Tác giả: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter
Khi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi đã đưa ra hướng đi tương lai của tôi là đi học, tốt nghiệp ra trường, tìm một việc làm và trở thành một người làm thuê trung thành, cố hết sức để thăng tiến dần trong công ty và làm ở đó khi tới nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu tôi sẽ nhận được chiếc đồng hồ vàng và chơi golf trong một hội những người nghỉ hưu nào đấy, và thường lái xe ra về trogn ánh hoàng hôn.
“GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY!”
Ý tưởng có một công việc làm trọn đời là ý tưởng của thời đại công nghiệp. Từ năm 1989, khi bức tường Berlin sụp đổ và WWW xuất hiện và phổ biến khắp nơi trên thế giới cùng luật lệ thuê mướn đã thay đổi. Theo đó, luật “gừng càng già càng cay” (đối với việc kinh doanh) – đúng với thời đại công nghiệp; nay trong thơì đại thông tin, điều đó đã đảo lộn.
Chính vì vậy mà nhu cầu về phương pháp để thành công trong học tập của đứa trẻ ra đời, nhằm giúp nó thay đổi những gì đang diễn ra. Phương pháp để thành công trong học tập phải được thực hiện tốt và phát triển cùng nhịp với những thay đổi của phương pháp để thành công trong nghề nghiệp của đứa trẻ. Nói cách khác, rất nhiều khả năng con cái bạn sẽ lạc hậu khi bước vào tuổi 30; và chúng cần phải học một phương pháp mới để thành công trong công việc, hầu đáp ứng thay đổi thị trường lao động. Hay, nếu con bạn nghĩ về một nghề nghiệp suốt đời, không chụi học hỏi và chuẩn bị tốt cho những thay đổi nhanh chóng thì cứ mỗi năm trôi qua con bạn sẽ càng có nguy cơ bị rớt lại sau.
ĐIỂM SỐ CAO KHÔNG CÓ Ý NGHĨA NHIỀU LẮM
Tương lai không thuộc về đứa trẻ ra trường với điểm số cao, mà rơi vào bàn tay của trẻ có phương pháp học tập tốt nhất và những ý tưởng thiên về khoa học mới nhất. Quan trọng hơn là việc học như thế nào để có điềm cao, đứa trẻ cần học cách học; học cách thay đổi; và học cách thích nghi nhanh hơn. Tại sao vậy? Đó là vì rất nhiều trong số những kỹ năng các ông chủ và các doanh nghiệp cần nhân viên có để trả lương cao cho họ trong tương lai lại thường không được học ở trường ngày nay. Hãy cứ nhìn vào bầu không khí kinh doanh ngày nay, người được đòi hỏi nhiều nhất là người am hiểu về mạng Web - một lĩnh vực không được dạy tại trường. Người ít được đòi hỏi hơn là những người thuộc về thế hệ của tôi, người muôố có lương cao nhưng lại nằm ngoài rìa thời đại Công nghệ thông tin.
SỰ KHAN HIẾM NHÂN CÔNG
Nói về những người trở lên thừa thãi trong tình hình khan hiếm nhân công thì quả là lạ. Những người bạn vô tư của tôi nói rằng: “Ừm, ngộ nhỡ tôi già đi và có hạn chế về kỹ năng vi tính thì sao? Có rất nhiều công việc mà, và tôi có thể ra giá bất cứ đâu tôi muốn làm.”
Sở dĩ có sự khan hiếm nhân công đơn giản là vì nền kinh tế chúng ta đang bùng nổ. Hàng tỉ đôla đổ vào công ty có nguy cơ sẽ không còn hoạt động kinh doanh trong vòng vài năm nữa. Khi nhiều công ty èo uột về kỹ thuật bắt đầu ngưng hoạt động vì hết tiền, thì thị trường sẽ một lần nữa lại bị ngập lụt bởi vô số công nhân. Và khi những công ty đóng cửa thì kéo những ngành kinh doanh khác đóng cửa theo.
BAO NHÊU TUỔI THÌ QUÁ GIÀ.
