Cả Nhà Đều Là Dân Xuyên Không, Chỉ Có Tôi Là Dân Bản Xứ

Chương 23: Hợp tác




Editor: Cơm Nắm Nhỏ

__________

Hứa lão tam không ở nhà, bốn mẹ con ngồi ăn bánh bột ngô dưới tàng cây, lúc Giang Thiền tới đúng lúc thấy mỗi mẹ con cầm một cái bánh, ăn rất hăng hái.

“Chị ba, nhà chị đã ăn rồi à?”

Cô bưng hai bát tới nói: “Nhà em làm thịt nên mang cho chị hai bát.”

Thường Hỉ đứng lên đón khách nói: “Em làm gì vậy, nhà chị ăn rồi. Nhà em…………….”

Giang Thiền cũng là người đã làm việc ngoài xã hội, nên tính tĩnh cũng không nhẹ nhàng, cô mỉm cười kiên quyết nói: “Nếu chị còn khách khí với em thì e, sẽ giận đấy. Nhà nhà chúng ta đối diện nhau, mà vợ chồng em cũng không hay ở nhà. Một già một trẻ cũng đành nhờ nhà chị chăm sóc thêm. Không nói cái khác chứ lúc Gia Gia bị rơi xuống bẫy, nếu không nhờ mọi người thì đã xảy ra chuyện lớn rồi. Cũng nhờ vậy mà không xảy ra việc gì, lại còn……………..”

Cô chưa nói câu tiếp, Thường Hỉ đã cho cô một ánh mắt ý vị thâm trường.

Thịt này cũng không thể nói ra, nhưng mà nhà nào cũng biết, cũng hiểu.

“Nhà em cũng không kịp tới của cảm ơn, bây giờ làm chút đồ ăn đưa qua, chị ba cũng đừng khách khí với em.”

Thường Hỉ nghĩ một chút, cũng chẳng làm ra vẻ, chị vào nhà lấy hai món ăn sẵn ra bát. Giang Thiền mang qua hai món, một món là cá kho, một món là cải mai nhồi thịt (Tớ thật sự không biết dịch tên đồ ăn thế nào cho đúng….). Ở đây họ cũng không thường xuyên làm cải mai nhồi thịt, mà cải mai cũng ít ăn.

Cho nên hai món này không chỉ quý mà còn hiếm.

Giang Thiền đứng ngoài cửa đã ngửi được mùi thơm, không phải mùi thịt, mùi có chút kỳ quái, nhưng rất thơm. Cũng không biết nhà họ ăn gì. Chị ba nấu ăn rất ngon.

Giang Thiền đang mải suy nghĩ, Thường Hỉ quay đầu qua thấy biểu tình của cô ấy liền nói: “Buổi trưa nhà chị ăn bánh bột ngô, sẽ cho em hai cái ăn thử xem.”

Giang Thiển: “Được đó!”

Chỉ chờ mỗi câu này thôi.

“Chị ba, tay nghề của chị còn tốt hơn đầu bếp trong thành phố đó, chị học thế nào vậy?” Giang Thiền cũng nấu ăn, nhưng hương vị cũng không quá ngon, chỉ ăn tạm thôi. Cho nên đối với người có thể nấu đồ ăn ngon, cô rất khâm phục.

Thường Hỉ cười nói: “Chẳng phải người ta hay nói là chị có thiên phú hay sao?”

Giang Thiền sửng sốt, bật cười: “Chị nói thế làm em không biết tiếp lời thế nào, em thấy mình không có chút thiên phú nào.”

Thường Hỉ: “Nhưng em biết lái xe, không phải ai cũng có thể làm được.”

Nói cũng không sai, Giang Thiền gật đầu nói: “Cũng đúng, em lái được xe mà.”

Thường Hỉ khâm phục từ đáy lòng: “Em rất giỏi!”

Đây cũng không phải là nịnh nọt, mà Thường Hỉ thật sự nghĩ vậy.

Đừng nói là ô tô, ngay cả xe đạp, lúc mới xuyên qua đây, chị nhìn thấy thì kinh ngạc đến không tưởng được. Chứ chẳng nói tới vật thần kỳ như ô tô. Nghe nói ô tô quá quý hiếm, ngay cả huyện lệnh đại nhân cũng không mua được.

Ở cổ đại, xe ngựa cũng là đồ quý, nhưng gia đình nào giàu có một chút là mua được, có thể trang trí thêm sang quý. Nhưng ô tô thì khác, chẳng dễ mua như vậy, hơn nữa là đồ quá quý hiếm.

Nhưng theo chị thấy, ô tô rất tốt, đi nhanh hơn ngựa. Với lại cũng không xóc nảy, không hành hạ người ta.

Mấy thứ này ở thời đại của chị đều không có, bởi vì không có nên chị càng thêm hâm mộ.

“Những người phụ nữ khác cũng chẳng bằng em.”

Chị nghe nói, hiện tại phụ nữ có thể lái xe như chín trâu mất một sợi lông.

Thế nên, càng rõ sự trân quý của Giang Thiền.

Giang Thiền cắn một miếng bánh bột ngô, ưm một tiếng thỏa mãn híp mắt: “Từ nhỏ em đã ngồi trên đùi ba em lúc lái xe, xem nhiều tự nhiên cũng học được. Sau đó em nghĩ, dù sao cũng là lái xe, chi bằng đi thi lấy bằng, không chừng sẽ có lúc dùng đến.”

