ của từng người, họ sống cùng nhau.

Một thời gian ngắn sau đó gia đình lại tan đàn xẻ nghé.

Nam nữ chính gặp lại nhau sau lần chia tay, nam nữ chính không có bất cứ quan hệ huyết thống về mặt pháp luật nào. 
2.

Nam nữ chính từng có người khác trong khoảng thời gian xa nhau và đương nhiên cũng từng xảy ra quan hệ với người đó, nam nữ chính người đều không phải thiện nam tín nữ, đều có mặt tối và những điểm gây sốc với độc giả, hãy cần thận khi nhảy hố. 

Đằng Thành. 
Vẫn nóng nực, ẩm ướt, và rợp bóng râm như trong ký ức.

Bầu không khí oi bức ngộp thở, trộn lẫn cùng vị chua đặc trưng của ngày hè và mùi trong lành đăng đắng của cây cối sum suê. 
Vẫn là cánh cửa sắt cũ kỹ, vẫn là ổ khóa tay gạt đổi năm đó. 
Miêu Tĩnh gõ cửa nửa buổi trời, mắt nhìn tờ giấy quảng cáo dán trên tường – Mở khóa mười phút.  
Người thợ già lấy một trăm tiền phí, dây kẽm cắm vào lỗ khóa vặn xoắn mấy cái, cửa sắt bật mở, kêu “cạch” một tiếng. 
“Có cần xem căn cước công dân không ạ?” 
“Cô bảo nhà cô mà, không cần đâu.” 
Cô vác theo hai chiếc vali to đùng, nằm mở mắt thao láo một đêm trên tàu, dưới mắt lờ mờ có quầng xanh nhạt, trên người còn tản ra mùi chua mì gói chua chua, nghe chất giọng không giống người địa phương lắm.

Ông thợ mở khóa ngó nghía khuôn mặt xinh đẹp của cô, rồi lại thoáng nhìn cách bày biện đơn sơ trong nhà, sau đó thu dọn dụng cụ rời đi. 
Tòa nhà cũ từ những năm chín mươi, tường ngoài và hành lang phủ đầy mạng nhện và bụi đen.

Chỗ cầu thang chất đủ thứ đồ dùng gia đình linh tinh.

Đường ống nước bục nứt, nước cống lênh láng dưới đất, bẩn thỉu, ngột ngạt, rác thải dồn đống.

Khu tập thể cũ này đổ nát lộn xộn, người sống được ở đây chắc chắn không phải người có tiền. 
Miêu Tĩnh đẩy vali vào nhà.

Căn nhà gồm hai buồng ngủ và một phòng khách, rộng hơn tám mươi mét vuông, bố cục trang trí vẫn vậy.

Chỉ là có thay mấy món vật dụng, trông không sạch sẽ, song cũng không quá bẩn.

Phòng bếp và tủ lạnh nom chẳng thấy dấu vết người ở.

Nhưng gạt tàn trên bàn lại đắp đầy tàn thuốc, trong cái lon bia bị bóp bẹp dí ở bàn trà còn thừa non nửa. 
Cô quan sát gian nhà, cuối cùng đi về căn buồng phía bên phải, lỗ khóa gỉ sét, không vặn nổi, mất rất nhiều sức lực mới đẩy vào được.

Cửa mở, lớp tro bụi nằm im lìm bỗng bị luồng khí đánh thức, bụi dày đến độ ho sặc sụa, không còn nhìn ra màu của bức rèm cửa sổ đã bung mất một bên nữa.


Cửa sổ le lói tia sáng mịt mờ, tấm giường gỗ cũ bị tháo dỡ chỉ còn mỗi khung.

Căn buồng la liệt đồ dùng đã cũ, ngay cả chỗ đặt chân cũng chả có. 
Tiếp tục mở cánh cửa buồng bên trái, rèm nửa khép, ánh sáng trong buồng dịu nhẹ.

Buồng kê một giường ngủ hãng Simmons nửa cũ nửa mới, một tủ áo đơn và một bàn học bày bừa đồ lặt vặt, cạnh bàn là cái bật lửa bằng nhựa, chiếc đồng hồ đeo tay dây sắt cũng nửa cũ nửa mới.

