Đến trạm dừng phía bắc Giang Châu, Lý Mạn ngồi xe buýt quay về thôn Thanh Vụ, rồi ở đó bắt xe về đến nhà.
Đã gần đến hoàng hôn, bầu trời bắt đầu thay đổi màu sắc.
Hoàng Mỹ Phượng đang ở trong sân lặt rau, thấy Lý Mạn liền phủi tay đứng dậy đón con gái.
"Chỉ vác mỗi một cái túi về?"
"Vâng, không mang nhiều đồ, quần áo ở nhà cũng có mà."
Hoàng Mỹ Phượng gật đầu, "Nhà có, gì cũng có. Đói bụng chưa? Trong tủ lạnh có sữa chua."
Lý Mạn đặt túi ba lô vào phòng, sau đó kéo ghế bóc đậu với Hoàng Mỹ Phượng.
Bắt đầu từ thời trung học Lý Mạn chỉ có cuối mùa nghỉ động hoặc nghỉ hè mới có thể về nhà, bây giờ lại đi vùng khác, số lần hai mẹ con gặp nhau trong một năm chỉ đếm được trên đầu ngón tay, may mà Lý Mạn độc lập từ nhỏ, hàng xóm xung quanh đều nói Hoàng Mỹ Phượng có phúc, không cần bận tâm về con gái, ngay cả việc thi đại học, người ta bận rộn cả một năm, Lý Mạn cũng vượt qua được.
Hoàng Mỹ Phượng nói: "Chỗ này không tìm được công việc tốt à? Quay về gần nhà một chút."
Lý Mạn: "Bên kia rất ổn."
Hoàng Mỹ Phượng: "Con muốn sau này sống ở Đồng Thành? Mẹ chuyển khoản cho con mua nhà, nếu sau này con thật sự muốn ở Đồng Thành, thì cứ ở Đồng Thành, giá nhà bên ấy thế nào?"
Tay Lý Mạn ngừng lại, ngẩng đầu nhìn Hoàng Mỹ Phượng, "Mua nhà?"
Trước đây cô chưa từng đề cập về vấn đề này với bà.
Hoàng Mỹ Phượng nói sâu xa: "Tuy rằng bây giờ đều nói kết hôn là do đàn ông mua nhà, nhưng bản thân mình ở trong thành phố mua được một căn nhà mới là tốt nhất, người khác đi làm việc còn cân nhắc việc thuê nhà, tự bản thân tiết kiệm tiền của mà mua."
Lý Mạn bỗng nhiên nghĩ thông suốt rất nhiều chuyện.
Vài năm nay Hoàng Mỹ Phượng thức khuya dậy sớm nghe ngóng, mười phương tám hướng có chút chuyện làm ăn gì thì bà là người đầu tiên đến, mua thay phiên mua bán không ai địch nổi bà.
Một ngôi nhà, ít nhất phải năm vạn. Một người phụ nữ dựa vào việc bán đậu nành và hải sản, cần tích góp bao nhiêu mới có thể đến được số tiền này, huống hồ năm ngoái bà còn sinh một trận bệnh nặng.
Hoàng Mỹ Phượng nhìn ánh mắt lo lắng của Lý Mạn mà bật cười, "Mẹ gom góp cũng chỉ hơn bốn mươi vạn, không mua nổi căn nhà lớn, đến lúc ấy sẽ vay thêm ngân hàng một khoản."
"Không cần, công việc sau này con sẽ tự lo cho bản thân. Mẹ nghỉ ngơi cho khỏe."
"Không sao, bây giờ gom góp là có thể mua được nhà, không mua nổi nhà ở khu vực tốt thì chọn một chỗ mua đất trước."
Lý Mạn nhạy bén nhận ra, "Mẹ, ông ấy cho mẹ tiền?"
Hoàng Mỹ Phượng hơi sửng sốt, nhưng không chối cãi, nói: "Khoảng thời gian trước ông ấy gửi năm mươi ngàn tệ."
Lý Mạn: "Ông ta chỉ làm ăn, sao có thể có được năm mươi ngàn tệ?"