Giang Thiền cắn một miếng nữa, xúc động nói: “Đây là nhân gì vậy? Là cải thảo ạ? Sao ăn ngon vậy nhỉ?”

Thường Hỉ: “Ừ, là nhân cải thảo. Nếu em thích, hôm nào chị dạy em cách muối.”

Giang Thiền buồn bã nói: “Thôi không cần đâu………Em không có thiên phú trong phương diện này.”

Thấy Giang Thiền thích như vậy, Thường Hỉ lại cho Giang Thiền thêm hai chiếc nữa, Giang Thiền nói: “Em phải mang về cho mọi người nếm thử, trước kia nhà em cũng ăn bánh bột ngô nhưng không ngon như vậy.”

Giang Thiền cũng không ở lâu bên nhà Đào Đào, cô bưng bánh bột ngô đi nhanh về nhà.

Cứ như sợ Thường Hỉ đổi ý không cho nữa vậy.

Thường Hỉ buồn cười bưng hai chén đồ ăn đến nói: “Đây, cho các con thêm đồ ăn này.”

Đào Đào tò mò nói: “Đây là món gì vậy ạ?”

Thường Hỉ nói: “Đây là cải mai, món cải mai nhồi thịt, món này rất ngon đấy.”

Đào Đào nhớ rõ, bé chưa ăn món này bao giờ.

Bé con cúi đều nhìn, nhíu lông mày lại, ăn thử một miếng, cải mai có mùi thơm của thịt. Lông mày bé con dãn ra, bé con mềm mại nói: “Thực sự ăn rất ngon.”

Thường Hỉ nói: “Tất nhiên mẹ không lừa con rồi, nếu con thích thì ăn đi.”

Chị chỉ nếm thử đầu đũa chứ không gắp lên.

“Mẹ ăn đi.” Hứa Nhu Nhu thấy mẹ không ăn thì chọc chọ vào người mẹ.

Thường Hỉ lắc đầu nói: “Mẹ ăn no rồi.”

Đào Đào hết nhìn cái nọ lại nhìn cái kia, gắp một miếng thịt ba chỉ vào bát Thường Hỉ, cười hì hì nói: “Mẹ ăn thêm một miếng đi!”

Thường Hỉ bật cười: “Cái con nhóc này…………………….”

Đào Đào: “Mẹ ăn thử đi, ăn thử đi mẹ!”

Thường Hỉ mỉm cười, không phụ ý tốt của bọn trẻ.

Về ăn uống, nhà học cũng được coi là ăn ngon nhất trong thôn. Tuy nói nhà họ cũng chẳng được tính là nhà có điều kiện tốt, nhưng lại thuộc về nhà ăn uống tốt nhất. Đừng thấy Hứa lão tam lười như quỷ, nhưng mỗi năm cũng kiếm được chút tiền.

Số tiền này còn có thể mua đồ ăn vặt cho Đào Đào.

Mà Tiểu Lâm với Nhu Nhu thì càng không phải nói, lại có cả chị, người ngoài không biết thôi chứ nhà chị thu được cũng không ít. Nếu là người phụ nữ khác có khi còn tích được nhiều tiền hơn ấy. Dù sao bây giờ ai cũng sống khổ, hận không thể bẻ tiền thành hai nửa, cái gì có thể để dành thì đều để dành.

Nhưng Thường Hỉ không như thế, chị không bạc đãi người nhà trong việc ăn uống. Thường Hỉ không nghi ngờ, nếu nhà mình không ăn uống ngon như vậy thì trong tay chị đã có 2.000 đồng rồi cũng nên! Nhưng bây giờ cũng chỉ mới có hơn 100 đồng.

Thế nhưng chị cũng không hối hận.

Cuộc sống quá vất vả, nếu không được bồi bổ, cơ thể yếu ớt bệnh tật thì mất nhiều hơn được.

“Các con ăn nhiều vào, ăn nó mới cao được.”

Hứa Đào Đào: “Cao thêm! Con muốn trưởng thành sẽ thật cao.”

Đào Đào cắn một miếng cá kho nói: “Thơm quá!”

Thường Hỉ: “Thích ăn cá như mèo vậy.”

Đào Đào lập tức kêu: “Meooooo!”

Thường Hỉ: “Con mèo lười.”

Đào Đào cười hi hi nói: “Vậy mèo lười ăn xong sẽ đi rửa chén được không ạ?”

Thường Hỉ gật đầu: “Thế còn tạm được.”

Hứa Nhu Nhu: “Con………” Còn chưa nói xong đã bị Thường Hỉ đá vào chân.

Hứa Nhu Nhu: “……”

Đào Đào chồng ba cái bát lên nhau, bưng đi rửa. Hứa Nhu Nhu nói nhỏ: “Con bé có thể rửa được không vậy?”

Thường Hỉ cũng nói thầm lại: “Không sao, rửa không sạch thì chiều mẹ sẽ rửa lại lần nữa. Thỉnh thoảng cũng để con bé làm việc nhỏ. Cũng không cần nó học được thành thạo nhưng mà không thể lười biếng không biết làm gì.”