Trên giường có gối đầu, trên gối đắp tấm áo may ô trắng và quần thể thao màu xám của đàn ông. 
Cô ra khỏi đó, ngồi ở phòng khách ăn chút bánh quy, rửa mặt qua loa, rồi vào phòng ngủ bù một giấc. 
Gối đầu nồng nặc mùi thuốc lá kém chất lượng, mùi mồ hôi, mùi da thịt cơ thể đàn ông hỗn tạp, tựa loại rượu đậm lên men, bốc hơi cay độc khiến kẻ khác choáng ngợp. 
Đổi tư thế, quay đầu, cặp mắt lạnh sáng rỡ bỗng nhìn chằm chằm bên gối.

Một sợi tóc vương trên ga giường, rất dài, khúc ngắn ở chân tóc có màu đen, ở giữa màu đỏ rượu, đuôi tóc vàng xơ.

Của phụ nữ. 
Cô bình thản ngồi dậy xuống giường, mở tủ quần áo, thay sang bộ ga và áo gối sạch sẽ khác, xong xuôi thì ngả lưng nhắm mắt. 
Giấc này Miêu Tĩnh ngủ rất sâu, hai giờ chiều mới dậy. 
Hai chiếc vali nhét đầy ụ thiếu điều nổ tung, đó coi như là toàn bộ tài sản của cô, đặt dưới đất và cần phải sắp xếp lại.

Miêu Tĩnh không biết nên bắt đầu từ bước nào.

Cô đờ đẫn hồi lâu, đi loanh quanh vài vòng trong bếp, toilet, phòng khách, buồng ngủ, mở điện thoại lên app đặt hàng, mua rèm cửa sổ, đệm, gối chăn, điều hòa, quạt điện, một số vật dụng nhỏ lẻ. 
Cô lại ra siêu thị một chuyến, lúc về tay xách chiếc túi mua sắm đầy ắp đồ.

Đồ quét tước vệ sinh thì có cây lau nhà, khăn lau, nước tẩy rửa, rồi là dầu gội, sữa tắm, giấy vệ sinh, băng vệ sinh. 
Đầu con hẻm nhỏ có mấy ông bà cụ ngồi tán chuyện.

Trông thấy cô mang đồ về, con mắt mờ đục đảo qua đảo lại trên người cô. 
Miêu Tĩnh nhận ra một người trong đó, bèn gọi một tiếng “bà Trương”. 
“Cô… cô là… nhà họ Trần ở tầng hai…” 
“Miêu Tĩnh, em gái của Trần Dị ngày xưa ạ.” 
Bà cụ Trương giật nảy: “Cô, sao cô lại về đây?” 
“Vâng.” Miêu Tĩnh buông túi đồ trong tay, “Trần Dị vắng nhà, mấy năm nay anh ấy khỏe chứ ạ?” 
Nhắc tới Trần Dị thì có hàng tá chuyện để nói.

Bao năm qua anh vẫn thế, sớm muộn gì cũng có ngày vào đồn ăn cơm tù.

Nhưng sống trong những lời bàn tán dị nghị của hàng xóm láng giềng, anh lại an ổn cho đến tận hôm nay. 
“Như cũ thôi, lớn bằng từng ấy rồi mà vẫn chưa cưới xin gì, lăn lộn với cái lũ ăn bơ làm biếng…” 
Miêu Tĩnh biết sáu năm nay Trần Dị chẳng làm nên trò trống gì.

Anh có đi nơi khác hai năm, sau quay về hùn vốn với bạn bè làm kinh doanh, đám bạn toàn những tên vô dụng, anh cũng không tìm được nổi một người phụ nữ tử tế.

Dạo này anh đang là ông chủ của một quán bida ở gần đây, nhưng hình như anh không ra khỏi đó, đã nửa tháng trời không về nhà. 

Cô vốn dĩ chẳng trông cậy vào tương lai của anh.

Một tên côn đồ tốt nghiệp trường nghề, có thói bắt chẹt tiền người khác, đánh nhau gây chuyện, không bị tống bỏ tù, làm một người bình thường, đã gọi là có tương lai rồi. 
Chuyện về Trần Dị nói hoài không hết.

Mà chuyện về Miêu Tĩnh cũng vô vàn.