Trong chuyến đi Autralia gần đây, bạn tôi, Kelly Richie trao cho tôi một bản foto tờ West Autralia, một tờ bào địa phương. “Anh đọc đi,” Kelly bảo, “Bài bào này tóm tắt điều mà bao năm rồi anh cố nói với mọi người để biết xem ‘bao nhiêu tuổi là quá già’. Nó xác định tuổi hiện tại của mỗi người gắn với nghề nghiệp của họ.” Trang báo số ngày 08-4-2000 chạy tít lớn BẠN ĐANG VƯỢT QUA NÓ? Bài báo còn kèm theo những tấm hình chụp một người thiết kế đồ hoạ trẻ, một vận động viên thể dục dụng cụ, một luật sư và một người mẫu thời trang. Dưới hình của từng người đều có câu chú thích bằng chữ in hoa, đậm như sau:
1. Nhà thiết kế đồ hoạ: sử dụng trong vòng 30 năm.
2. Vận động viên thể dục dụng cụ: sử dụng trong vòng 14 năm.
3. Luật sư: sử dụng trong vong 35 năm.
4. Người mẫu: sử dụng trong vòng 25 năm.
Nói rõ hơn, trong những ngành nghề kể trên khi bạn ngấp nghé tới những tuổi đó tức là bạn đã quá già rồi. Bài báo mở đầu bằng câu chuyện về một người mẫu khôgn còn là siêu mẫu làm ra 2000 đola một tuần nữa. Ở tuổi 28 cô thất nghiệp. Bài báo giải thích kỹ hơn:
Nhiều nghề có gắn những sợi dây báo động nghề nghiệp căng mặt đất - ở những cột mốc 20,25,30 hay 40. Cho dù những sợi dây này được căng ở đâu thì cũng phải cách tuổi nghỉ hưu rất xa. Điều đó có thể là do cơ thể: nhan sắc của người mẫu tàn tạ, những vòng đo không còn chuẩn xác như trước nữa. Có thể là do trí nữa nhà toán học ngày càng hay tính toán sai; những nhà quảng cáo đại tài không còn ý tưởng đáng đồng tiền bát gạo nữa. Có thể liên quan đến sức chụi đựng: những chủ ngân hàng cà những luật sư kiệt quệ, ly dị, kiệt sức (hay cả ba) vào lúc 40 tuổi. Điều đó không có nghĩa là bạn không bao giờ làm việc nữa, nhưng cơ hội để tiến đến đỉnh cao đã trôi qua. Bạn sẽ là một kẻ về đích sau.
Bài báo tiếp:
Cài thời mà bạn khởi nghiệp lúc 20 tuổi, làm việc cần mẫn trong nhiều năm và từ từ nhích lên địa vị cao hơn cho đến khi đáp đến gần 55 hay 60 đã qua lâu rồi. Sự thật ngày nay là nếu bạn không làm được điều đó trước 40 tuổi thì bạn sẽ không bao giờ làm được nữa. Và trong một số ngành nghề, bạn sẽ biết được lúc 20 hay 25 tuổi mình có cần bắt đầu nghĩ đến khởi nghiệp trong bụi rậm bằng ngành kinh doanh máy xén cỏ hay không. Các thành phồ lớn đầy những nhà thiết kế già đang vẽ vời vớ vẩn, đang nhào nặn vài cái bình gốm, hay thậm chí đang điều hành một tiệm bánh ở địa phương.
Bà Di rachiger – giám đốc phụ trách việc làm của Đại học Melbourne – nói rằng khuynh hướng sự nghiệp ngày nay – lên đến đỉnh điểm ở 40 và bắt đầu tuột dốc tại đó, có nghĩa là người ta cần làm việc với tâm trí hướng tới một công việc khác và dành thời gian để đào tạo lại hoặc để đào tạo lại hoặc để tiếp thu phục vụ công việc mới. Bà bói một số ngành nghề, kể cả nghề thiết kế đồ hoạ được coi là trẻ và hàng đầu, cần phải loại trừ những người trên 40.
Thế điều gì xảy ra cho những người lao động già ấy? Bài báo viết:
Trong những ngành bấp bênh, và có nhịp thay đổi nhanh như thế, mỗi người lính thường có khuynh hướng là một Melissa - trẻ đầy tham vọng, và sẵn sàng làm 12 giờ một ngày.