Hứa Nhu Nhu lo lắng nhìn chằm chằm em gái nói: “Nó cũng đừng làm vỡ bát là được.”

Thường Hỉ cười nói: “Con còn lo lắng linh tinh.”

Hứa Nhu Nhu ngập ngừng muốn nói thêm nhưng cũng không nói gì nữa.

Nhưng làm mẹ ruột sao Thường Hỉ có thể không biết con gái đang nghĩ tới đời trước chứ. Đời trước nhà họ Hứa vừa đi học vừa làm ruộng, trong nhà có người hầu nhưng mẹ chồng chị vẫn yêu cầu chị phải xuống bếp.

Ai bảo cha chị là ngự trù, chị lại nấu ăn ngon chứ.

Ngay cả cháu gái mình bà ấy cũng bắt nó xuống bếp học tập từ năm sáu tuổi, tiểu cô nương không biết khống chế lực đạo, hơi không cẩn thận chút sẽ làm rơi chén đĩa. Vì thế cô bé bị mắng không ít lần. Nếu không phải lúc ấy Tuyết Lâm thông minh hiểu chuyện che chở mẹ con họ thì con gái có khi đã bị đánh.

Rất nhiều người, dù tính cách thay đổi, nhưng có một số chuyện xảy ra từ nhỏ đã cắm sâu trong lòng.

Tuy ở đây chẳng có lão thái bà hùng hổ ghê gớm nhưng Hứa Nhu Nhu vẫn dè chừng.

Thường Hỉ vỗ tay con gái nói: “Mọi chuyện đã qua rồi.”

Hứa Nhu Nhu ngẩng đầu: “Con biết! Bây giờ con đã chẳng phải sợ ai nữa.”

Cô kiêu ngạo nói: “Hiện tại con không sợ bất luận kẻ nào!”

Thường Hỉ cười: “Đúng vậy, không cần sợ ai hết.”

Hứa Nhu Nhu cười nhưng vẫn không yên tâm, ngó qua nhìn em gái.

Đào Đào rửa chén xong vênh váo chạy lại, đắc ý nói: “

Chị, chị nhìn lén em đúng không? Có phải chị không nghĩ tới em lợi hại như vậy không?”

Hứa Nhu Nhu: “……”

Tuyết Lâm: “Nào, tiểu cô nương lợi hại đến đây ngồi cạnh anh đi.”

Đào Đào: “Anh kể chuyện cổ tích đi.”

Tuyết Lâm: “Được, anh kể cho em chuyện cổ tích về công chú dế nhũi nhé.”

Đào Đào: “??????????”

Tuyết Lâm kể như thật: “Ngày xửa ngày xưa có một cậu thiếu niên tên là Tuyết Lâm, cậu ấy nuôi rất nhiều dế nhũi, phải đến hàng ngàn hàng vạn con, trong đó có một con dế nhũi tên là công chúa……………….”

Đào Đào nhìn anh trai, một lời khó nói hết, bé con nhéo ngón tay nói: “Anh ơi, hay chúng ta đi ngủ trưa đi?”

Tuyết Lâm nhướng mày: “Em không muốn nghe à? Câu chuyện mà anh kể rất đặc biệt đó.”

Đào Đào: “……………..Rõ ràng là anh đang nói bừa mà.”

Cô bé lẩm bẩm như tiếng muỗi kêu.

Tuyết Lâm nói: “Một ngày nọ, công chúa dễ nhũi biết được một tin lớn, đó là Tuyết Lâm muốn giết chúng nó rồi phơi khô bán đi. Công chúa dế nhũi liền luống cuống không biết phải làm sao! Càng làm nó sợ hãi hơn là dễ nhũi phơi khô bán được sáu đồng một cân!”

Đào Đào: “…………………….”

Đây là truyện cổ tích kiểu gì vậy chứ?

Tuyết Lâm: “Tới lúc này, công chúa mới biết được tụi nó đáng giá như vậy. Vì thế công chúa dế nhũi nghĩ, nếu sau đồng một cân, thì nửa cân được bao nhiêu đồng chứ?”

Đào Đào: “??????????”

Tuyết Lâm mỉm cười nhìn em gái hỏi: “Đào Đào, em nói xem nửa cân sẽ được bao nhiêu tiền? Em đi theo anh chị nhiều ngày nay rồi có học được chút nào không?”

Mấy ngày gần đây cứ vào buổi chiều cậu sẽ giảng bài cho chị gái Hứa Nhu Nhu, Đào Đào cũng đi theo xem náo nhiệt, nên cũng học được một chút. Nhưng mà, có chỗ nào đó sai sai!

Không phải đang kể chuyện cổ tích sao?

Đào Đào: “…………………….”

Bé con chớp mắt, lông mi nhấp nháy.

Tuyết Lâm dí vào trán bé con một cái nói: “Bạn họ, em không biết sao?”

Hứa Đào Đào suy nghĩ một chút rồi chần chừ nói: “Ba đồng ạ.”

Nói xong, cô bé tự tin hơn, nghiêm túc nói: “Là được ba đồng!”

Tuyết Lâm gật đầu: “Trả lời đúng rồi, Đào Đào thật thông minh, công chúa dế nhũi cũng nghĩ như vậy đó.”

Hứa Đào Đào giơ tay lên, Tuyết Lâm nói: “Em nói đi.”