Không đợi bà Trương chuyển hướng đề tài sang mình, Miêu Tĩnh đã bảo có việc bận rồi xách đống đồ lên tầng. 
Cô dọn dẹp nhà cửa, bắt đầu từ phòng bếp và toilet trước.

Vứt đồ nên vứt, mua đồ nên mua.

Đói bụng thì ăn mì gói bánh quy, mệt thì đánh một giấc trên cái giường hãng Simmons ấy.

Lúc số đồ đạc đặt trên mạng được giao tới, cô lại thu dọn buồng ngủ, lau rửa mọi ngóc ngách, lắp ráp đồ dùng, giặt ga giường và quần áo. 
Cô tìm thấy rất nhiều thứ trong tủ bát đầy tro bụi mạng nhện, bao gồm quần áo và vài món vật dụng vặt vãnh của cô, một chồng lớn bài thi hồi cấp 3 và sách giáo khoa, tất cả được nhét trong bao tải to.

Miêu Tĩnh sắp xếp thật lâu, bỏ hết mấy thứ này vào hộp đựng đồ, đóng kín, cho xuống gầm giường.

Cô bày từng món trong vali ra, căn buồng này nhiều ít gì cũng phải dọn lại. 
Tiện thể Miêu Tĩnh tổng vệ sinh buồng ngủ của Trần Dị luôn.

Bụi tích tụ trên nóc tủ, tấm rèm mấy năm không giặt.

Cô đem áo quần đệm chăn đi giặt rồi phơi nắng, kế đó lau cửa sổ, quét đầu lọc thuốc lá đã khô xác trong gầm giường ra.

Dây buộc tóc sặc sỡ của phụ nữ, một gói bao cao su chưa xé, cô biến toàn bộ thành rác xử lý sạch. 
Bận rộn suốt một tuần lễ, cô ở nhà mệt đến độ eo nhức lưng đau.

Hàng xóm chung quanh nghe thấy động tĩnh trên tầng hai thì đều biết có một người đã trở về nhà họ Trần.

Có hàng xóm mới chuyển tới mấy năm nên không biết Miêu Tĩnh, nom cô độ hai tư, hai lăm tuổi, mặt mũi xinh xắn thoát tục, tính cách lãnh đạm, khác một trời một vực so với Trần Dị.

Có hàng xóm cũ biết chuyện, bèn ngồi buôn chuyện nhà họ Trần, buôn mãi chẳng xong. 

Trần Dị theo xe đi tới Vân Nam, ban đầu là một người bạn ở biên giới Vân Nam vô tình tiết lộ một vụ làm ăn.

Trần Dị nắm bắt cơ hội, kiếm lô hàng nhỏ như bật lửa đèn pin, sau đó thuê tài xế vận chuyển hàng đến vùng Tam Giác Vàng, rồi lại vận chuyển Zest Marula, Mangguo* về Đằng Thành.

Chuyến ngược xuôi này, trừ các loại chi tiêu phí tổn, cũng kiếm được mấy vạn tiền vất vả.

Hai tháng hè quán bida vắng khách, nên đó coi như là tiền trợ cấp. 
*Hãng thuốc lá của Trung Quốc.

Vì chuyến đi gấp gáp, việc đi lại ăn ngủ đều ở trên xe hàng.

Trời nóng, cả người toàn mùi chua nồng khó ngửi.

Hôm nay Trần Dị về Đằng Thành, giải quyết xong mọi việc, anh định về nhà tắm rửa đi ngủ trước, buổi tối sẽ hẹn bạn uống rượu. 
Anh không có hành lý gì, lúc đi chỉ có mỗi cái túi vải xách tay, khi về cũng vẫn là chiếc túi ấy.  Trong túi nhét đầy quần áo thể thao, hai gói thuốc lá, kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, sạc điện thoại.

Khí hậu Đằng Thành nồm ẩm, Trần Dị cởi tấm áo phông chua lòm ra, vắt ở đầu vai, ngậm điếu thuốc lá bước trên đường. 
Hình ảnh chướng tai gai mắt, song không khỏi khiến người ta phải xuýt xoa.

Đó là vẻ điển trai và khí chất kiêu ngạo toát lên từ người đàn ông trẻ tuổi.

Làn da màu lúa mì, cổ đeo sợi dây đen có mặt dây chuyền bằng ngọc, vai thẳng lưng rộng.

