Câu Chuyện Ngày Xuân

Quyển 2 - Chương 10: Không ai có quyền yêu cầu chúng ta từ bỏ hạnh phúc




Mặc Trì có phần lo lắng. Trước đây, ba anh chưa bao giờ can thiệp vào việc riêng của con, lần này ông sốt sắng gọi các con về, chắc chắn ở nhà đã xảy ra chuyện gì nghiêm trọng.

“Ba, ở nhà đã xảy ra chuyện gì phải không?” Mặc Trì cất tiếng hỏi, trong lòng dấy lên dự cảm không lành.

“Không có chuyện gì đâu, con đừng nghĩ ngợi lung tung. Tối nay nhất định các con phải về đến nhà đấy”. Thị trưởng Mặc nói xong, không đợi Mặc Trì trả lời liền dập máy ngay.

Vừa lúc đó Tư Tồn chạy lại, thấy sắc mặt Mặc Trì khác thường liền lo lắng hỏi: “Đã xảy ra chuyện gì hả anh?”

“Ba gọi điện thoại bảo chúng mình về nhà ngay lập tức”.

“Ngay lập tức? Ngay bây giờ sao?”

“Ừ”.

“Xảy ra chuyện gì thế?”, Tư Tồn cũng căng thẳng không kém.

Mặc Trì lắc đầu, điềm tĩnh nói: “Anh không biết, về đến nhà hẵng hay”.

Nỗi lo lắng không tên khiến họ chẳng còn tâm trạng nào mà vui chơi nữa. Hai người nhanh chóng thu dọn hành lí. Mặc Trì để lại lời nhắn cho Tịnh Nhiên: “Đơn vị có việc gấp, bọn anh phải về thành phố X ngay. Bảo trọng!”

Họ tới nhà ga thì vừa hay chuyến tàu đến thành phố X còn nửa tiếng nữa là khởi hành. Mặc Trì đi mua vé rồi cùng Tư Tồn lên tàu. Trên suốt cả quãng đường, thấy thần sắc Tư Tồn căng thẳng, Mặc Trì chủ động nắm tay cô an ủi: “Không sao đâu, đã có anh ở đây rồi!”

Bốn tiếng sau, tàu về tới thành phố X. Bác Chương đã đứng chờ sẵn ở sân ga để giúp họ chuyển hành lí: “Cô cậu mau lên xe đi. Thị trưởng đang đợi hai người ở nhà”.

“Bác Chương, đã xảy ra chuyện gì thế? Mẹ tôi thế nào.?”, Mặc Trì lo lắng hỏi.

“Thị trưởng Mặc và Chủ tịch Trần đều đang ở nhà đợi hai người!” Người lái xe trung thành thật thà trả lời. Mặc Trì vừa thở phào nhẹ nhõm thì nỗi lo khác lại ập đến. Ba mẹ mình không làm sao, lẽ nào nhà Tư Tồn xảy ra chuyện?

Chiếc xe đã dừng lại trước cửa nhà họ Mặc.

Hai người vừa bước vào phòng khách đã thấy Thị trưởng Mặc và Trần Ái Hoa đang ngồi trên sô pha với khuôn mặt nặng nề. Thị trưởng Mặc đứng dậy, nét mặt vẫn không đổi, ông nói với Mặc Trì: “Mặc Trì, con đưa Tư Tồn về phòng nghỉ trước đi rồi tới thư phòng gặp ba”.

Mặc Trì không nói gì. Anh đưa Tư Tồn về phòng.

Anh mắt Tư Tồn hiện rõ vẻ lo lắng. Thị trưởng Mặc cố ý tránh cô, khiến cô không khỏi cảm thấy bất an: “Mặc Trì, lẽ nào gia đình em đã xảy ra chuyện gì? Ba em, mẹ em, anh trai em...”

Mặc Trì lắc đầu, nhỏ nhẹ an ủi cô: “Em đừng nghĩ linh tinh, cứ ở đây nghỉ ngơi đợi anh”. Sau đó, anh tới thư phòng theo yêu cầu của ba.

Tư Tồn đứng ngồi không yên, cô cứ đi đi lại lại trong phòng.

Một lúc sau, Mặc Trì đẩy cửa đi vào. Thần sắc anh nghiêm nghị, nước da tái nhợt, hình như anh vừa cố điều chỉnh lại nhịp thở của mình, nhưng miệng vẫn còn run rẩy.

Tư Tồn vội chạy ra đỡ anh, khẩn thiết hỏi han: “Mặc Trì, đã xảy ra chuyện gì vậy?”

Anh đờ đẫn lắc đầu, kéo cô đến bên cửa sổ rồi cả hai cùng ngồi xuống. Tư Tồn nhìn anh chăm chú. Phản ứng của Mặc Trì chứng thực cho suy đoán của cô, gia đình cô nhất định đã xảy ra chuyện gì đó rồi.

“Rốt cuộc là thế nào?”, Tư Tồn bắt đầu sợ hãi.

Mặc Trì vội nói: “Tư Tồn, em yên tâm, mọi người trong gia đình em đều rất ổn. Họ đang trên đường đến đây”.

“Họ đến đây làm gì?”, Tư Tồn kinh ngạc. Bao nhiêu năm nay, ba mẹ cô chưa từng rời khỏi nhà. Cô từng có lúc giận họ đã coi cô như công cụ để cầu danh lợi. Nhưng Mặc Trì lại luôn nói, anh cảm ơn ba mẹ vợ đã mang đến cho anh một cô vợ tuyệt vời, khuyên nhủ cô năng về thăm ba mẹ cho trọn đạo làm con. Được Mặc Trì chỉ dạy, hằng năm Tư Tồn đều về quê thăm ba mẹ. Còn anh, do bản thân đi lại không tiện nên không đi cùng cô. Lằn nào về quê, Tư Tồn cũng mang theo túi lớn túi nhỏ làm quà. Cả nhà họ Chung đều rất cảm kích chàng rể quý mà họ chưa từng gặp mặt.

Mặc Trì ôm Tư Tồn vào lòng, cổ họng anh như bị vật gì đó chặn lại. Một lúc lâu sau anh mới hạ quyết tâm nói với cô: “Tư Tồn, em còn nhớ cách đây không lâu, ba thường cùng ông Lý, một Hoa kiều từ Mỹ về khảo sát môi trường đầu tư trong thành phố không?”

Tư Tồn không hiểu gì cả: “Em vẫn nhớ. Lần trước lúc ăn cơm, ba còn nói, ông Lý vốn là người thành phố  X, bây giờ ông ấy trở về nước là muốn góp sức xây dựng quê hương. Chỉ có điều tính khí ông ta không tốt lắm. Mặc Trì, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Sao tự nhiên anh lại nhắc đến ông Lý?”

Mặc Trì nói tiếp: “Lần này về nước, ông Lý chỉ đưa ra hai yêu cầu với thành phố, về việc công, ông ấy muốn mở một công xưởng, yêu cầu thành phô" đưa ra chính sách ưu đãi nhất. Còn về việc tư, ông ấy muốn tìm lại đứa con gái ruột đã thất lạc nhiều năm nay. Chuyện này ông ấy chỉ dám gửi gắm cho ba”.

Tư Tồn càng không hiểu gì, hỏi lại: “Chuyện này liên quan gì đến em? Lẽ nào ba không tìm được con gái cho người ta nên bị cách chức?”

Giọng Mặc Trì trở nên nghẹn ngào: “Ba tìm thấy con gái cho ông Lý rồi... Người đó... chính là em”.

Tư Tồn trợn tròn mắt, hai con ngươi tưởng như sắp rơi ra ngoài. Bây giờ cô không nghĩ được gì, thậm chí còn phá lên cười: “Mặc Trì, anh đừng đùa em nữa!”

Mặc Trì nghiêm túc: “Anh không đùa em đâu. Ba đã lần theo những chi tiết mà ông Lý cung cấp và tìm được gia đình nông dân ngày xưa ông ấy đã gửi gắm con gái. Sau bao năm đổi thay, cuối cùng gia đình mà ba tìm thấy chẳng phải ai khác, chính là ba mẹ em”.

“Sau bao năm đổi thay?” Tư Tồn nắm ngay mấy chữ trọng yếu này, đủ để chứng minh đã có sai sót ở một bước nào đó. Từ nhỏ cô đã sống ở trấn Thiên Mã, thôn Tú Thủy. Nơi đây vốn là một vùng đất mưa thuận gió hòa, chẳng mấy khi biến đổi.