Đào Đào: “Anh ơi, sao em cảm thấy anh đang mắng em là dế nhũi vậy.”

Tuyết Lâm: “……………………”

Tuyết Lâm cảm thấy cạn lời.

Đào Đào chân thành nhìn anh trai nói: “Anh bắt nạt em, em không nghe anh kể chuyện cổ tích nữa.”

Tuyết Lâm liếc bé con nói: “Tiểu cô nương quá tâm cơ, em cố ý đúng không?”

Đào Đào ngây thơ cười: “Đâu có đâu, em còn là trẻ con mà. Trẻ con không có nhiều tâm tư vậy đâu.”

Bé con xê ghế dựa vào Nhu Nhu cười tủm tỉm: “Vẫn là chị tốt hơn.”

Hứa Nhu Nhu mỉm cười: “Vậy chị kể cho em truyện cổ tích về công chúa đỉa nhé.”

Đào Đào hu hu giả vờ khóc nói: “Mẹ ơi, mẹ xem, anh chị đều bắt nạt con này.”

Bé con lại xê qua sát bên cạnh Thường Hỉ, Thường Hỉ thấy bé con xõa tóc thì vuốt lại, hỏi: “Con có nóng không?”

Đào Đào ‘azzzzz’ một tiếng nói: “Vốn dĩ con có chút nóng, nhưng bị công chúa dế nhũi với công chúa đỉa dọa nên giờ không nóng chút nào.”

Tuyết Lâm & Nhu Nhu: “…………”

Ăn vạ!

“Chị ba……” Cả nhà đang ngồi tiêu thực dưới tàng cây, Giang Thiền đi tới. Nhưng không chỉ có mình cô mà còn có cả chồng cô nữa. Hai vợ chồng tới đây còn mang theo một cái bì tải.

Thường Hỉ: “Các em có chuyện gì vậy? Mau ngồi đi.”

Trong lòng cũng có chút phỏng đoán.

Giang Thiền nói: “Chẳng phải là lúc đó mấy đứa nhỏ có bị sập vào bẫy hay sao……..”

Nói tới nói lui thì là Giang Thiền đến cảm ơn. Tuy chị không biết Giang Thiền mang gì qua nhưng Thường Hỉ nhất định không nhận. Nếu nhà mình cứu người thì đã đành. Nhưng mà mấy đứa nhỏ bị sập bẫy là do mọi người cùng nhau lên núi. Chị không thể kể công được.

Mấy người đẩy qua đẩy lại, Giang Thiền tỏ vẻ tức giận nói: “Chị ba, nếu chị như vậy sau này có việc nhà em cũng không dám làm phiền nhà chị nữa. Với lại nhà em cũng nhận được nhiều vậy, sao có thể không biết xấu hổ chứ? Không dám giấu chị, nhà em cũng qua những nhà khác nữa. Nếu chị không nhận thì sao nhà khác có thể nhận chứ?”

Nói vậy làm Thường Hỉ có chút khó xử.

Một lúc sau chị mới tỏ vẻ cố tình nhận vậy, Đào Đào mở to mắt, ngồi một bên xem náo nhiệt không nói lời nào.

Tuy Giang Thiền để túi ở trên bàn, nhưng Đào Đào chỉ tò mò nhìn chứ không mở ra, cũng không giống mấy đứa trẻ khác đòi xem. Vừa nhìn là biết đứa nhỏ này hiểu chuyện.

Giang Thiền đánh giá cô bé nói: “Tiểu nha đầu cũng thật xinh xắn quá,”

Đào Đào nhếch miệng nói: “Thím cũng rất đẹp ạ.”

Làm gì có ai không thích nghe lời hay ý đẹp đâu!

Giang Thiền vui vẻ hẳn lên nói: “Thế cháu nói xem thím đẹp chỗ nào?”

Đào Đào: “Mắt to, mặt tròn, quần áo cũng đẹp ạ.”

Giang Thiền nghe xong thì càng vui mừng hơn, ôm Đào Đào vào lòng nói: “Cô bé thành thật quá!”

Nếu ở mấy chục năm sau, nói người khác mặt tròn thì tuyệt đối không phải lời khen, dù sao ai cũng mong mình có thể gầy hơn một chút. Nhưng mà thời đại bất đồng! Bây giờ lưu hành mốt đàn ông mặt chữ điền, nhìn qua đã thấy mạnh mẽ cương trực. Mà phụ nữ thì càng phúc hậu càng tốt. Trong cái thời mà ai cũng nghèo, nếu nhìn người nào chỉ hơi phúc hậu thôi thì đã biết là người có điều kiện.

Thế nên, ‘béo’ là một lời khen ngợi mười phần đáng giá.

Giang Thiền: “Không trách được Gia Gia nhà thím thích Đào Đào nhất, Đào Đào đáng yêu như vậy sao có thể không thích chứ.”

Một lớn một nhỏ vuốt mông ngựa cho nhau. (*Vuốt mông ngựa: khen ngợi, nịnh nọt)

Nhị Cẩu thấy vợ vui vẻ thì cũng cười theo, cười đủ rồi thì nhìn về cậu thiếu niên ngồi đối diện, tuy mới mười tuổi nhưng quá thông minh khôn khéo.