Cơ bắp rắn rỏi múi nào ra múi nấy, những vết sẹo nông đã cũ nằm lác đác, cơ ngực không ngồn ngộn lên nhưng lại trơn nhẵn gọn gàng.

Trượt xuống dưới là cơ bụng bằng phẳng, vòng eo thắt lại.

Quần dài màu đen bao bọc đôi chân dài thẳng tắp, bắp đùi săn chắc nở căng. 
Hướng lên phía trên là gương mặt chàng thanh niên hai lăm, hai sáu tuổi.

Tóc húi cua thoải mái, đường nét ngũ quan sắc như lưỡi dao, mũi cao thẳng, màu môi hơi sẫm đầy gợi cảm.

Chỉ là có chút dữ tợn, ấn đường có vết sẹo cắt qua hàng mày bên trái, một vẻ đẹp “rất ác”.

Đặc biệt là cặp mắt, hoang dã ngỗ ngược, sáng ngời bướng bỉnh, đuôi mắt cụp xuống hờ hững, trông thì uể oải lười biếng, nhưng phải cảnh giác vì anh sẽ cắn lại bất cứ lúc nào.
Anh nhả khói thuốc, lặng im đi lên tầng.

Mùi canh gà thoang thoảng từ hành lang, chẳng biết là nhà ai nấu.

Anh móc chìa khóa ra mở cửa, trước mắt lập tức bừng sáng.

Phòng ốc sáng sủa sạch sẽ, dường như không phải nhà anh, tuy nhiên đồ đạc lại quen mắt.

Một chiếc kệ giày bằng gỗ kê ở cửa, trên kệ là xăng-đan và cao gót nữ, tầng dưới là giày thể thao và dép lê của anh, được giặt sạch sẽ, xếp ngay ngắn trật tự. 
Mùi canh gà… bay ra từ bếp, còn loáng thoáng trông thấy góc váy và bóng lưng. 
Sàn nhà sạch bong sáng bóng, anh quẳng túi đồ xuống đất, ngón tay kẹp điếu thuốc, khóe miệng hiện nét cười ngả ngớn: “Sao nói buổi tối sang đây ngủ, muốn tạo bất ngờ à? Tự dưng đảm đang thế?” 
Người con gái trong bếp chậm rãi khuấy nồi canh gà, nghe động tĩnh thì quay đầu, đối mặt với người đàn ông. 
Hiền hòa, chín chắn, không hề hung ác. 
Anh sửng sốt, đồng tử co chặt, đánh rơi điếu thuốc trong tay, một tiếng “fuck” bật khỏi miệng.

Anh cau hàng mày rậm, mắt sáng rỡ nhìn cô chòng chọc, như đang bóp nát quả cam hay một thứ quả nào đó, để dòng nước chảy dài qua những kẽ ngón tay. 
Miêu Tĩnh lên tiếng trước: “Về rồi à?” 
“Có muốn uống canh gà không? Em múc một bát cho anh.” 
Trần Dị rặn mấy chữ: “Cô… mẹ kiếp, sao cô ở đây?” 
“Vì sao em không thể ở đây?” Miêu Tĩnh cụp mắt, chầm chậm múc bát canh gà, tiếng nói nhẹ tênh, “Em không được về ư?”.

========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.

Ta Ở Đại Lục Làm Phò Mã
2.


Bóng Trăng Phai Tàn Người Còn Đó Không
3.

Tiệc Ngày Xuân
4.

Tố Tâm
=====================================
“Cô về làm cái mẹ gì?” Anh mặc vào chiếc áo phông nhàu nhĩ, ngồi xuống nhặt tàn thuốc dưới đất nhét lại vào miệng, rít một hơi sâu, mày càng cau tít, nhìn quanh căn nhà giữa làn khói thuốc.

Ánh sáng ấm áp dịu dàng, cửa hai căn buồng ngủ nằm song song đều mở toang, thấy rõ được bài trí bên trong.