Mặc Trì gật đầu, dường như không muốn nói tiếp nữa. Sau khi suy nghĩ một hồi, anh mới tiếp tục: “Người nông dân năm đó được ông Lý nhờ cậy không có khả năng nuôi dưỡng em nên người ta lại đem em cho một người họ hàng, người họ hàng đó lại đem cho một người bạn. Sau vài lần như thế, em mới gặp ba mẹ hiện giờ của em”.

“Không thể như thế được!” Câu chuyện này nghe thế nào cũng rất hoang đường. “Nếu thật sự có chuyện đó, họ hàng dưới quê đã nói lại cho em nghe từ lâu rồi, sao phải đợi tới tận bây giờ?” Ớ nhà quê, đến hũ gạo nhà ai có bao nhiêu hạt cả thôn đều biết, chứ đừng nói đến chuyện lớn như thế.

Đầu óc Mặc Trì cũng trở nên đờ đẫn. Anh chỉ biết chuyện này trước cô mười phút, bản thân anh cũng không thể chấp nhận nổi chứ đừng nói là giải thích cho cô hiểu được. Anh chỉ biết, việc này đã được ngấm ngầm điều tra từ rất lâu rồi, nhưng vì chưa hoàn toàn chắc chắn nên ba mẹ chưa dám nói cho anh biết. Lúc này, ông Lý và ba mẹ của Tư Tồn đều đang trên đường tới nhà mình. Những gì anh có thể làm bây giờ chỉ là giúp cô chuẩn bị sẵn tư tưởng trước khi họ nói ra mọi chuyện.

Thế nhưng Trần Ái Hoa đã gõ cửa phòng họ. “Tư Tồn, khách đến đông đủ cả rồi, chúng ta xuống tầng thôi Mặc Trì không cần phải xuô"ng, cứ ở trong phòng nghỉ ngơi”.

Mặc Trì hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ. Anh nhớ lại lúc nãy ba mình có nói rằng, ông Lý rất không hài lòng vì nhà họ Chung đã để con gái ông ta đi lấy chồng khi tuổi còn quá nhỏ. Mặc Trì lờ mờ hiểu được, người ông Lý không hài lòng chính là anh.

Song, anh không thể vì bản thân mà để Tư Tồn phải một mình đối diện với một chuyện phức tạp như vậy. Anh không nghe lời ba mẹ dặn, vẫn cùng Tư Tồn xuống tầng. Dù xảy ra chuyện gì, có hai người vẫn tốt hơn chỉ có một người.

Phòng khách nhà họ Mặc chưa bao giờ đông người đến thế. Thị trưởng Mặc đang ngồi cùng một người đàn ông mặc âu phụcí đội mũ cói. Người đàn ông đó râu ria xồm xoàm che kín nửa mặt, trông có phần đáng sợ. Ba mẹ của Tư Tồn ngồi trên sô pha đối diện. Ba Tư Tồn cúi thấp đầu, khuôn mặt đầy nếp nhăn, hai bàn tay sần sùi chai sạn liên tục cọ cọ vào nhau, còn mẹ cô đang lau nước mắt.

Tư Tồn xông đến, quỳ xuống chân họ, nức nở gọi: “Ba! Mẹ!”

Thấy miệng ba đang run lên từng hồi, cô vô vọng quay sang nhìn mẹ rồi gọi mẹ giống như hồi còn thơ bé: “Mẹ ơi!”

Đột nhiên, đằng sau cô vang lên một tiếng quát khiến cô sợ hãi giật mình: “Đừng có gọi họ là ba mẹ!”

Tư Tồn quay đầu nhìn, tiếng quát phát ra từ người đàn ông râu xồm đội mũ cói.

Tư Tồn thờ người ra. Cũng may Mặc Trì nhanh nhẹn, rất tự nhiên, anh đi về phía ông ta và chào hỏi lịch sự: “Đây là chú Lý phải không ạ? Tư Tồn mới trở về từ Bắc Kinh nên vẫn chưa biết tường tận về sự việc. Xin chú cho thêm một chút thời gian, cháu sẽ giải thích rõ ràng với cô ấy. Chú thấy được không ạ?”

Người đàn ông râu xồm nhìn Mặc Trì rồi hỏi lại: “Cậu là ai?”

Mặc Trì lễ phép nói: “Cháu là chồng của Tư Tồn, cháu tên là...”

Không đợi anh nói hết câu, người đàn ông râu xồm liền nhảy dựng lên, chỉ vào mặt Chung Phú Quý hét lên: “Tên họ Chung kia, mày thật sự bán con gái tao cho nó à?”

Mặc Trì ức nghẹn không nói nên lời, ngượng ngùng lùi về phía sau, thây mình thật tình tiến thoái lưỡng nan. Người đàn ông râu xồm quan sát anh từ đầu đến chân rồi lắc đầu liên tục.

Lúc này, Tư Tồn như bị ai đó đánh vào đầu, liền vặn hỏi một cách bản năng: “Ai là con gái ông?”

Người đàn ông râu xồm đột nhiên trở nên vô cùng kích động, lồng ngực phập phồng, cổ họng phát ra âm thanh rên rỉ.

Thị trưởng Mặc từ đầu tới giờ đều bàng quan đứng nhìn, lúc này mới lên tiếng: “Tư Tồn, đây là ông Lý Thiệu Đường, Hoa kiều Mỹ. Lần này, ông ấy về nước để tìm con gái. Các chứng cứ liên quan đều chứng thực, con chính là con gái ruột đã thất lạc hai mươi năm nay của ông Lý”.

Đầu óc Tư Tồn hoàn toàn trống rỗng. Cô nhìn Lý Thiệu Đường, quan sát bộ râu đã che kín quá nửa khuôn mặt ông ta, chỉ có đôi mắt như có thần, sáng như pha lê. Đột nhiên ông ta cao giọng nói: “Tư Tồn, đừng trách ba. Ba quay lại đón con đây!”

Tư Tồn quan sát những người xung quanh một lượt, đột nhiên thấy hẫng hụt như thể vừa trượt chân rơi xuống một vực thẳm. Cuối cùng, cô nhìn về phía mẹ, lại cất tiếng gọi: “Mẹ ơi...”"

Mẹ cô bắt đầu khóc lớn: “Con ơi, mẹ có lỗi với con...”

Tư Tồn run rẩy hỏi mẹ: “Mẹ ơi, rốt cuộc con là con của ai?”

Mẹ cô vừa khóc vừa nói không thành tiếng: “Năm đó trời làm thiên tai, đứa con mẹ đứt ruột đẻ ra đã không sống nổi. Mẹ khóc hết ngày này qua đêm khác, đúng lúc đó có một người họ hàng ở thôn bên cạnh ôm con đến, nói con là con của thành phần “phản hựu”, người trong thôn không ai muốn nhận nuôi. Mẹ thấy con giống hệt đứa con do mẹ sinh ra nên đã nhận con... Mẹ thật sự coi con như con đẻ của mình. Lúc con còn bé, mẹ không tiếc con một thứ gì... Mẹ không hề muốh bán con đi”.

Tim Mặc Trì đau nhói. Câu nói cuối cùng của mẹ Tư Tồn chẳng khác gì một nhát búa giáng thẳng vào trái tim anh.

“Con thật sự không phải là con đẻ của ba mẹ sao?”, Tiếng Tư Tồn run lên như sắp đứt đoạn.

“Con là con gái ruột của Lý Thiệu Đường”.

Tư Tồn đột nhiên phẫn nộ, quay sang nhìn Lý Thiệu Đường, lớn tiếng châ^t vấn: “Ông dựa vào cái gì mà nói tôi là con ruột của ông? Ông có chứng cứ không?”

Lý Thiệu Đường cũng lớn tiếng khổng kém: “Con là con gái ta, đương nhiên ta có chứng cứ. Lúc con sinh ra, toàn thân trắng như ngọc, đến một cái nốt ruồi cũng không có, chỉ duy nhất sau lưng có một cái bớt đỏ!”

Tư Tồn như bị sét đánh bên tai. Mặc Trì từng nói với cô, sau lưng cô có một cái bớt đỏ to bằng móng tay. Mặc Trì rất yêu cái bớt đỏ ấy, những lúc cảm xúc trào dâng anh thường say sưa hôn vào đó, để lại trong cô vô sô" hồi ức khó quên. Lúc tắm, cô đã từng thử soi gương, nhưng cái bớt lại mọc ở vị trí oái oăm, nên cô chưa bao giờ nhìn rõ diện mạo của nó.