Hoàng Mỹ Phượng biết tính tình bướng bỉnh của Lý Mạn, nói: "Cuộc đời này có ai từ chối tiền đâu chứ?"
Lý Mạn nói: "Chỉ có năm mươi ngàn tệ thì có là gì."
Hoàng Mỹ Phượng cầm tay cô, vỗ một cái, "Không phải như thế."
Lý Mạn: "Mẹ không cần liều mạng để kiếm tiền như thế, ông ta có tiền. Mẹ muốn thì cứ hỏi ông ta, kiểu gì ông ấy cũng đưa."
Bà không tranh cãi lại giọng điệu này, thực tế thuộc về thực tế, bất khuất thuộc về bất khuất.
Hoàng Mỹ Phượng thở dài, bản thân bà hiểu rõ con gái, mạnh mẽ như trâu, ngang bướng cứng đầu, biết rằng đi vào ngõ cụt, nếu không phải đụng đầu, bể đầu chảy máu, vẫn cứ muốn đi.
Ăn cơm tối xong cuôi hai mẹ con đi lên lầu nghỉ ngơi từ sớm, Hoàng Mỹ Phượng gần đây mệt mỏi chỉ cần nhắm mắt là có thể ngủ ngay, Lý Mạn thì ngược lại, cho dù ngồi xe cả đường dài nhưng vẫn khó ngủ.
Phòng của Hoàng Mỹ Phượng ở phía Tây, phòng của Lý Mạn ở phía Đông, cô đi đến ban công nhìn ra ngoài hướng Đông, bức tường bằng phẳng phía trước bao nhiêu năm vẫn như cũ, chỉ có điều bên cạnh đã dựng thêm một căn nhà lầu.
Đó là căn nhà năm ngoái Bùi Giang mới xây cho con gái, nhưng Bùi Giang vẫn ở căn nhà cũ bình dị đó.
Lý Mạn dựa vào tường, mặt tường ngăn cản bão tố.
Cô kéo cửa sổ ra, lấy thuốc lá và bật lửa từ trên cái bàn gần cửa sổ.
Đưa lưng lại với gió, một tay bật lửa một tay cản gió, nhấn hai cái đốt được điếu thuốc, đốm lửa nhỏ bay phất phơ trong gió.
Chỉ một gói thuốc nhưng cô hút rất lâu, Hoàng Mỹ Phượng không biết cô hút thuốc, năm ngoái về nhà cô rất ít hút thuốc.
Cơn gió mang không khí ẩm ướt từ cơn mưa, thổi tan tất cả mùi thuốc lá, cũng nhờ thế mà đêm nay chẳng phải kiềm nén gì.
Chân Lý Mạn chống trên tường, cánh tay vòng trước bụng, tay trái kẹp thuốc lá trụ trên tay phải, cô hơi ngẩng đầu, liếc mắt nhìn về phía căn nhà bình dị ấy.
Sau căn nhà có một con sông, trên bờ sông là một đống đất, xung quang trồng vài cây dương, còn cả cỏ mạc quanh cây dương.
Khi còn bé, cô luôn cảm thấy đó là một gò múi, khi ấy nơi đó còn có một mảnh rừng trúc nhỏ, cho nên cô càng cảm thấy đó là một dãy núi.
Khi còn bé, cô từng chạy vào trong rừng trúc khóc một mình.
Khi ấy vẫn không biết rằng, tại sao bố không thể trung thành với mẹ, tại sao đàn ông lại cảm thấy hứng thú với người phụ nữ khác.
Cho dù không hiểu hôn nhân là gì, nhưng đối với cô mà nói ít nhất là sự trung thành, chỉ có một mình đối phương.
Có một lần, cô lén lục lọi điện thoại di động của Lý Kiến Trung, tìm được số điện thoại của người phụ nữ kia, gọi đi, chồng người phụ nữ ấy nhận, cô giống như con sư tử nổi điên dùng hết khả năng cảnh cáo, hận không thể cắn tất cả mọi người đến mức máu tuôn giàn giụa.