Những người ưu tú nhất trong số những lao động lớn tuổi thường luân chuyển bên trong bộ máy quản lý. Nhưng những người còn lại cầm chắc sẽ bị đẩy ra ngoài. Tháng 9 vừa qua, một công ty máy tính ra tuyển người chuyên xử lý sự cố chương trình. Đương nhiên, mọi bộ hồ sơ vòng phỏng vấn đều được tô vẽ một cách đẹp đẽ bằng tất cả những tiêu chuẩn cần phải có cho từng chi tiết một của những kỹ năng máy tính.
Và dĩ nhiên, tất cả các ứng viên đều có khả năng làm công việc đó, nếu được cho cơ hội. Vậy thì, những người phỏng vấn làm như thế nào để “phân biệt vàng thau”?
Rất đơn giản. “Chúng toi chỉ việc nhìn vào ngày tháng năm sinh của một ứng cử viên và chia họ ra thành viên trên 35 và dưới 35,” những người trong cuộc tiết lộ. “Và chúng tôi vứt ‘những người trên 35’ vào chồng hồ sơ bị loại” Cách làm đó rõ ràng là không thuyết phục lắm, nhưng về mặt nào đó đã dựa theo thuyết đơn giản của Dawin”
Những người thích hợp thì tồn tại, và thất bại cho những người già.
LÀM VIỆC CẬT LỰC VỚI CÔNG VIỆC KHÔNG LỐI THOÁT (KHÔNG HƯỚNG TIẾN THÂN)
Kelly Richie đưa tôi bài báo BẠN ĐANG VƯỢT QUA NÓ? bởi vì nhiều năm liền tôi thường nói với những học trò của mình: “Hầu hết mọi người làm theo lời khuyên của bố mẹ họ - ‘đi học lấy điểm cao và tìm việc’. Đó là một ý nghĩ lạc hậu, một ý nghĩ thời đại công nghiệp. Vấn đề là những người làm theo lời khuyên đó rốt cuộc bị kẹt trong một công việc không lối thoát. Có thể họ được điểm cao, có công ăn việc làm ổn định, kiếm được rất nhiều tiền, nhưng vấn đề là, công việc không đi cũng với một cái thang.”
Có những người vẫn đang làm việc, có thu nhập khá, nhưng trí óc cà thể xác họ mệt mỏi rã rời, không ít người đã kiệt quệ… và không hề có thang để trèo ra hay leo lên đỉnh. Ở đâu đó trên đường đi, họ đụng vào sợi dây nghề nghiệp hồi nào không hay. Trong khi họ vẫn có công ăn việc làm hoặc vẫn còn có doanh nghiệp thì đột nhiên cái thang trên đỉnh bỗng biến mất. Tôi có nhiều bạn bè học giỏi trong trường, sau khi ra trường và đạt đến một mức độ thành công nào đó ở tuổi dưới 40, nhưng rồi sự nhiệm màu trong công việc chựng lại và phía đồi bên kia đã hiện ra. Trong những trường hợp này, tôi tin là phương pháp để thành công trong nghề nghiệp đã không còn tác dụng, bởi vì phương pháp để thành công trong học tập cũng đã ngừng rồi. Nói cách khác, bạn bè tôi vẫn còn đang sử dụng cùng một phương pháp để học tập thành công, và phương pháp đó đang ngừng toả phép màu trong công việc.
GIÀU CÓ Ở TUỔI 40 VÀ KHÁNH KIỆT Ở TUỔI 47
Tôi có một người bạn học ở lớp rất giỏi thời trung học. Sau đó anh vào học một trường đại học danh giá. Anh gia nhập câu lạc bộ golf của cha mình, cưới một cô vợ - cha cô cũng sinh hoạt ở cùng câu lạc bộ - có con, và giờ con cái anh học ở ngôi trường tư ngày xưa anh học.
Sau vài năm làm việc, tích luỹ chút kinh nghiệm và chơi golf với những người thành đạt, anh có tên trong những giao dịch nhà đất rất lớn. Gương mặt tươi cười của anh đã xuất hiện trên trang bìa tạp trí kinh doanh địa phương cà anh được ca tụng là một trong những nhà kinh doanh hàng đầu của thế hệ anh. Khi đến 40 tuổi, anh đã an vị cuộc đời. Vào cuối thập niên 1980, thị trường nhà đất Hawaii bỗng xấu đi khi Nhật rút tiền đầu tư của họ ra khỏi bang này, và anh mất gần hết gia tài của mình. Anh và vợ chia tay vì anh ngoại tình, và bây giờ anh phải cưu mang hai gia đình. Anh tán gia bại sản, ở tuổi 47 với những hoá đơn khổng lồ cần phải trả.