Cái bớt chỉ có Mặc Trì nhìn thấy, vậy mà Lý Thiệu Đường lại cũng biết nó. Tư Tồn không thể tin nổi vào điều mình vừa nghe, cô liên tục lắc đầu, ánh mắt vô hồn, tưỏng như sắp suy sụp tới nơi. Mặc Trì chống nạng tới bên cạnh, ôm cô vào lòng rồi nói: “Tư Tồn, hãy kiên cường lên em, đã có anh ở đây!”, anh thì thầm vào tai cô.

Tư Tồn như gặp được thần bảo vệ, lập tức vùi đầu vào lòng anh. Cô không hiểu tất cả mọi chuyện đang diễn ra xung quanh mình, chỉ có vòng ôm của Mặc Trì là vẫn vậy, luôn luôn khiến cô cảm thấy bình yên, an lòng.

Lý Thiệu Đường thấy thế lại quát lên: “Tránh xa con gái tôi ra! Chung Phú Quý! Tôi vẫn chưa tính xong nợ nần với ông đâu. Con gái yêu của tôi, ông lại đem gả cho một thằng...” Nói tới đó, Ly Thiệu Đường cứng họng. Bản thân ông cũng là người có học thức, nhất thời chưa tìm được từ ngữ phù hợp, liền hạ giọng lẩm bẩm: “Ông ham hố danh lợi! Đồ tiểu nhân!”

Tư Tồn cảm thấy vòng tay đang ôm lấy cô bắt đầu run lẩy bẩy. Cô biết Mặc Trì hiểu hàm ý trong câu nói của Lý Thiệu Đường. Lúc ấy, không biết cô lấy dũng khí từ đâu, liền ngẩng cao đầu, lớn tiếng nói với người xa lạ tự nhận là ba cô: “Dù ông là ai, tôi cũng không cho phép ông sỉ nhục Mặc Trì. Anh ấy là chồng tôi, là người tôi yêu thương nhất trên đời”.

“Hử!” Lý Thiệu Đường không màng tới những gì Tư Tồn nói: “Con yêu cái gì? Con mới từng ấy tuổi biết thế nào là yêu? Chung Phú Quý đã nói hết cho ta rồi. Con bị ép phải gả cho thằng đó. Lần này, ta về nước tìm con là muốn đưa con sang Mỹ. Những năm qua đã vất vả cho con. Hai ba con ta cùng qua Mỹ, ta sẽ bù đắp lại mọi thiệt thòi cho con!”

“Ông im đi!”, Tư Tồn phẫn nộ nói: “Tôi không quen biết ông. Ông nói ông là ba tôi thì tôi phải tin ông thật sự là ba tôi sao? Thế mẹ tôi là ai? Ông dựa vào cái gì mà dám nói tôi không yêu Mặc Trì? Chúng tôi cưới nhau bốn năm nay, lúc đó ông ở đâu. Lão quái vật như ông từ đâu mò đến, dựa vào cái gì mà dám sai bảo tôi với Mặc Trì? Dựa vào cái gì mà bắt tôi đến nước Mỹ quái quỷ cùng ông?” Tư Tồn nói liền một hơi, rồi quay ra thở dốc.

Từ đầu đến cuối Mặc Trì vẫn ôm chặt cô. Vòng ôm đó từ ấm áp chuyển thành cứng rắn, chưa một chút buông lơi.

Nghe Tư Tồn nhắc đến chữ “mẹ”, đôi mắt Lý Thiệu Đường đột nhiên cụp xuống, chừng như nghẹn ngào: “Ta có lỗi vối mẹ con, có lỗi với cả con. Ta phải đón con sang Mỹ, sống cuộc sống tốt đẹp hơn”.

“Với tôi, cuộc sống ở đây, vào lúc này, đã quá tốt đẹp rồi. Tôi đã có người chồng mà tôi yêu thương, tôi không muốn đi đâu cả”, Tư Tồn dứt khoát nói.

Lý Thiệu Đường hồ như đã sốc lại tinh thần, lớn tiếng nói: “Đó không phải kết hôn. Đó là hôn nhân mua bán, là phi pháp!”

Tư Tồn cũng không vừa, cô đáp lại ngay: “Bỏ rơi con cái của mình có thể gọi là hợp pháp không”.

“Con, con, con...” Lý Thiệu Đường không ngờ ông ta nói một câu, Tư Tồn lại đối lại một câu như thế, ông đưa tay chỉ vào mặt cô mà không nói nổi câu gì. Bầu không khí mỗi lúc một căng thẳng. Trần Ái Hoa vội vàng kéo Tư Tồn ra xa, để cô ngồi nghỉ trên sô pha. Cổ họng Lý Thiệu Đường lại phát ra những tiếng rên rỉ, dường như ông ta đang giận dữ với chính mình. Ong dám thô bạo với tất cả mọi người, duy chỉ có Tư Tồn là ông không nỡ.

Trước kia, gia đình Lý Thiệu Đường đều là những trí thức uyên thâm, cha ông từng là học giả nổi tiếng ở Thượng Hải. Bản thân Lý Thiệu Đường cũng từng dạy học trong một trường đại học lớn ở đó. Năm 1959, ông bị liệt vào phần tử chủ nghĩa cơ hội khuynh hữu, mất đi công việc nên đành phải khăn gói trở về quê tổ ở thành phố X. Nhưng không thể chịu đựng nổi cuộc sống khắc nghiệt nơi đây, ông ta đã bí mật liên lạc nhờ cậy bạn bè, tìm cách tới Hồng Kông với hi vọng đổi đời. Vợ ông là Thiệu Ảm lúc đó cũng đang mang thai. Do không còn cách nào khác, ông đành gửi vợ về nhà họ hàng ở nông thôn chờ đến ngày sinh nở.

Cuộc sống ở nông thôn thiếu thốn mọi thứ, lại gặp đúng năm nhiều thiên tai, có cơm ăn cũng là giấc mơ xa xỉ chứ đừng nói đến chuyện bổ sung dinh dưỡng cho bà mẹ đang mang thai. Thiệu Âm vốn là con gái của một ông chủ ngân hàng, từng là hoa khôi của Đại học Đồng Tế, nhưng khi về đến nông thôn lại phải sống như một phụ nữ thôn quê. Bà quấn khăn lên đầu, tự tay đẩy cốì xay ngô lấy bột làm bánh hấp. Đến thứ thức ăn xoàng xĩnh như vậy bà cũng không nỡ ăn. Bà thường lấy cớ bị nghén, ăn gì cũng buồn nôn, nhường hết đồ ăn cho Lý Thiệu Đường.

Tính tình Thiệu Âm lạc quan, hoạt bát. Những lúc Lý Thiệu Đường than trách cuộc sống quá gian khổ, bà thường chuẩn bị cho ông một bữa “yến tiệc tinh thần”. Bà nói: “Anh có nhớ món chẻo vân cước thanh ngư với món nấm kim châm tử la ở khách sạn Mỹ Tâm không? Đó là hai món Nguyễn Linh Ngọc yêu thích nhất. Chúng ta đã từng ăn thử, thấy nó cũng chỉ đến thế mà thôi. Anh thích ăn món cá sóc, tôm đuôi phượng và món gan mĩ nhân. Em thấy món gan mĩ nhân này là thú vị nhất. Họ lấy bạch tụy của con vịt muôi chần qua nước sôi, ngâm trong nước lạnh, sau đó phải trải qua hơn chục công đoạn mới hoàn thành. Thế nhưng anh thử nghĩ xem, vịt với mĩ nhân liến quan gì tới nhau?” Thiệu Âm vốn là một mẫu hình tiểu thư Thượng Hải điển hình. Bà yểu điệu thục nữ, luôn nói năng nhỏ nhẹ dễ nghe.

“Đây chính là văn hóa Trung Hoa. Người Trung Hoa chú trọng hàm xúc ẩn húy, nhã tục cộng hưởng, ngụ ý thâm sâu, nói một hiểu mười, tên món ăn cũng không phải ngoại lệ. Nếu gọi thẳng ra, mời quý khách thưởng thức món tụy bạch vịt kho thì dù món ăn ngon đến mâ"y cũng khó nuốt trôi”, Lý Thiệu Đường chua thêm.

Thiệu Âm nghe thế liền nói: “Vì thế, sau này khi con chúng ta chào đời, mình phải đặt cho nó một cái tên thật hay. Em hi vọng đứa trẻ sẽ là con gái. Anh còn nhớ câu này trong Kinh Thi không? “Xuất kì đông môn. Hữu nữ như vân. Tuy tắc như vân, Phỉ ngã tư tồn”. Chúng ta sẽ đặt tên cho con gái là Tư Tồn. Đợi sau này con bé lớn một chút, em sẽ trang điểm cho nó. Con của chúng mình sẽ mặc váy công chúa ba tầng, trên đầu thắt nơ hồng, mang thêm một đôi giày màu hồng nữa, tất phải có thêu ren nữa...”