Anh ta cười nói: “Tiểu Lâm giỏi thật đấy, xe đạp mà cũng sửa được.”

Tuyết Lâm không khiêm tốn chút nào: “Cũng không khó đâu ạ.”

Nhị Cẩu giơ ngón tay cái lên: “Lợi hại quá.”

Tuyết Lâm nói: “Chú, bình thường chú lái xe đi nơi nào ạ? Chú có đi ra ngoài tỉnh không?”

Nhị Cẩu lắc đầu nói: “Chú cũng không đi ngoại tỉnh mà thường chạy xe trong nội tỉnh thôi. Nếu đi thì cũng mất khoảng mười năm – hai mươi ngày.”

Gia Thiền gật đầu: “Đúng vậy, cả người đều bị xóc đến rã rời.”

Thường Hỉ kinh ngạc hỏi: “Em cũng đi theo à?”

Giang Thiền: “Aizzzz chị ba của em ơi, chị không biết tại sao em lại đưa ông cháu Gia Gia về đây ở à?”

Thực ra công ty vận chuyển cũng không bán hàng. Nhưng toàn bộ nhà máy trong huyện đều muốn thuê chở hàng đi, thì cơ bản đều phải thuê công ty. Dù sao nhà máy cũng không thể mua xe tự chở. Họ thuê công ty vận chuyển sẽ thực tế, tiện lợi hơn.

Mà tiền hàng hóa cơ bản thì chia ra làm hai, một phần đưa cho công ty vận chuyển, còn một phần thì đưa nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn đi gửi. Như thế sẽ rõ ràng hơn, các công ty thường theo cách này.

Nhưng cũng có một số công ty nhỏ trực tiếp làm ăn với công ty vận chuyển, giao công ty vận chuyển kết toán rồi gửi thẳng cho xí nghiệp.

Mà Giang Thiền làm ở bộ phận kế toán. Công ty vận chuyển có ba người làm kế toán thì Giang Thiền là một trong số đó.

Tuy bây giờ nghiêm cấm đầu cơ trục lợi, nhưng họ cũng không thuộc loại này. Dù sao cũng đều là công ty nhà nước, chứ không phải trục lợi cho riêng mình. Nhưng cũng không thể phủ nhận, công ty vận chuyển là công ty có hiệu quả nhất huyện.

Chuẩn bệnh – lái xe, cán bộ nhân – viên bán hàng.

Đây chính là bốn nghề hot (*Mình không biết dùng từ nào nữa nên đành để từ này) nhất hiện tại.

Trong đó lái xe xếp thứ hai, từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của nghề này.

Đáng ra Nhị Cẩu làm tài xế, Giang Thiền làm kế toán thì cũng phối hợp với nhau rất tốt, nam chủ ngoại nữ chủ nội, sẽ có người chăm sóc việc nhà. Nhưng đầu năm nay, có nhà máy xảy ra vấn đề xấu, liên lụy đến bốn tài xế của công ty vận chuyển.

Trong thời buổi này, đây chính là chuyện lớn. Bốn người này đều bị đuổi việc. Thế nên công ty vận chuyển bị thiếu người. Tuy công ty vận chuyển trước nay không thông báo tuyển dụng công khai nhưng bây giờ cũng chẳng còn cách nào.

Nhưng mà cũng đâu dễ tìm một tài xế cứng chứ! Bây giờ muốn học lái xe cũng chẳng phải ai cũng có thể học. Tuyển cả mấy ngày mới được một người. Tự dưng lãnh đạo lại để ý đến Giang Thiền. Giang Thiền cũng là ‘xe nhị đại’ (*Như cách nói ‘phú nhị đại’ ấy các cậu, có thể hiểu ‘xe nhị đại’ là đời lái xe thứ hai=)))) Nói chung là kiểu cha truyền con nối ấy), từ nhỏ đã ngồi chơi trên xe, cũng học lái xe từ sớm, tuy rằng không lành nghề nhưng cũng thuận tay. Hơn nữa còn có bằng lái. Muốn tìm tài xế có bằng thì khó chứ kế toán thì dễ dàng. Dù sao chỉ cần biết học tập, kế toán thực tập một thời gian là có thể lành nghề. Nhưng tài xế chạy được xe ngay thì không dễ.

Với lại lãnh đạo cũng tính là dù Giang Thiền người mới nhưng cô với Nhị Cẩu là vợ chồng, hai người chạy một tuyến đường, chẳng nhẽ Nhị Cậu lại không dạy vợ? Cho nên cô là người thích hợp nhất.

Nếu cô làm tài xế, công việc bên bộ phận kế toán cũng dễ buông tay, nhưng mà không dễ sắp xếp phía gia đình.

Lãnh đạo vì thuyết phục Giang Thiền nên tăng thêm cho cô một bậc lương, cũng chủ động xếp cô cùng Nhị Cẩu một tổ. Cũng vì còn thiếu hai tài xế nữa nên dạo này hai vợ chồng quá bận rộn, làm liên tục không có thời gian về thôn thăm hai ông cháu.

Giang Thiền giải thích tình huống nhà mình, Thường Hỉ cảm thấy quá phục.

Chị nói: “Em cũng không dễ dàng.”