Tôi gặp anh cách đây vài tháng. Anh đã bước qua tuổi 50, đã hồi phcụ phần lớn những mất mát và thậm chí còn có một người bạn đời mới. Nhưng dẫu anh khẳng định rằng mọi sự vẫn ổn và anh đang làm tốt, tôi vẫn thấy lửa tắt. Có cái gì đó đã thay đổi bên trong, anh thậm chí còn làm việc quyết liệt hơn để duy trì hình ảnh những năm quá khứ của mình. Hình như anh có cẻ bồn chồn và yếm thế hơn.
Một lần trong bữa ăn tối, người bạn đời của anh nói với chúng tôi về việc kinh doanh internet mới mà cô vừa khởi sự. Cô rất hào hứng, doanh nghiệp của cô đang phát đạt và nhận được hợp đồng từ khắp nơi trên thế giới. Đột nhiên anh bạn tôi sửng cồ lên, hình như anh đã uống quá nhiều và áp lực nhiều và áp lực bên trong đang rạn nứt cái vỏ bọc bên ngoài lạnh lùng của anh. Rõ ràng, bực bội với sự thành công mới mẻ của cô, hay với sự kém thành đạt của mình, anh cao giọng: “Cô làm sao mà làm tốt được? Cô đã không học đại học. Và cô không quen biết những người danh tiếng như tôi.”
Khi Kim về nhà khuya hôm đó, cô nói về sự mất bình tĩnh đột ngột của anh: “Xem ra anh ấy đang cố làm cho phương pháp để thành công xưa cũ của mình hoạt động và hình như nó chẳng hiệu nghiệm gì cả.”
Tôi gặt đầu và nghiệm tới điều mà nhà báo West Australia gọi là “chạm tới sợi dây báo động nghề nghiệp”. Tôi nghĩ đến người thanh niên phòng nhân sự đống lý lịch ra làm những ứng viên trên 35 tuổi và những người dưới 35. Tôi nghĩ về Adrian, người bạn bị giảm biên chế đã mua một đại lý du lịch và giờ đang học trường luật, chờ ra trường ở tuổi 57. Tôi nghĩ đến Người bố thông thái, người tin vào sức mạnh của nền tảng giáo dục tốt, dù sự giáo dục tốt rốt cuộc cũng không cứu được người. Cuối cùng, thoát khỏi những ý nghĩ riêng tư, tôi nói với Kim: “Có vẻ như những ý tưởng kinh doanh cũ đối nghịch với những ý tưởng mới.
“Anh đoán chắc là những ý tưởng kinh doanh của cô ấy mới hơn của anh ấy?” Kim hỏi.
Tôi gật đầu. “Chúng ta hãy bỏ đi từ kinh doanh. Như vậy là cô ấy có những ý tưởng mới còn anh ấy vẫn vận hành trên những ý tưởng mà anh trau dồi ở trường phổ thông. Họ chỉ hơn nhau vài tuổi nhưng những ý tưởng của cô ấy mới… tuy không độc đáo nhưng với cô chúng mới, tươi tắn và phấn khích, vì vậy cô cũng không độc đáo và anh đã giữ chúng suốt 40 năm qua!”
“Đúng vậy. Những ý tưởng, đặc biệt là phương pháp để thành công của họ đã trở lên lạc hậu,” tôi đáp. “Anh ấy thức dậy và đi làm, nhưng thay vì là một người tiến bộ và sáng tạo với những ý tưởng mới, thì anh bây giờ với những ý tưởng cũ trong khi chỉ mới 50 tuổi. Vấn đề là anh ấy đã già và đã lạc hậu từ cách đây mười năm mà không hề hay biết. Anh vẫn tiếp tục với những phương pháp cũ và không sẵn sàng thay đổi phương pháp của mình. Ngày nay anh tất bật ngược xuôi khắp thành phố với bản lý lịch trong tay và đau tranh công ăn việc làm với người còn rất trẻ.”