Những ưu lo về cuộc sống hiện thực trước mắt đã xâm chiếm toàn bộ tâm trí của Lý Thiệu Đường, ông chẳng mấy để tâm tới mộng tưởng của Thiệu Âm vợ mình. Ông ngắt lời: “ĂAn còn chưa đủ, nói gì đến trang điểm”.

Nghe thế Thiệu Âm chỉ cười, đáp: “Cuộc sống sẽ ngày một khá lên. Tới lúc đó chắc Tư Tồn cũng biết đi, hay biết nói rồi cũng nên. Chúng mình sẽ đưa con trở về Thượng Hải, cho con đi chơi công viên”. Sắc mặt bà vàng vọt xanh xao, nhưng nghĩ tới những ngày tháng hạnh phúc sau này, khuôn mặt ấy lại ánh lên nét rạng rỡ hạnh phúc.

Thế nhưng “yến tiệc tinh thần” không thể nào bồi bổ cho cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng của Thiệu Am. Sau mười tháng mang thai, khi đến cửa ải cuối cùng, bà lại gặp phải điều mà người phụ nữ nào cũng sợ: khó sinh. Lý Thiệu Đường trong lúc hoang mang đã tìm đến một ông bác sĩ trong thôn. Ông bác sĩ nói không thể giữ được mẹ nên phải nhanh chóng làm phẫu thuật để cứu đứa con.

Trong một căn phòng tồi tàn, ông bác sĩ vụng về rạch bụng Thiệu Âm bằng một con dao đã mòn để cứu lấy đứa bé còn đỏ hỏn. Thiệu Âm lúc này gần như đã cạn sức, bà lấy chút hơi sức cuối cùng, cố gắng nói một câu: “Hãy nhớ đặt tên đứa trẻ là Tư Tồn”.

Sau khi Thiệu Âm chết, Lý Thiệu Đường gà trống nuôi con, cuộc sống khó khăn hơn trước bội phần. Vật chất thiếu thốn trầm trọng, có tiền cũng không thuê được vú em, chứ đừng nói đến mua được sữa bò. Ông ta chỉ biết làm theo cách được người dân trong thôn truyền thụ, đó là nấu tiểu mễ thành cháo, chắt lấy nước, rắc vào đó một chút muối rồi bón cho đứa trẻ ăn. Số cháo còn lại ông cũng không nỡ ăn, lại tiếp tục nấu, rồi chắt nước cho tới khi hạt gạo đã nát hết. Tư Tồn vì thiếu chất nên vừa gầy vừa nhỏ, khuôn mặt thanh tú nhưng vàng vọt xanh xao. Cô bé rất ngoan, có đói cũng không bao giờ khóc, chỉ giương đôi mắt to tròn nhìn chằm chằm vào ba. Mỗi lần nhìn thấy con, Lý Thiệu Đường lại nhớ về người vợ đã mất. Có lúc ông còn nghĩ, Tư Tồn là món quà cuối cùng Thiệu Am dành tặng cho mình. Có lúc ông lại nghĩ, nếu không phải vì Tư Tồn, Thiệu Ảm đã không rời xa ông. Nhưng người ông ta hận nhất vẫn là chính mình, nếu không bị ông ta làm liên lụy, Thiệu Ảm sẽ không chết, Tư Tồn cũng không phải chịu cảnh vừa sinh ra đã chịu bao khổ cực như vậy.

Không bao lâu sau, người bạn của Lý Thiệu Đường truyền tin tới, ông ta đã có cơ hội vượt biên từ Quảng Châu đi Hồng Kông. Người bạn đó dặn trước, ông không được mang theo trẻ con. Lý Thiệu Đường cân nhắc thiệt hơn, không biết nên làm thế nào trong tình cảnh này.

Người bạn đó lại giúp ông ta đi nghe ngóng tình hình, biết được ỡ ngay thôn bên cạnh có một người phụ nữ vừa sinh con ra thì đứa trẻ không may chết yểu, mà người phụ nữ đó lúc nào cũng thừa sữa. Tư Tồn được gửi vào nhà đó, chắc chắn lớn lên sẽ béo trắng khỏe mạnh.

Hai chữ “sữa mẹ” đã khiến Lý Thiệu Đường mềm lòng. Ông nghĩ, thà đem con gái gửi cho người đó để được bú ẵm đủ đầy, còn hơn để nó theo mình uống nước cháo cầm hơi. Đợi tới khi Tư Tồn cứng cáp hơn một chút, ông ta cũng tạo dựng được sự nghiệp ở Hồng Kông, lúc đó đón con bé về với mình vẫn chưa muộn.

Lý Thiệu Đường hạ quyết tâm để người bạn bế con đi. Ông ta cũng không dám hỏi con mình sẽ được gửi vào nhà nào, chỉ sợ bản thân mình sẽ thay đổi quyết định. Ngày Tư Tồn bị bế đi, bầu trời vô cùng ảm đạm. Tư Tồn còn bé tí đã biết nhận người Cô bé bị người lạ bế đã khóc ầm ĩ, hai tay huơ huơ về phía ba như mong muốn ba bế mình lại. Lý Thiệu Đường cố nén nỗi đau quay lưng đi, nhưng tiếng khóc của con gái đã vĩnh viễn khắc sâu trong kí ức. Ông đã lập lời thề, đến Hồng Kông nhất định phải gây dựng cơ đồ, kiếm thật nhiều tiền, nhanh chóng ổn định cuộc sống để đón Tư Tồn về với mình.

Thế nhưng, người tính không bằng trời tính. Thời gian trôi qua, Tư Tồn được nuôi lớn bằng nguồn sữa mẹ mát lành, Lý Thiệu Đường cũng thuận lợi đến được Hồng Kông. Vài năm sau, Cách mạng Văn hóa nổ ra, một người bị gán mác “hữu khuynh”: “tội đồ”: “phản bội” như ông đâu còn cơ hội để trở về quê hương được nữa. Ông chỉ còn cách đi càng xa càng tốt, từ Hồng Kông tới châu Âu, rồi tới tận đất Mỹ xa xôi.

Sau hơn mười năm vật lộn, Lý Thiệu Đường đã trở thành Chủ tịch một công ti lớn ở Mỹ. Bao năm đơn độc vùng vẫy trên thương trường khiến tính cách ông thay đổi nhiều, ở New York, ông nổi tiếng trong giới Hoa kiều về cách giải quyết vấn đề. Cách giải quyết vấn đề của ông không phải là đàm phán hòa bình, mà là bắt người khác tuân phục mình. Nhờ vào điều đó, ông ta trở nên giàu có. Nhưng tận sâu trong trái tim, ông cũng là người rất đau khổ. Ông không quên được người vợ hiền vì mình mà chết thảm, càng không quên được đứa con gái lưu lạc ở một vùng quê nhỏ bé tận Trung Hoa. Ông ta có dùng trọn kiếp này cũng không thể trả hết món nợ với vợ và con gái.

Tin Trung Hoa đại lục tiến hành cải cách mở cửa nhanh chóng lan tới nước Mỹ. Lý Thiệu Đường ngay lập tức tìm về thành phô" X với danh nghĩa trở về kiến thiết quê hương. Sau lần gặp mặt đầu tiên, ông và Thị trưởng Mặc như đã quen biết nhau từ lâu. Sau vài lần tiếp xúc, ông không chỉ quyết định đầu tư vào thành phố X mà còn thực hiện một việc quan trọng khác, đó là ủy thác cho Thị trưởng Mặc tìm kiếm đứa con gái thất lạc bao năm nay giúp mình.

Thị trưởng Mặc thật sự đã làm được, nhưng kết quả lại khiến Lý Thiệu Đường vô cùng phẫn nộ. Bốn năm trước, con gái yêu của ông đã bị vợ chồng họ Chung “bán” đi rồi! Hơn nữa “người mua” không ai khác lại chính là đứa con trai tàn tật của Thị trưởng Mặc.

Ngay lập tức, ấn tượng về Thị trưởng Mặc trong mắt Lý Thiệu Đường thay đổi, kế hoạch đầu tư cũng vì thế mà tạm thời bị hoãn. Trong mắt ông ta, lúc này vị Thị trưởng Mặc Bỉnh Tiên quang minh lỗi lạc ban đầu giờ đã biến thành một tên quan liêu, cưỡng mua con gái nhà lành.