Lý Mạn lại nghĩ đến gương mặt của Lý Kiến Trung vài năm trước khi yêu cầu ly hôn, tàn thuốc trong tay cô run lên, cô giữ thuốc là rít một hơi thật sâu, sau đó ném nửa điếu thuốc đi, dập tắt.
Hai tay cô ôm lấy mặt, hít vào một hơi sâu.
Kéo cô quay về là điện thoại của Bùi Nghiệp Khôn, Lý Mạn sợ quấy rầy đến giấc ngủ của Hoàng Mỹ Phượng, cô cầm điện thoại đi xuống lầu nhận.
Bùi Nghiệp Khôn: "Không phải bảo em về đến nhà gọi cho tôi sao? Nghe xong vứt đi à?"
Lý Mạn: "Quên mất."
Bùi Nghiệp Khôn: "Hút thuốc à?"
"Không có."
"Nói thật đi."
Lý Mạn: "Phiền lòng, hút một điếu."
"Biết ngay em sẽ thế mà."
Lý Mạn đi đến tủ lạnh lấy nước, "Sau này không hút nữa."
Giọng Bùi Nghiệp Khôn lười biếng. "Nếu hút nữa thì thế nào?"
Lý Mạn: "Anh nói thế nào?"
Anh cười một tiếng, nói: "Muốn nghe tôi nói à?"
"Ừm."
Bùi Nghiệp Khôn: "Nếu hút nữa thì..."
Đột nhiên, bên ngoài có người gọi lớn, dường như là giọng của Bùi Giang, đang gọi hàng xóm láng giềng.
Lý Mạn đi ra ngoài xem, trong ngoài căn nhà bình dị đều sáng đèn, tầng một tầng hai căn nhà mới xây cũng sáng hết đèn lên.
Bùi Giang chạy đến nhà Dương Xương kế bên, gọi: "Dương Xương, bố tôi đi rồi, Dương Xương!"
Lý Mạn thẫn thờ, có phần không kịp phản ứng.
Tổ chức tang lễ ở đây có một tập tục, người thân của người qua đời sẽ tìm hàng xóm giúp đỡ, người trong nhà căn bản không còn hơi sức tâm trí để hoàn tất.
Khi bà nội Lý Mạn ra đi cô nhớ rất rõ ràng, là Bùi Giang và Lý Kiến Trung đưa thi thể của bà đến đại sảnh.
Lý Mạn nghe thấy tiếng hít thở nặng nề đều đều của Bùi Nghiệp Khôn.
Cô nói: "Quay về đi."
Cúp điện thoại, Lý Mạn đi sang đó, vợ của Dương Xương và một thím nhà kế bên dựng giường ở đại sảnh, Dương Xương và Bùi Giang đưa người qua.
Ông nội gầy trơ xương như khúc củi, căn bệnh này kéo dài hơn nửa năm, cuối cùng không thể chống cự nổi.
Bùi Giang lau nước mắt, quỳ xuống mép giường khóc lóc: "Nghiệp Không không kịp gặp mặt bố một lần cuối."
Hôm nay ông mới gọi điện cho Bùi Nghiệp Khôn, anh nói hai ba ngày nữa sẽ quay về, không ngờ rằng đến hôm nay ông cụ không chịu nổi nữa.
Bảy tám gia đình xung quanh đều sáng đèn, có người chuẩn bị thức ăn ngày mai, có người chuẩn bị bàn ghế dùng cho ngày mai, có người gọi điện cho người thân của Bùi Giang.
Gió thổi đến từng cơn, đời người huyên náo nhưng lại có mọi âm thanh.
Đàn ông làm việc, các cô gái ngồi bên ngoài, bảy mồm tám miệng gì cũng có.
Lý Mạn ngồi chung với Hoàng Mỹ Phượng, Hoàng Mỹ Phượng nói: "Nếu có một ngày mẹ đột ngột đi như thế, con phải sống cho tốt."
Hoàng Mỹ Phượng giống ông nội, đều bị ung thư phổi, một người là thời kỳ đầu, một người là thời kỳ cuối.