Tuy tài xế là nghề tốt, nhưng nghe ra Giang Thiền nói bôn ba trên đường rất cực, Thường Hỉ tin ngay. Ngày nhỏ chị cũng từng ngồi xe ngựa đi lễ Phật ngoài thành. Đi gần một ngày, xe ngựa có thoải mái bao nhiêu thì cũng mệt.

Nghe ý tứ của Giang Thiền thì bọn họ lái xe không chỉ một ngày.

Giang Thiền nói: “Đúng vậy. Nhưng mà cũng có chỗ tốt.”

Vốn dĩ, công ty vận chuyển vì khởi hành an toàn nên đều xếp hai tài xế một xe. Thứ nhất là sợ cướp đường, thứ hai là để tránh một nhọc. Có hai tài xế đi cùng nhau, tuy mọi người có thể ‘trao đổi nhỏ’, nhưng bụng người cách một lớp da. (*Ý nói ngoài mặt nói một kiểu nhưng suy cho cùng trong lòng người ta nghĩ thế nào thì không ai biết được) Nhưng mà bây giờ hai vợ chồng họ một xe, làm chuyện gì còn không phải là tự do hơn sao.

Cho nên vẫn có nhiều lợi ích!

Nhưng mấy cái đó Giang Thiền không nói ra.

Cũng chưa quá thân thiết.

Giang Thiền không nói kỹ, Thường Hỉ cũng không hỏi nhiều.

“Chú thím mỗi lần chạy xe đều không phải về trong ngày đúng không ạ?” Tuyết Lâm hình như rất tò mò với lộ trình của bọn họ.

Nhị Cẩu nói: “Không trở về trong ngày đâu, sao có thể nhanh vậy chứ, có khi mất tới vài ngày liền.”

Anh nhìn Tuyết Lâm cười xán lạn: “Giữa trưa ăn hơi nhiều nên muốn đi vệ sinh, Tuyết Lâm chỉ chú đường nhé.”

Anh lôi kéo cậu dậy, Tuyết Lâm đứng dậy nói: “Ở sân sau ấy ạ.”

Hai người đi ra sân sau, Đào Đào một lời khó nói hết: “Chú ấy đi vệ sinh còn phải nhờ người khác đưa nữa! Từ bé cháu đã không cần rồi.”

Giang Thiền: “………………”

Đào Đào lại nói: “Anh họ nói rằng dù muốn đi ị cũng phải về nhà mình, không thể tiện nghi nhà khác, nước phù sa không chảy ruộng ngoài.”

Giang Thiền: “………………”

Thường Hỉ nhéo nhéo mặt bé con nói: “Con không mệt à? Người lớn nói chuyện trẻ con đừng có xen vào.”

Hứa Nhu Nhu đứng dậy nói: “Đi, chị đưa em ngủ trưa một lát.”

Đào Đào đúng lý hợp tình nói: “Nhưng mà em cũng không buồn ngủ, em cũng muốn tán gẫu mà.”

Hứa Nhu Nhu: “Thế em dỗ chị ngủ một lát được chưa! Đi thôi đi thôi!”

Đào Đào bị chị gái bế lên, bé con cười khanh khách: “Chị buông em ra, em tự đi được!”

Hứa Nhu Nhu nói: “Ôm con heo con này đi bán.”

Đào Đào: “Hiu hiu không được!!!”

Hai người đi qua nhà chính đã thấy chú Nhị Cẩu và Tuyết Lâm đứng trước cái sào, Đào Đào nhe răng: “Chú Nhị Cẩu không sợ dế nhũi kìa.”

Hứa Nhu Nhu: “Không sợ như em đâu.”

Đào Đào vung vẩy chân: “Nhưng chị cũng sợ mà…….”

Hứa Nhu Nhu chém đinh chặt sắt nói: “Không thể nào!”

Cô y như diều hâu tha gà con, ôm em gái vào buồng.

Mà lúc này, Nhị Cẩu nhìn dế nhũi mà Tuyết Lâm nuôi, ngạc nhiên nói: “Cháu thông minh thế.”

Ngày nhỏ nhà anh cũng khó khăn nhưng mà chẳng nghĩ được ra ý này, lúc ấy đào được rết trên núi bán đã là tốt. Nhưng cũng chẳng nghĩ tới còn có thể nuôi.

Anh quay đầu vỗ bả vai thiếu niên nói: “Thằng nhóc này giỏi quá.”

Tuyết Lâm nói, mang theo sự kiêu ngạo của thiếu niên: “Tất nhiên rồi.”

Nhị Cẩu thích người như vậy, thấy cậu có sự mạnh mẽ xông xáo, thé thì tương lai mới có tiền đồ. Từ nhỏ đã không có nhuệ khí thì lớn lên sao có thể làm chuyện lớn. Thực ra cũng chưa chắc đã vậy, nhưng Nhị Cẩu từ nhỏ đã mạnh mẽ vì gia đình, nên anh cũng thích những người như vậy.

Anh ngồi trên tảng đá nói: “Thực ra cháu cũng biết không phải chú muốn đi vệ sinh nhỉ.”

Tuyết Lâm chớp chớp mắt, gật đầu.

Nhị Cẩu cười nói: “Hai ta hợp tác nhé?”