Lúc này, một nửa cơn tức giận của Lý Thiệu Đường nhắm vào Thị trưởng Mặc, một nửa còn lại nhắm vào vợ chồng Chung Phú Quý. Con gái của ông ta từ nhỏ đến lớn chưa từng được hưởng một ngày hạnh phúc, sung sướng. Ông mang trong mình niềm hi vọng tràn trề có thể cùng con gái về Mỹ, cho nó sô"ng trong căn biệt thự đẹp như trong truyện cổ tích, mặc váy ba tầng của công chúa, gắn nơ lụa màu hồng, đi tất có thêu ren, tham gia các cuộc dạ hội của giới thượng lưu. Thế nhưng, ông không ngờ được rằng, vợ chồng họ Chung kia vì một chút danh lợi mà “bán” con gái của ông cho gia đình Thị trưởng Mặc khi nó chưa tròn mười sáu tuổi, để con gái ông phải vất vả làm trâu làm ngựa cho nhà người ta.

Họ dùng tiền bán con gái ông để xây nhà mới, dựng vợ gả chồng cho con trai đẻ của mình. Còn con gái yêu Tư Tồn của ông lại phải ăn nhờ ở đậu trong nhà họ Mặc, chịu bao nhiêu tủi nhục. Thật sự Lý Thiệu Đường đã nghĩ rằng số phận của con gái ông quá khổ cực, nên cho dù xảy ra chuyện gì, ông ta cũng phải mang nó đi.

Sự xuất hiện của Lý Thiệu Đường khiến hai vợ chồng Chung Phú Quý sợ tới mức đến thở mạnh cũng không dám. Lý Thiệu Đường bảo họ vào thành phô", họ liền vội vã theo ông ta vào thành phcí; Lý Thiệu Đường bảo họ giải thích với Tư Tồn, họ liền theo ông ta tới nhà họ Mặc. Họ không dám đắc tội với cả hai bên: nhà họ Mặc lẫn Lý Thiệu Đường.

Trong mắt Lý Thiệu Đường, đứa con trai tàn tật của Thị trưởng Mặc không tồi tệ như những gì ông ta tưởng tượng ban đầu, ngược lại, Mặc Trì còn là một thanh niên có tướng mạo phi phàm, lễ phép, biết điều. Thế nhưng, khi nhìn xuống chân của anh, ông lập tức cảm thấy khó chịu. Không ngờ Chung Phú Quý lại “bán” con gái ông cho một người như thế. Nếu là ở nước Mỹ, nơi thanh niên nam nữ được tự do yêu đương, dù đối phương có tàn tật hay là ăn mày, ông cũng sẽ thuận theo ý con, không bao giờ nói một tiếng “không”. Thế nhưng con gái đáng thương của ông vào năm mười sáu tuổi đã bị người ta “bán” cho một người như thế để làm kẻ hầu người hạ, ông thật sự không tài nào chấp nhận nổi sự thật ấy.

Không một ai lên tiếng, bầu không khí trong phòng cũng trở nên bí bách. Tư Tồn ngồi thần người trên sô pha, muốn khóc mà không sao khóc nổi. Món quà sinh nhật tuổi hai mươi đến với cô giống như một trận động đất vậy. Mặc Trì lặng lẽ đến bên cạnh, một tay đặt lên vai cô như muốn tiếp thêm cho cô chút sức mạnh.

Lý Thiệu Đường đột ngột phá vỡ bầu không khí im lặng bằng một quyết định xanh rờn: “Ngày mai Tư Tồn phải đi làm một vài thủ tục. Con bé bắt buộc phải li hôn, theo tôi về Mỹ”.

Hai chữ “li hôn” chẳng khác nào một quả bom phát nổ, khiến cả Mặc Trì và Tư Tồn đều giật nảy mình. Hai người cùng nhìn nhau, trong mắt họ cùng ẩn chứa sự phủ định kiên quyết.

“Tôi không li hôn, cũng không muốn đi Mỹ!”, Tư Tồn quả quyết nói.

Mặc Trì đưa ánh mắt kiên định như muốn nghênh chiến với Lý Thiệu Đường, nói với giọng mạnh mẽ: “Bác Lý, cháu và Tư Tồn yêu thương nhau, chúng cháu mong muốn được ở bên nhau. Bác không có lí do gì để ép chúng cháu phải li hôn cả, chúng cháu cũng tuyệt đối không làm như thế”.

Lý Thiệu Đường không ngờ hành trình tìm con của mình lại gian nan đến thế. Việc đã đến nước này, con gái không thèm gọi “ba”, lại còn chống đối mình, đến đứa con rể trông có vẻ yếu đuối cũng dám đấu khẩu với mình. Nỗi tức giận đã dâng đến đỉnh điểm, ông ta quát tháo ầm ĩ: “Không muốn cũng phải li hôn! Nếu không li hôn, tôi sẽ kiện các người, tôi sẽ kiện...” Ông ta chỉ thẳng vào mặt Chung Phú Quý và Thị trưởng Mặc: “Các người một kẻ cưỡng mua trẻ vị thành niên, một kẻ buôn người, các người sẽ bị pháp luật trừng trị!”

Những việc diễn ra trước mắt khiến đầu óc Tư Tồn trở nên hỗn loạn. Đột nhiên, cô thấy dạ dày quặn đau, liền vội vàng bịt miệng, chạy như bay vào nhà vệ sinh, dựa vào bồn rửa mặt nôn thốc nôn tháo. Tâ"t cả mọi người đều lo lắng chạy theo, Lý Thiệu Đường là người chạy đến đầu tiên, miệng không ngừng hỏi: “Con gái, con làm sao thế này?”

Mặc Trì, do đi lại bất tiện, là người cuối cùng chạy đến. Anh lặng lẽ tách hàng người ra rồi cúi xuống, dìu Tư Tồn đứng dậy, ánh mắt không giấu nổi vẻ lo âu. Anh vỗ nhẹ vào lưng, giúp cô cảm thấy dễ chịu hơn. Anh nghĩ, cô vừa xuống tàu, lại chịu kích động lớn về mặt tinh thần, không mệt mỏi mới lạ.

Tư Tồn nôn xong, đứng dậy thở hổn hển. Mặc Trì mở vòi nước, lấy nước mát giúp cô lau mặt. Tìm được xúc cảm quen thuộc từ bàn tay thô ráp của anh, lòng cô thấy thêm phần mạnh mẽ. Cô ngẩng đầu lên, nhìn Mặc Trì một cách say mê.

Anh dìu cô ra rồi nói với những người còn lại: “Tư Tồn mệt rồi, có chuyện gì thì để ngày mai tính tiếp. Con đưa cô ấy về phòng nghỉ ngơi trước”.

Lý Thiệu Đường xông lên nói: “Mày không được mang con gái ta đi đâu cả”.

Mặc Trì không hề tỏ ra nhu nhược, chậm rãi nói: “Cháu là chồng của cô ấy, đây là nhà của chúng cháu, cháu chỉ đưa cô ấy đi nghỉ”.

Lý Thiệu Đường đành phải nhượng bộ. Tư Tồn trở về phòng, cơ thể mệt mỏi rã rời nhưng không tài nào chợp mắt nổi.

Sự xuất hiện của Lý Thiệu Đường cũng khiến Mặc Trì kinh động. Đặc biệt qua ông ta, anh mới biết được Tư Tồn đã đến với thế giới này khó khăn ra sao. Chỉ thiếu chút nữa thôi, có thể cô sẽ không tồn tại, sẽ không thể trưỡng thành, anh sẽ không thể gặp gỡ cô... Anh không dám nghĩ tiếp nữa, chỉ biết ôm chặt cô vào lòng, không ngừng vuốt ve và đặt những nụ hôn lên khuôn mặt cô.

Tư Tồn ngẩng mặt lên, cô hồ như chẳng suy nghĩ được gì trước tin tức đến quá đột ngột này. Lúc này, cô chỉ có thể dựa vào Mặc Trì. Anh chính là bầu trời của cô, là bờ vai duy nhất cô có thể dựa dẫm.

“Tư Tồn, em ngủ một chút đi, anh sẽ ở bên cạnh em”. Mặc Trì cố" nén nỗi đau trong ỉòng, ôm chặt cô vợ bé nhỏ của mình và đưa lời an ủi.

Cô lắc đầu nói: “Mặc Trì, em phải làm sao bây giờ? Em không tin nổi đây lại có thể là sự thật...”