“Vậy, lời khuyên ‘hãy học đi và lấy điểm cao’ là lời khuyên tốt kho anh còn nhỏ,” Kim nói, “nhưng lại là lời khuyên xấu khi anh trưởng thành.”
“Vấn đề là anh ấy bị mắc bẫy ở trong ngay chính phương pháp để thành công của mình mà không hề hay biết,” tôi nói nhỏ nhẹ. “Anh ấy không nhận ra rằng lời khuyên tốt trong quá khứ là lời khuyên xấu hiện tại, và vì tương lai của anh thật u ám.”
“Anh vẫn giữ phương pháp cũ,” Kim đáp lại.
“Và còn tiếp tục dùng nó nữa… Nó càng ít hiệu quả thì anh ấy càng bất an, và anh lại càng khuyến khích những người khác làm theo lời khuyên của anh – theo phương pháp của anh - mặc dù, đối với anh nó chẳng có tác dụng gì cả.”
“Tôi nghĩ anh kẹt ở hai nơi. Thứ nhất, anh ấy bị kẹt ở chỗ phương pháp để thành công của mình không có tác dụng nên chán nản và mệt mỏi… nhưng anh vẫn tiếp tục. Thứ hai, anh ấy bị kẹt trong quá khứ, lúc anh ấy thành công nhất. Và vì phương pháp của mình có hiệu quả cao, nên anh ấy muốn tái khẳng định với chính mình rằng ngày nay anh đang muốn làm điều đúng đắn.”
“Vì vậy anh nói cho tất cả mọi người làm điều anh đã làm. Thậm chí nó đã hết hiệu nghiệm.”
“Anh ấy chưa nhận ra nó đã hết tác dụng. khi bạn ra trường, không ai trao cho bạn tấm bản đồ chỉ đường tới thành công. Một khi dấu vết biến mất, đa số chúng ta lại cố công lần mò tìm đường qua khi rừng rậm, hy vọng sẽ tìm lại được dấu vết. Có người tìm lại được, có người không. Khi không tìm được dấu vết mới bạn thường ngồi nghĩ về lối cũ. Đó là cuộc sống thực.”
NHỮNG Ý TƯỞNG DÁNH CHO CÁC BẬC BỐ MẸ
Cách đây một vài năm, tôi xem một chương trình truyền hình, trong đó các bà mẹ mang con cái tới sở làm để khoe chúng làm được gì. Người dẫn chương trình xoáy vào tình tiết đó và nói: “Đây là một ý tưởng hoàn toàn mới - mẹ dạy con gái hãy là người làm thuê tốt trong tương lai.”
Tôi thốt lên: “Ôi! Một ý tưởng cũ mèm!”
Khi nói chuyện với những thanh niên ngày nay, tôi thường hỏi họ xem họ đang theo phương pháp để thành công của ao - của họ hau của bố mẹ?
Vào thời của tôi, ở thập niên 1960, các ông bố bà mẹ dạy con rằng: “Hãy học đi, đạt điểm cao và tìm việc làm ổn định.” Tôi rất sợ điều này. Sở dĩ họ dạy con mình như thế vì nhiều người trong số họ lớn lên trong thời kỳ Đại khủng hoảng, một thời kỳ công ăn việc làm rất hiếm hoi. Do vậy, nỗi sợ thất nghiệp, sợ không cói đủ tiền luôn ám ảnh họ một cách sâu sắc.
Ngày nay bạn nhìn quanh sẽ thấy khắp nơi đều có bảng “Thông báo tuyển dụng”. Những ông chủ ráo riết tìm bất cứ ai biết đọc biết viết, vui vẻ, biết mỉm cười và có thể huấn luyện được. Mặc dù những kỹ năng kỹ thuật khá quan trọng nhưng nhiều đóng góp khác còn có ý nghĩa đối với các ông chủ hơn. Mặc dù có hàng hà sa số công ăn việc làm, nhưng tôi vẫn nghe những người trẻ lạp đi lặp lại với con họ cũng với vẻ hãi hùng, những lời bố mẹ họ đã nói với họ: “hãy đi học, đạt điểm cao và tìm việc làm.”