Anh cũng không xem Tuyết Lâm là trẻ con, mà đối xử như hai người đàn ông với nhau: “Nếu chú thấy được xe cũ tạm ổn, mua được giá thấp, sau khi cháu sửa xong chú sẽ phụ trách bán đi. Lợi nhuận chúng ta chia đôi.”

Tuyết Lâm nói: “Được thì được, cháu cũng đồng ý. Nhưng mà chúng ta cũng chẳng thể lần nào cũng mượn đồ nghề của chú Kiến Nghĩa được đúng không?”

Lời này không sai.

Nhị Cẩu nghĩ một chút rồi nói: “Cháu xem cần mua những gì, chú sẽ đặt mua.”

Anh quan hệ tương đối rộng, mua đồ cũng dễ hơn Tuyết Lâm. Nói muốn đặt mua cũng không phải không có cách. Chẳng qua lúc này mấy thứ đó cũng hiếm.

Anh trầm ngâm một lúc rồi nói: “Nhưng cũng cần chút thời gian.”

Tuyết Lâm bình tĩnh nói: “Chú cứ tìm dần đi, dù sao thì xe cũ cũng chẳng phải lúc nào cũng mua được, nếu tìm được chúng ta cứ mượn đồ nghề của chú Kiến Nghĩa trước. Chẳng qua là anh em ruột thịt cũng phải tính sổ sách rõ ràng, chúng ta cũng không thể mượn không được.”

Nói không sai, tuy rằng trong thôn không quá để ý này đó, cũng tuyệt đối không trả tiền.

Nhưng mà bây giờ nhà nào chẳng khó khăn, người ta không cần trả tiền nhưng cũng phải đưa cái khác, một bó hành, một túm tỏi hay một quả trứng gà, tóm lại là phải có.

Nhị Cẩu cũng ở trong thôn mười tám năm, tất nhiên cũng hiểu chuyện này.

Anh gật đầu nói: “Chú hiểu.”

Tuyết Lâm: “Chờ chú tìm được đồ nghề thì cháu sẽ trả tiền, dù sao cũng là cháu sử dụng, dù sau này chúng ta không làm nữa thì cháu cũng muốn giữ lại, nên không thể để chú bỏ tiền được.”

Nhị Cẩu: “Đã nói là chúng ta hợp tác, mỗi người một nửa, nếu cháu sợ chú thiệt, đến lúc chúng ta không làm nữa thì cháu cứ tính số tiền tương đương trả chú không phải là được sao? Bây giờ chúng ta mới bắt đầu, chú đoán trong tay cháu cũng chẳng có nhiều tiền, cứ nghe chú đi.”

Nếu đã nói là cùng làm, anh lại chẳng có kỹ thuật, nên không cần thiết cái gì cũng tính toán rõ ràng với Tuyết Lâm. Đương nhiên, anh cũng chẳng cảm thấy việc này làm được lâu dài.

Anh cũng tán đồng cách nói của Tuyết Lâm, rằng tuy xe cũ lợi nhuận lớn, nhưng chẳng dễ gặp được. Thế mới thấy chú Kiến Nghĩa với đại đội trưởng gặp may bao nhiêu.

Anh cảm khái: “Sao hai lão đầu kia lại may mắn thế chứ!”

Tuyết Lâm kinh ngạc nhìn Nhị Cẩu hỏi: “Sao chú lại thấy là may mắn vậy?”

Cậu nghĩ chú Nhị Cẩu chắc cũng không biết rõ chi tiết nên giải thích: “Chú Kiến Nghĩa thỉnh thoange sẽ qua trạm thu mua tìm bàn ghế cũ gì đó, cháu cũng đôi khi đi cùng. Cái xe đạp kia đã ở đấy từ lâu rồi, lúc đầu hai chú cháu cũng không nghĩ có thể tự sửa được. Nhưng thực ra cũng khéo, một thời gian trước hai chú chú có qua tiệm sửa xe, chú Kiến Nghĩa làm rơi đồ, cháu đứng chờ chú ấy. Thế là…….”

Còn lại cũng không cần nói nữa, Tuyết Lâm chợt nghĩ sửa xe cũng chẳng khó.

Nhị Cẩu: “Đó cũng là do Hứa Kiến Nghĩa may mắn, nếu cũng đi cùng cháu thì sao có chuyện này chứ?”

Anh lại tò mò hỏi: “Vậy xe của đại đội trưởng thì sao, sao tìm được nhanh vậy?”

Tuyết Lâm: “……”

Cậu run rẩy khóe miệng một chút rồi nói: “Thực ra, cũng trùng hợp thôi.”

Nhị Cẩu: “??????????????” (Trong convert chỗ này để là Tuyết Lâm, nhưng mà tớ thấy sai sai thế nào ý, nên tớ sửa nha.)

Kể ra thì từ ngày Tuyết Giang lái xe đi làm về, đã thu hút không ít ánh mắt. Tuy Tuyết Giang luôn nói đây là xe cũ nhưng cũng chẳng làm giảm nhiệt tình của mọn người. Xe cũ? Nhìn mới như vậy, xe cũ cũng phải hơn một trăm đồng?

Mấy thằng nhóc con làm gì có ai không có tâm tư đua đòi, trong xưởng của cậu ấy có một thằng nhóc suốt ngày đòi ba mình mua cho một chiếc xe đạp. Thực ra nhà tên nhóc kia cũng có một chiếc mua từ mười mấy năm trước, tuy dùng cẩn thận nhưng cũng không còn dùng được nữa, hoàn toàn không thể dùng được nữa rồi.