Ngày hôm qua, cô vẫn còn chìm đắm trong cuộc hành trình vui vẻ, khuôn mặt rạng ngời, bây giờ lại thành ra tiều tụy, thảm hại như vậy. Hôm nay còn là ngày sinh nhật lần thứ hai mươi của cô.

“Dù đó có phải là sự thật hay không, anh vẫn luôn ở bên cạnh em. Em đừng lo lắng nữa, được không?”, Mặc Trì ôn tồn nói.

“Em sẽ không bao giờ rời xa anh”.

Mặc Trì ôm cô chặt hơn, nhịp thở trở nên gấp gáp: “Anh cũng không bao giờ rời xa em, đến chết cũng không xa, không ai có thể cướp em khỏi anh cả”.

Tư Tồn gật đầu, an tâm nằm trong vòng tay anh. Để cô thoải mái hơn, anh đỡ cô nằm thẳng trên giường. Tư Tồn tưởng anh định ra ngoài, lập tức lo lắng, kéo lấy tay anh không chịu buông ra. Mặc Trì nhẹ nhàng nói: “Em yên tâm, anh vẫn ở đây thôi”. Tuy đã an tâm phần nào nhưng cô vẫn giữ chặt tay anh không rời. Nỗi mệt mỏi quá độ nhanh chóng kéo cô chìm vào giấc ngủ. Trong lúc đó, Mặc Trì không dám động đậy gì, cả đêm nằm canh giấc cho cô.

Đến nửa đêm, cô không ngừng lắc đầu, Mặc Trì lại dỗ dành cô. Anh nhẹ nhàng vỗ vào vai cô, ôm cô vào lòng, để cô gối đầu trên cánh tay mình. Lúc trời tờ mờ sáng, Tư Tồn cũng đã yên giấc trên cánh tay Mặc Trì. Anh vừa định chợp mắt thì cô đột nhiên tỉnh giấc, bịt miệng và chạy vội vào nhà vệ sinh.

Mặc Trì không có ý định ngủ thêm nữa, vội vã xuống giường theo cô. Tư Tồn dựa vào bồn nước, lại tiếp tục nôn thốc nôn tháo. Dạ dày cô đã hoàn toàn trống rỗng, không còn gì có thể nôn nữa, giờ chỉ là những tiếng nôn khan đến buốt lòng.

Đúng lúc đó, Trần Ái Hoa nghe thấy tiếng động liền đẩy cửa bước vào. Mặc Trì sốt sắng nói: “Mẹ, chúng ta phải đưa Tư Tồn tới bệnh viện để kiểm tra ngay”.

Tư Tồn khó khăn lắm mới ngẩng được đầu lên, nói không ra hơi: “Em không sao, chỉ hơi buồn nôn thôi... Ọe...” Chưa nói hết câu, cô lại tiếp tục cúi xuống nôn.

Trần Ái Hoa chứng kiến sự việc, nỗi lo đã giảm đi phần nào. Bà rót một cốc nước ấm cho Tư Tồn, dịu dàng nói: “Con uống nước vào cho sạch dạ dày”.

Tư Tồn nhìn thấy nước, ruột lại cuộn lên. Trần Ái Hoa nói một cách quyết đoán: “Mặc Trì, con mau thay đồ cho Tư Tồn. Mẹ sẽ gọi xe, lập tức tới bệnh viện”.

Trần Ái Hoa, vợ chồng Chung Phú Quý, Thị trưởng Mặc và Lý Thiệu Đường cùng đưa Tư Tồn tới bệnh viện. Khí thế đó khiến Tư Tồn sợ hết hồn, cô không nói được câu nào, chỉ nép mình vào lòng Mặc Trì.

Khi tới bệnh viện, cô không cần xếp hàng mà được chuyển thẳng lên phòng Viện trưởng, Khoa Nội, Khoa Tiêu hóa rồi chuyểnnsang Khoa Sản làm xét nghiệm... Rất nhanh sau đó đã có kết quả.

Tư Tồn đã có thai.

Bộ Giáo dục đã có quy định, sinh viên các trường đại học và trung cấp không được phép kết hôn và sinh nở trong quá trình học tập. Tư Tồn là thế hệ sinh viên đầu tiên sau khi kỳ thi đại học được khôi phục, lúc nhập học cô đã kết hôn. Nhưng trong thờj. gian học tập, cô tuyệt đối không được có thai. Do đó, Mặc Trì và cô luôn sử dụng các biện pháp tránh thai. Lần này không hiểu tại sao họ lại để xảy ra sơ sót.

Tâm tư của Tư Tồn đã hoàn toàn chuyển sang sinh linh bé nhỏ đang nằm trong bụng mình. Lúc trở về nhà, khuôn mặt cô đã xuất hiện nụ cười ngọt ngào.

Lý Thiệu Đường quan sát thần sắc của Tư Tồn, thấy nét đáng yêu con trẻ của cô giống Thiệu Âm như đúc, lòng ông bỗng trùng xuống.

Mặc Trì cả đêm không ngủ, sắc mặt có phần nhợt nhạt Trần Ái Hoa bèn nói: “Con mau đưa Tư Tồn về phòng nghỉ, để mẹ dặn cô giúp việc nấu cơm. Thời kỳ này phải đặc biệt bồi bổ cho Tư Tồn”.

Lý Thiệu Đường lạnh lùng nói: “Đúng là phải bồi bổ cho con bé nhưng đứa trẻ trong bụng phải bỏ đi. Tư Tồn bắt buộc phải theo ta về Mỹ”.

Tư Tồn gần như đã quên mất sự tồn tại của Lý Thiệu Đường, không ngờ vào lúc này ông ta lại nói ra một câu gây chấn động như thế. Cô liền quát lên: “Ông đừng có nằm mơ!”

Trần Ái Hoa thấy Tư Tồn kích động như vậy, sợ ảnh hưởng tới thai khí nên bà vội vàng quay sang lựa lời nói với Lý Thiệu Đường: “Ông Lý, bây giờ với Tư Tồn quan trọng nhất là phải tĩnh dưỡng tẩm bổ. Những chuyện khác, một thời gian sau hãy tính tiếp”.

Trần Ái Hoa làm công tác lâu năm nên rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực hòa giải. Nhờ sự nỗ lực của bà, Lý Thiệu Đường đã đồng ý, trước mắt tất cả lấy sức khỏe của Tư Tồn làm trọng. Nhưng trong thâm tâm, ông đã hạ quyết tâm nhất định phải đưa con gái về Mỹ.

Buổi chiều hôm đó, vợ chồng Chung Phú Quý được đưa về thôn Tú Thủy. Trước lúc chia tay, Tư Tồn quỳ khóc trước mặt họ, cảm động gọi: “Ba! Mẹ” Cô đột nhiên không còn hận họ năm đó đã nhận tiền của nhà họ Mặc nữa. Cô chỉ là một đứa con nuôi, từ nhỏ lại được nhận sự đối xử như con đẻ, tuy chỉ là rau cháo đạm bạc, nhưng cô chưa bao giờ phải chịu đói. Mỗi năm Tết đến, dù nhà nghèo đến đâu, mẹ cũng cố sắm cho cô một món quằ, khi là đôi tất, khi là dây buộc tóc... Cô thích đi học, dù rõ ràng trong nhà có bao việc phải làm, ba mẹ vẫn cố nuôi cô ăn học tới hết cấp ba. Họ có công lao rất lớn trong việc dưỡng dục cô. Tư Tồn nói, họ mãi mãi vẫn là ba mẹ của cô.

Lần này trở về, Lý Thiệu Đường vừa vì việc công lại vừa vì chuyện cá nhân. Ông ta còn một cuộc họp ở Hồng Kông nên ngay tốì hôm đó cũng rời thành phố X.

Tư Tồn đứng trước một sự lựa chọn. Các trường đại học trên toàn quốc đều quy định, sinh viên không được phép sinh nở trong thời gian học tập, Đại học Phương Bắc cũng không phải ngoại lệ. Thời gian dự kiến sinh của Tư Tồn là trước Tết năm sau, sẽ đúng vào dịp cô tốt nghiệp. Nếu cô muốn sinh con thì bắt buộc phải nghỉ học.

Tối đến, Mặc Trì đặt tav lên bụng Tư Tồn, cảm giác bụng cô rất êm ái, bằng phẳng và ấm áp. Ớ đó đang có một sinh mệnh bé nhỏ, nếu không có sự cố gì xảy ra, nó sẽ dần dần lớn lên và đến với thế giới này, biết gọi ba, gọi mẹ.

Mặc Trì do dự rất lâu mới nói: “Tư Tồn, bây giờ chưa phải lúc chúng ta cần đứa trẻ này”.