Khi tôi nghe ai đó nói: “Nhưng chúng ta cần phải có công ăn việc làm ổn định”, tôi nói: “hãy từ từ nào, bình tĩnh lại hít thở và nhìn quanh. Có rất nhiều công việc đang chờ bạn. Thời kỳ khủng hoảng đã qua, Internet ngày nay càng phát triển mạnh. Hãy thôi trút xuống những lời khuyên cũ kỹ lạc hạu. Ngày nay, nếu bạn muốn có việc làm an toàn, ổn định bạn có thể tìm được. Vậy, hãy ngừng một chút và suy nghĩ.”
Có người bình tĩnh, có người không. Đa số những người tôi gặp đều sợ không có việc làm, không có tiền đóng góp tiền nhà, một số người không thể nghĩ sáng suốt được vì những nỗi sợ do bố mẹ truyền lại.
Một trong những điều quan trọng nhất bố mẹ có thể làm là ngừng lại, suy nghĩ đến tương lai, hơn là đưa ra những lời khuyên dựa vào kinh nghiệm cũ.
TÔI CẦN PHẢI NGỪNG LÀM ĐIỀU TÔI GIỎI
Khi tôi nghỉ hưu vào năm 1974 lúc đó tôi 47 tuổi, câu hỏi “Mình sẽ làm gì trong quãng đời còn lại?” đè nặng tâm trí tôi. Thay vì nghỉ ngơi một năm, tôi quyết định làm điều được gọi là “đầu tư lại” bản thân. Tức là tôi cần thay đổi phương pháp để thành công trong học tập và trong công việc của mình. Nếu tôi không làm, tôi sẽ giống một võ sĩ già trở lại đấu trường sau một năm vắng bóng. Bằng cách đầu tư lại bản thân, tôi không làm điều giỏi và thích làm. Điều đó có nghĩa là tôi phải dừng dạy kinh doanh và đầu tư. Để đầu tư lại mình, tôi cần phải học những điều mới, cần thiết cho bản thân để thay đổi cách làm cũ của mình. Để làm được điều đó, tôi tạo ra một trò chơi để dạy những gì tôi đã học cách viết, một môn tôi từng rớt hai lần ở trường phổ thông. Ngày nay tôi được biết đến như một nhà văn hơn bất cứ ngành nghề nào khác tôi từng làm. Nếu không có phương pháp để thành công trong học tập, công việc và trong tài chính, tôi đã không dám mạo hiểm chuyển đôit cuộc đời mình. Mà nếu tôi không chuyển hướng tôi sẽ thành vô dụng ở tuổi 47,s ẽ gặm nhấm quãng đời còn lại bằng lỳ ức về những ngày huy hoàng đã xa.
CÔNG ĂN VIỆCH LÀM ÔNT ĐỊNH GÓP PHẦN NHƯ THẾ NÀO CHO CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH?
Bố mẹ ngày nay cần nhìn xa trông rộng hơn trong việc học và tìm công ăn việc làm của con cái, vì chúng thông minh hơn. Chúng đã thấy được ảnh hưởng của công ăn việc làm ổn định đối với cuộc sống gia đình, và chúng thấy bố mẹ chúng có công việc làm nhưng không có cuộc sống. Đó không phải là tương lai mà con cái muốn. Để trở thành bố mẹ thành công với mối quan hệ tốt đẹp với con cái mình, các bậc bố mẹ phải nhìn vào quả cầu pha lê, nhưng không phải của họ mà là của con cáo. Phải chia sẻ tầm nhìn vào tương lai, hơn là bắt ép con cáo theo quan điểm về tương lai của mình.
Tôi đã thấy nhiều tranh luận giữa bố mẹ và con cái về phương pháp để thành công. Ví dụ, bố mẹ nói: “Con phải đi học”, con cái lại bảo: “Con muốn ra khỏi trường”. Để có mối quan hệ thành công, bô mẹ phải thấy và hiểu được tầm nhìn của con cái, bởi vì rõ ràng nền giáo dục không tốt không phải là một phần của tầm nhìn đó. Ở thời điểm này, tôi không khuyên bố mẹ cứ để mặc kệ con cái muốn làm gì thì làm. Điều tôi muốn nhấn mạnh là: bố mẹ cần nhìn xa hơn là cấp ghép phương pháp để thành công đã có tác dụng mỹ mãn với mình vào đầu con cái. Tôi biết không dễ, nhưng tôi nghĩ như thế vẫn tốt hơn là xung đột.