Quần áo phơi đầy ban công, sô pha cũ ngoài phòng khách trải tấm khăn nhạt màu, bàn trà xuất hiện lọ hoa tươi. 
Những ngày anh đi vắng, căn nhà này hoàn toàn thay đổi. 
“Mẹ nó… cô…” 
Miêu Tĩnh đã quen từ lâu: “Thiếu câu mẹ nó là anh không nói được nữa à?” 
Sắc mặt Trần Dị thoắt biến, nháy mắt đã trở nên lạnh lùng: “Cô vào bằng cách nào?” 
“Tìm người mở khóa.” Miêu Tĩnh đặt bát canh lên bàn, xoay người đi múc phần của mình, “Chìa khóa dự phòng cất trong ngăn kéo, em tìm thấy rồi.” 
“Em tìm được một công việc, chỗ làm ở khu khai phát, bên đó mới xây phân xưởng ô tô, em chuyển nơi công tác sang đây, hạ tuần sẽ đến công ty báo cáo.

Điều kiện ăn ở của công ty không tốt lắm, nên em ở nhà.” 
“Một sinh viên xuất sắc học đại học nổi tiếng như cô chạy tới thành phố khỉ ho cò gáy này đi làm? Đầu óc cô có vấn đề hay chập mạch đấy?” Anh có vẻ khó chịu, đá văng cái ghế đẩu trước mặt, đi được hai bước, chống nạnh, “Cô bị thần kinh à?” 
“Đầu năm nay ở đâu cũng có sinh viên, không dễ tìm việc.

Thành phố lớn đòi hỏi bằng cấp cao, kiếm chút tiền như thế, mỗi ngày tăng ca đến nửa đêm cũng chỉ đủ tiền thuê nhà và chi tiêu.

Bây giờ người về quê sinh sống làm việc cũng nhiều lắm.” 
“Đây là quê cô chắc? Cô thì liên quan gì? Quê cô ở tỉnh Z kia kìa, cách chỗ này hơn năm trăm cây số.” 
“Anh… em ở đây mười năm rồi mà? Khó khăn lắm mới tìm được việc, thậm chí về ở tạm một thời gian cũng không được ư?” 
“Tôi là anh cô à?” Anh cáu kỉnh ra mặt, ngồi cúi người trên ghế.

Từ góc độ của cô nhìn sang là tấm lưng phẳng rộng lớn, mái tóc đen nhánh dày dặn, Trần Dị nhíu mày, “Tôi là anh cô à?” 
“Không phải thì thôi.” Miêu Tĩnh ngồi cạnh bàn, từ tốn ăn canh: “Em sẽ gửi tiền thuê nhà cho anh trước.” 
“Anh đi đâu thế? Bao nhiêu ngày không về, người hôi muốn chết.” 
Anh xụ mặt, mặt lạnh lẽo dữ dằn, mặc kệ cô, đứng phắt dậy vào toilet tắm nước lạnh. 
Suốt sáu năm không sống cùng nhau, trong nhà bỗng dưng có thêm người, phiền phức bực bội là thật. 
Tắm rửa xong, vào buồng tìm đồ mình thay, Trần Dị lại không nhịn được đá tủ một phát: “Cô đụng vào quần áo của tôi à?” 
“Giặt vài món đồ bẩn, phơi lên cho anh rồi.” Miêu Tĩnh đứng ở cửa buồng anh, nhìn giọt nước trên tóc anh nhỏ xuống, “Áo phông bên trái, quần bên phải, vớ và quần lót em không đụng đến.” 
Anh nén giận, lục tung đống quần áo, nghe cô nói giọng nhàn nhạt: “Còn váy ngủ và đồ lót phụ nữ, em cất trong ngăn kéo.” 
Huyệt thái dương của Trần Dị nảy lên. 
“Bạn gái anh à?” 
“Ờ.” Anh trầm giọng đáp. 
“Tóc đỏ hả?” 
“Cô ấm đầu à?” Anh nghiến hàm, đập sầm cửa tủ, trợn mắt nhìn, “Miêu Tĩnh, cô bị ấm đầu à?!” 
Miêu Tĩnh mím môi, dép lê đi trên sàn tạo thành tiếng loẹt quẹt, đóng cửa buồng bên cạnh lại. 
Cô ngồi trước bàn học, mở laptop, đọc mail một lúc, lên mạng lướt web, cuối cùng ra khỏi buồng.

Trần Dị đã đi, trên bàn có bát canh gà đã nguội ngắt. 
(còn tiếp).


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.