Lý Mạn: "Mẹ uống thuốc đúng giờ, nghỉ ngơi nhiều thì chẳng việc gì đâu."
Hoàng Mỹ Phượng nghẹn ngào; "Con ấy, chớp mắt một cái đã xem như không có gì như thế. Con không biết, những ngày qua ông cụ cứ lẩm bẩm muốn gặp Nghiệp Khôn, nhưng cuối cùng vẫn không gặp được. Không biết thằng bé kia làm gì mà không về được."
Đây là một chuyện mà trừ Lý Mạn ra thì không ai biết được.
Ông nội vẫn luôn yêu thương Bùi Nghiệp Khôn, bởi vì từ bé anh đã không có duyên với mẹ, ông nội rất yêu thương anh, huống hồ còn ngăn cản người ta hôn.
Trên dưới Bùi gia, từ bé Bùi Nghiệp Khôn chỉ hôn mỗi ông nội.
Lý Mạn không nhớ rõ đó là bao nhiêu tuổi, dường như từ khi cô đi nhà trẻ, khi ấy Bùi Nghiệp Khôn cũng chỉ chừng mười tuổi, tiền của bà nội Lý Mạn không thấy đâu, bà liền chạy đến Bùi gia mắng xối xả, nói rằng Bùi Nghiệp Khôn trộm.
Trước đó anh từng ăn trộm tiền một lần, bị người ta phát hiện, từ đó về sau anh bị dán cái mác ăn trộm trên người.
Anh nói với Lý Mạn rằng anh trộm tiền vì muốn mua ít vàng mã đốt cho mẹ anh, ngày giỗ của mẹ anh Bùi gia không ai làm lễ nhớ. Anh nói trước giờ anh không biết, nhưng từ bây giờ biết chuyện giỗ mã này anh đã muốn làm chút gì đó.
Ông nội vừa tức vừa giận, ông và Bùi Giang cùng treo anh trên cây cột giữa nhà, tức giận phừng phừng đánh anh, đánh một cái là nhớ một cái.
Lý Mạn đứng bên cạnh bà nội, cô nhìn anh.
Anh hét: "Không phải cháu trộm! Không phải cháu!"
Không ai tin anh.
Ông nội thấy anh có chết cũng không nhận mới vút cây roi ra.
Bà nội Lý Mạn không ngừng lải nhải.
Lý Mạn nhìn anh cắn chặt môi, không chịu nhả ra, cho dù bị đánh đến mức quần áo hỏng hết cũng chẳng cầu xin tha thứ.
Đôi mắt ấy, đến bây giờ Lý Mạn vẫn không quên được, lúc ấy ánh mắt anh nhìn người dường như muốn ăn tươi nuốt sống người ta.
Rồi sau đó, bà nội Lý Mạn nói đến chuyện này một cách hời hợt rằng tìm được tiền trên tủ ghép, không bị mất.
Bởi vì chuyện này mà giữa Bùi Nghiệp Khôn và ông nội nảy sinh hiềm khích, trời sinh tính khí anh cao ngạo, lòng tự ái càng cao, nín nhịn từ đó đến giờ. Sau khi tốt nghiệp trung học anh rất ít khi quay về, Lý Mạn biết, anh cực kỳ ghét nơi này.
Sau đó anh chạy ra ngoài, Lý Mạn tìm rất lâu, thấy anh trốn trong vườn khóc.
Đây là lần đầu tiên cô thấy anh khóc, cũng là lần duy nhất.
Khi còn bé cô không hiểu chuyện, sau đó mới hiểu ra, một người có lòng tự ái cao như thế mà rơi nước mắt, hẳn là bị tổn thương rất sâu sắc.
Lý Mạn nói với anh, "Em tin anh."
Bùi Nghiệp Khôn giận đến đỏ cả mắt, hét: "Cút!"
Lý Mạn: "Anh Nghiệp Khôn, em tin anh."
Anh đi thẳng về phía trước không thèm quay đầu lại, cô vẫn đi sau lưng anh, mặt trời ngã về phía tây, hai bóng dáng lững thững chồng lên nhau, in trên mặt đất, in hằn giữa thế gian này.