Tư Tồn không ngờ Mặc Trì lại nói ra những lời như vậy. Cô tức giận ngồi bật dậy, không muôn tin vào những gì mình vừa nghe: “Không! Em cần con!”

Mặc Trì yếu ớt thở dài, mặc thêm áo ấm cho cô: “Nếu bây giờ chúng ta giữ con lại thì công sức bốn năm qua của em sẽ tan thành mây khói. Chỉ còn nửa năm nữa là em tốt nghiệp rồi”.

Tư Tồn cũng xót bốn năm đại học của mình, nhưng trong bụng cô hiện giờ là một sinh mệnh nhỏ bé. Đó là con của cô và Mặc Trì, trong nó chảy dòng máu của cả hai người. Giữa đứa bé và tấm bằng tốt nghiệp đại học, cô tuyệt đối sẽ không do dự mà chọn đứa bé. Không ai có thể làm lung lay quyết định này của cô.

“Sự nghiệp học hành sẽ ảnh hưởng tới cả cuộc đời, con thì sau này em vẫn có thể sinh được”.

Tư Tồn phản đối: “Con cái là sinh mệnh của chúng ta. Không học đại học cũng chẳng sao!”

Mặc Trì kiên trì thuyết phục: “Em nên học xong đại học. Em đã cố gắng rất nhiều, giờ chỉ còn nửa năm cuối cùng nữa thôi”,.

Tư Tồn ôm lấy bụng mình: “Nhưng đây là con của chúng ta”.

Ánh mắt anh dừng lại trên bụng cô, bất giác anh cảm thấy thật ấm áp. Tư Tồn nắm tay anh: “Mặc Trì, chúng ta sẽ giữ lại đứa bé nàv, anh nhé!”

Anh nhìn cô rồi lại nhìn về phía trước, nhìn vào bên chân trái của mình. Sắc mặt anh dần dần trở nên tái nhợt, anh nhè nhẹ lắc đầu: “Anh vẫn chưa chuẩn bị tốt”.

Tư Tồn tức đỏ cả mắt: “Con chúng mình đang lớn lên mỗi ngày, đủ chín tháng mười ngày nó sẽ ra đời, anh cần gì phải chuẩn bị?”

Mặc Trì kéo Tư Tồn nằm xuống rồi ôm lấy cô: “Anh cần suy nghĩ thêm, anh thật sự cần thời gian để suy nghĩ thêm”.

Với sự kiên trì của Mặc Trì, Tư Tồn cũng quay lại trường học. Cô không nhắc đến sự xuất hiện của Lý Thiệu Đường mà chỉ thông báo cho mọi người trong phòng 302 biết tin cô có thai. Ngoại trừ Lưu Anh, mọi người trong phòng đều nói, bây giờ không phải lúc cô nên có con.

Quan điểm của họ giống hệt với Mặc Trì. Cô đã hoàn thành ba năm rưỡi đại học. Ớ thời điểm then chốt này lại nghỉ vì sinh con, họa có người ngốc mới làm như thế.

Chỉ có Lưu Anh thông cảm với Tư Tồn: “Các em chưa kết hôn sao hiểu nỗi lòng người làm mẹ. Đứa bé này giống cái cây mọc trong người, đã đâm rễ vào lòng mình. Vì đứa trẻ, đừng nói là từ bỏ trường đại học, dù phải từ bỏ tính mạng mình, người mẹ cũng cam lòng”.

Vu Tiểu Xuân không hiểu hết những điều đó nhưng việc đầu tiên cô làm là bảo Tư Tồn chuyển xuống giường dưới, còn cô chuyển lên giường trên. Tuy gần đây, Tư Tồn không ở trong ký túc nhiều, nhưng đôi lúc cũng có môn phải học buổi tối, hoặc buổi trưa khi cần nghỉ ngơi, cô vẫn về đây. Bây giờ Tư Tồn đang có thai, sẽ không tiện ieo lên leo xuống.

“Đằng nào nhà trường cũng không biết, cậu cứ yên tâm lên lớp. Đợi tới lúc thật sự quyết định có sinh đứa trẻ hay không, lúc đó hãy thương lượng về chuyện nghỉ học”, Vu Tiểu Xuân nói.

“Nghe nói trường sẽ không cho tạm nghỉ trong khi mang thai mà sẽ đuổi học luôn”, Đổng Lệ Bình thêm vào.

Vu Tiểu Xuân nhíu mày: “Tư Tồn là người đã có chồng, chẳng nhẽ nhà trường không cho phép vợ chồng người ta sinh con sao?”

“Ai mà biết được?”, Đổng Lệ Bình nói

Tư Tồn có một môn học vào chín rưỡi tối và một môn vào tám giờ sáng. Mặc Trì không muốn cô vất vả nên bảo cô nghỉ lại trong ký túc. Cứ mỗi buổi chiều tối, anh lại mang một cặp lồng thức ăn tới, bên trong lúc là canh gà, lúc là canh cá. Cô đang mang thai nên tuyệt đối không thể lơi là việc chăm sóc sức khỏe.

Cuối tuần Tư Tồn về nhà, bất ngờ gặp Lưu Xuân Hồng tới thăm.

Lưu Xuân Hồng gặp Trần Ái Hoa liền rơi nước mắt. Cô nói năm xưa không làm rõ tình hình, chỉ biết thành phần gia đình của Tư Tồn tốt nhưng lại không biết cô là con nuôi.

“Đây là thiếu sót của tôi. Nhưng bây giờ tôi biết làm thế nào đây? Một bên có lỗi với Mặc Trì, một bên có lỗi với thành phố. Tôi thật sự tiến thoái lưỡng nan!”, Lưu Xuân Hồng nói.

Trần Ái Hoa một lòng muốn bảo vệ con mình liền nói: “Chuyện của bọn trẻ thì cứ để chúng tự quyết định”. Bà biết Mặc Trì đã coi Tư Tồn như da thịt của chính mình nên ly hôn là chuyện tuyệt đối không thể.

“Đã đành là như thế, nhưng Lý Thiệu Đường là nhà đầu tư lớn đầu tiên của thành phố chúng ta, nếu vì chuyện này mà việc đầu tư đổ vỡ thì cũng không có lợi cho Thị trưởng Mặc”, Lưu Xuân Hồng nói.

Trần Ái Hoa bị câu nói đó của Lưu Xuân Hồng làm cho lạnh người. Rõ ràng bà hiểu rằng, nên vì đại cục mà từ bỏ lợi ích cá nhân, nhưng bà cũng là người mẹ yêu thương con hết mực. Trong gia đình, con cái là tất cả đối với bà. Con trai bà đã chịu bao khổ nạn rồi, Tư Tồn là tia sáng duy nhất của cuộc đời nó. Với tư cách một cán bộ Nhà nước, cũng là một người mẹ, trong tình thế hiện nay, bà cũng không thể phân biệt được bên nào là đại cục nữa rồi.

Bà đột nhiên nhớ tới chiếc phao cứu sinh cuối cùng: “Bọn trẻ không thể ly hôn được, Tư Tồn đã mang thai rồi”.     

Lưu Xuân Hồng nói với vẻ khó khăn: “Đây chính là điều khiến Lý Thiệu Đường tức giận nhất... Chẳng phải là lấy đứa trẻ để trói buộc Tư Tồn sao.”

Trần Ai Hoa nghe ra trong câu nói này còn có hàm ý gì khác, bà liền nghiêm mặt nói: “Đồng chí Xuân Hồng, rốt cuộc chị định giúp chúng tôi hay là giúp Lý Thiệu Đường đây?”

Lưu Xuân Hồng xấu hổ, đỏ cả mặt: “Tôi làm thế này chẳng phải vì Thị trưởng Mặc sao?”

Mặc Trì chốhg nạng từ trên tầng đi xuống, vừa đi vừa nói: “Cô Lưu, chuyện của cháu và Tư Tồn, chúng cháu sẽ tự nói với ông Lý. Cháu tin rằng, xuất phát điểm của ông Lý cũng là vì muốn tốt cho Tư Tồn, sẽ không cưỡng ép cô ấy làm những gì cô ấy không muốn”. 

Lưu Xuân Hồng nhận thấy trong khẩu khí của Mặc Trì không hề có ý định buông xuôi, bèn cười nhạt quay sang nói với Trần Ái Hoa: “Tình cảm của hai đứa tốt quá nhỉ?”

“Tất cả là nhờ năm xưa có chị làm nguyệt lão. Đồng chí Lưu Xuân Hồng, chị thật sự đã lập công với gia đình chúng tôi đó”, Trần Ai Hoa nói.