Khi bố mẹ nhìn thấy điều con cái nghĩ, và hướng đi của chúng thì việc thông tin giữa bố mẹ và con cái tốt hơn và bố mẹ sẽ chỉ dẫn cho chúng. Thật là vô ích khi bố mẹ nghiêm khắc bảo “Bố mẹ không muốn con làm như thế”, nhưng bọn trẻ cứ sẽ làm hoặc đã làm như thế rồi. Chia sẻ quan điểm và làm giảm thiểu sự va chạm trong phương pháp để thành công giữa bố mẹ và con cái đóng vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn dài hạn.
Một khi đã có thông tin liên lạc, tôi nghĩ bố mẹ nên chia sẻ với con cái ở điểm chúng thích làm nhiều nghề trong cuộc sống hơn là một nghề suốt đời. Một khi nắm bắt được ý tưởng ấy, con cái sẽ đề cao việc học suốt đời hơn. Khi đó, nó sẽ hiểu được tại sao cần phải phát triển phương pháp để thành công trong học tập để thành công trong học tập, và tại sao tới trường là quan trọng. Tôi nghĩ điều này không quan trọng vì tôi không nghĩ bất cứ bố mẹ nài lại muốn con cái mình bị kẹt trong một công việc không lối thoát, và “gừng càng gì càng cay.”
So sánh những ý tưởng
Thời đại công nghiệp Thời đại công nghệ thông tin
Việc làm ổn định, theo bằng cấp Công việc tự do, công ty ảo
Trả lương theo thâm niên Trả lương theo kết quả làm việc
Một công việc Có nhiều nghề
Làm việc cho tới tuổi nghỉ hưu Nghỉ hưu sớm
Chạy theo chiếc kim đồng hồ Làm việc khi có cảm hứng
Trường học Những cuộc thảo luận
Bằng cấp Tài năng nội lực thật sự
Kiến thức cũ Những ý tưởng mới
Kế hoạch nghỉ hưu của công ty Bản lý lịch hồ sơ tự quản lý
Kế hoạch nghỉ hưu nhà nước Không cần điều này
Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ của chính phủ Không cần
Làm việc ở công ty Làm việc tại nhà
Tóm lại, bạn và con bạn sec có nhiều sự lựa chọn hơn bố mẹ bạn. Những sự lựa chọn của thời đại công nghệ thông tin. Điều mấu chốt là, ngày nay có nhiều sự lựa chọn hn, và con cái bạn biết điều đó. Thách thức ở đây là phải ủng hộ trường học, và bố mẹ chuẩn bị cho con cái có những kỹ năng học tập để chúng có càng nhiều sự lựa chọn càng tốt. Tôi nghĩ, chẳng có bố mẹ nào lại muốn con mình dừng chân ở ngay hiệu bán giày vì nó đã làm theo lời khuyên “Đi học thật tốt để có công ăn việc làm ổn định:. Ngaàynya con cáo cần được giáo dục tốt hơn thế.
MỘT LỜI NHẮN NHỦ CUỐI CÙNG
Trong một lớp học dành cho người lớn, khi tôi nói với họ rằng chính lời khuyên “đi học thật tốt để có công ăn việc làm ổn định” đã sập bẫy, thì nhiều cánh tay giơ lên và yêu cầu giải thích rõ hơn. Nhiều người đã hiểu rõ đó là lời khuyên tốt cho đứa trẻ, nhưng là xấu đối vời người lớn… nhưng họ vẫn muốn biết nhiều hơn. Một học viên hỏi: “Bằng cách nào mà có công ăn việc làm lại khiến ta sập bẫy?”
“Một câu hỏi hay,” tôi nói. “Không phải công ăn việc làm khiến ta sập bẫy, mà chính lời nhấn mạnh đi kèm với lời tuyên bố ‘đi học để có công ăn việc làm’ đã bẫy bạn”
Lời nhắn đi kèm? Một học viên hỏi. “Lời nhấn mạnh đó là gì”
“Lời nhấn mạnh đó: “Hãy cẩn thận và đừng có phạm lỗi đó”