Sắc mặt Lưu Xuân Hồng lúc đỏ lúc tái, không nói thêm được câu nào nữa.

Mặc Trì và Tư Tồn vẫn đang tiếp tục tranh cãi về việc giữ hay bỏ đứa bé. Mặc Trì việc gì cũng thuận theo Tư Tồn, duy nhất trong vấn đề này anh tỏ ra “gia trưởng”. Anh muốn cô bỏ đứa bé, quyết không nhượng bộ. Anh nói, đầu tiên cô đang là sinh viên, nên lấy việc học làm trọng. Thứ hai, anh vẫn chưa chuẩn bị tinh thần làm cha nên không muốn có con sớm như vậy.

Tư Tồn vừa nghe Mặc Trì nói không cần đứa trẻ, phản ứng đầu tiên của cô ỉà ôm chặt bụng mình. Sau một hồi tranh luận, cô liền nghĩ đến vấn đề thực tế nhất: “Có đứa trẻ này, Lý Thiệu Đường sẽ không có lý do bắt chúng ta phải rời xa nhau”.

Mặc Trì lạnh mặt nói: “Nếu ông ta ép em, em sẽ đi theo ông ta sao? Không có đứa trẻ này rồi, em sẽ bỏ đi sao?”

Tư Tồn không ngờ Mặc Trì thường ngày vẫn dịu dàng với cô lại có thể nói ra những lời đó. Cô tức giận nói: “Anh thừa biết em không hề có ý đó!”

“Vậy ý của em như thế nào?”

“Em chỉ cần giữ lại đứa bé”.

“Sau này chúng ta vẫn có thể có con”.

Tư Tồn không nói lại được Mặc Trì, trong cơn tức giận, cô bỏ về trường học. Mặc Trì xem lại sách y học mới biết, việc phá thai gây tổn hại cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe của người phụ nữ. Đến lúc này anh lại do dự không quyết, chỉ biết chú ý tẩm bổ thêm cho Tư Tồn.

Bệnh thiếu máu tuổi dậy thì của cô vừa khỏi, bất kể có giữ lại đứa trẻ hay không, cô đều cần bổ sung dinh dưỡng và tăng cường thể lực. Hàng ngày anh vẫn đến trường thăm cô và mang đồ ăn tới. Tư Tồn cũng có lúc cùng anh đi dạo quanh sân vận động trường. Hai người rất hiểu ý nhau, họ đều thận trọng, không nhắc đến chuyện đứa trẻ.

Tư Tồn đột nhiên cảm thấy, cô và Mặc Trì không thể nói hết mọi chuyện với nhau như trước nữa. Ví dụ, cô không thể than phiền với anh rằng, canh gà anh mang tới cô không ăn được một miếng nào vì cứ ngửi thây mùi là buồn nồn.

Lưa Anh nói, đây là khảo nghiệm đầu tiên của người phụ nữ lần đầu làm mẹ, ai mang thai cũng phải trải qua thời kỳ thai nghén. Nghe Lưu Anh nói, Tư Tồn cảm thấy thai nghén cũng là một việc hạnh phúc. Nhưng chỉ có mình cô cảm thấy hạnh phúc, còn Mặc Trì không thể cùng cô chia sẻ cảm giác đó. Lưu Anh còn nói, mốì liên hệ giữa thai nhi và người mẹ sẽ không người ngoài nào có thể cảm nhận được.

Đứa trẻ trong bụng cô lớn lên mỗi ngày một nhanh. Tư Tồn cảm thấy Lưu Anh nói rất đúng. Đứa trẻ giống như một cái cây trong bụng của người mẹ, nó đã đâm rễ và nảy chồi trong đó. Cô có thể cảm nhận được từng sự thay đổi nhỏ hàng ngày của đứa bé. Một hôm cô kể, đứa bé đã biết đạp.

Lưu Anh cười đáp: “Mới có ba tháng, bụng vẫn chưa lộ rõ, đợi đến lúc em bé biết đạp vẫn còn lâu lắm!”

Tư Tồn xoa xoa bụng, nói ấp úng: “Rõ ràng em cảm nhận được mà.”

Tư Tồn dùng cách đan len mà Lưu Anh dạy cô, đan được đôi giày và chiếc mũ nhỏ. Ngoài giờ lên lớp, thời gian cô đọc sách cũng ít dần, toàn bộ tâm tư đều dành hết cho đứa con bé nhỏ. Lưu Anh cười cô: “Em chuẩn bị sớm quá đấy”.

“Em phải chuẩn, bị thật sớm, thật nhiều đồ. Sau khi đứa bé chào đời, em sẽ diện cho nó thật xinh đẹp”, Tư Tồn cười nói.

“Sao em biết sẽ là con gái? Nhỡ sinh con trai thì sao?”.

Tư Tồn kiêu hãnh nói: “Con trai thì cũng cần ăn diện chứ. Con trai nhất định sẽ giống Mặc Trì, đẹp trai như anh ấy. Om con ra ngoài đường chơi, chắc chắn người ta sẽ ngưỡng mộ đến phát ghen”.

Sáng Chủ nhật, Mặc Trì tới trường đón Tư Tồn. Anh thông báo, sau hai tháng mất tăm tích, Lý Thiệu Đường đã quay trở lại.

Hai tháng qua, Lý Thiệu Đường đã đi Hồng Kông, Anh quốc rồi lại về công ty mẹ ở Mỹ giải quyết một số” công việc tồn đọng. Cuối tuần này, Thị trưởng Mặc mời ông ta tới nhà dùng bữa. Ông ta liền nhận lời ngay. Trong bữa ăn, ông ta khoe khoang những món quà mua cho Tư Tồn, nào là kim cương lấp lánh, các loại quần áo thời trang đẹp đẽ rồi nước hoa đủ mùi. Giá trị của những món đồ này không hề nhỏ. Sau đó ông ta lại cho Tư Tồn xem ảnh biệt thự ở Mỹ, bên ngoài biệt thự có một hồ nước rất lớn. Trong bức ảnh, ánh trăng phản chiếu xuốhg mặt hồ, trông không khác gì một lâu đài trong truyện cổ tích.

“Con gái, đây mới là cuộc sống con đáng được hưởng”, Lý Thiệu Đường đắc ý nói.

Tư Tồn nhẫn nại đợi ông ta khoe khoang hết rồi nói: “Rất tốt, nhưng tôi không muốn đến Mỹ”.

“Là vì nó sao?” Lý Thiệu Đường lại bộc lộ bản chất ưa nạt nộ của mình, cầm đũa chỉ thẳng vào mặt Mặc Trì.

“Đúng thế. Tôi phải ở bên cạnh chồng tôi”. Sau khi mang thai, Tư Tồn ngày càng dũng cảm: “Cho dù tôi là con gái ông, nhưng con gái lấy chồng như bát nước đổ đi. Hơn nữa, chẳng phải từ hai mươi năm trước ông đã ruồng bỏ tôi rồi sao. Đừng bao giờ nói chuyện đi Mỹ với tôi nữa”.

“Ta...”, Lý Thiệu Đường bị Tư Tồn chạm vào nỗi đau, sắc mặt trở nên tái nhợt: “Ta làm thế cũng chỉ mong con được ăn no mặc ấm. Bây giờ ta có thể cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đến Mỹ rồi, con sẽ được mỏ" rộng tầm mắt, nhận ra những thứ đang có hiện nay hoàn toàn không đáng nhắc đến”.

Tư Tồn lắc đầu nói: “Tôi đã có những thứ quý giá nhất cuộc đời rồi, tôi không cần thêm gì nữa”.

“Ếch ngồi đáy giếng! Tầm nhìn hạn hẹp!” Mặc dù Lý Thiệu Đường đã sống ở nước ngoài bao nhiêu năm nhưng vẫn còn biết dùng thành ngữ Trung Hoa: “Con đúng là đứa không biết điều! Con không biết ra nước ngoài cuộc sống của con sẽ trở nên rộng mở thế nào. Con sẽ được gặp gỡ nhiều người, học được nhiều điều, mới biết thế nào là tình yêu đích thực”.

Lý Thiệu Đường cho rằng tình yêu là phải giống như ông ta và Thiệu Âm, hai người tình nồng ý ngọt, cùng chung chí hướng.

Ông ta tiếp tục nói: “Ta đã làm xong hộ chiếu cho con rồi, những thủ tục khác cũng đã sẵn sàng, khoảng hai tháng nữa con phải theo ta về nhà”.

Tư Tồn kinh ngạc: “Ai khiến ông làm cho tôi?”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.