Ba của thằng nhóc này cũng quen chú Kiến Nghĩa.

Có lần ông ấy than vãn cùng bạn mình, hai người lại ăn nhịp với nhau. Bọn họ không kiếm chênh lệch giá từ bên trung gian, chú Kiến Nghĩa cũng tính theo giá của trạm thu mua mà mua về xe đạp hỏng. Chiếc này này anh ta chẳng mua mất nhiều hơn trạm thu mua mà người kia còn bán được lãi hơn 5 đồng.

Hai bên đều vui.

Tuyết Lâm nghiêm túc nói: “Thực ra cũng không tính là may mắn mà là có chuẩn bị rồi. Cháu nghĩ chú có thể ghé qua trạm thu mua xem có xe đạp hỏng không, cũng có thể xem giá cả thế nào.”

Nhị Cẩu vỗ vỗ đầu cậu nói: “Sao một đứa trẻ có thể nghĩ được chuyện này nhỉ.”

Tuyết Lâm cong miệng cười.

Nhị Cẩu: “Vậy được rồi, việc này chú sẽ chú ý.”

Lợi nhuận cao như vậy, anh không để ý mới là thằng ngốc.

Tuy bình thường họ cũng sẽ tìm một chút đồ nhưng so với lợi nhuận này thì còn kém xa.

Tuyết Lâm mỉm cười gật đầu nói: “Vâng.”

Hai người nói xong chuyện làm ăn, Nhị Cẩu lại nhìn cái đống ghê rợn của Tuyết Lâm.

Anh nói: “Nếu số lượng quá lớn, Công Xã không thu hết, chú có thể mang vào trong trạm thu mua bên huyện giúp cháu.”

Tuyết Lâm gật đầu: “Vâng.”

Cậu cũng không khách khí nói: “Cháu cảm ơn chú.”

Nhị Cẩu thấy cậu nói năng mạch lạc rõ ràng liền muốn trêu chọc, anh nói: “Cháu còn rất lợi hại đó! Cái gì cũng biết, lúc chú bằng tuổi cháu cũng chẳng được như cháu đâu.”

Tuyết Lâm: “Cháu thông minh.”

Nhị Cẩu bật cười: “Cháu còn rất tự tin nhỉ.”

Tuyết Lâm gật đầu cười tủm tỉm: “Tuyết Lâm: “Cháu thông minh thật mà!”

Bình thường Tuyết Lâm cũng chẳng nói vậy, thằng nhóc quá tự tin chẳng phải thèm đòn à? Thực sự không đáng yêu. Nhưng mà cậu đã nhằm vào chú Nhị Cẩu từ sớm, muốn hợp tác với chú ấy. Nếu đã muốn hợp tác thì cậu cũng phải có ‘phong cách’ thích hợp. Hơn nữa cũng phải tự tin.

Như vậy thì vừa đúng.

Hai người nói xong thì rất vui vẻ. Nhị Cẩu quay đầu nhìn đất phần trăm sau vườn nhà cậu nói: “Đất vườn nhà cháu cũng thoáng thật đấy.”

Từng ô một, chia rất rõ ràng, chỉnh tề.

Tuyết Lâm nói: “Thực ra nhà cháu cũng chẳng giỏi trồng trọt nên không dám trồng xen kẽ như các nhà khác, nên đành phải chia từng mảng một. Chỗ nào có vấn đề cũng sẽ không liên lụy đến chỗ khác. Cũng có thể sớm nhìn ra nữa.”

Chuyện trồng trọt này nhà họ đúng là không am hiểu.

Dù sao nhà họ cũng chẳng ai từng làm nông, năm đầu còn khiến người khác chê cười không ít. Xuyên qua nhiều năm cuối cùng cũng thành quen, quen tay hay việc cũng chẳng có chỗ nào không hiểu, Nhưng cũng đã quen phân ô như vậy rồi.

Nhị Cẩu: “Thế thì cũng như chú, cháu đừng thấy chú sống ở nông thôn mà nhầm, chứ chú cũng không biết trồng trọt……” Hai người cứ vậy mà tán gẫu.

Giang Thiền ngồi ngoài sân chờ chồng đi ra để sang nhà tiếp theo, chờ một lúc không thấy đi ra, chờ thêm lúc nữa cũng chẳng thấy. Cứ như rớt vào gầm cầu rồi.

Cô cảm khái: “Người này không bớt lo chút nào.”

Tuy ngoài miệng oán trách nhưng cô cũng chẳng có ý định tìm người, mà trực tiếp chào Thường Hỉ, tự mình đi sang nhà khác.

Thực ra cô cũng muốn ngồi thêm một lát, nhưng buổi chiều mọi người phải làm việc, giữa trưa cần nghỉ ngơi để chiều đi làm, nên khó có thể gặp người ta.

Với lại, buổi chiều phải làm việc, chắc Thường Hỉ cũng phải nghỉ ngơi một chút.

Giang Thiền tuy chưa từng làm ruộng nhưng cũng hiểu được sự vất vả của nông dân.

Sau khi Giang Thiền đi, Thường Hỉ xem đồ cô ấy mang tới, thấy Giang Thiền tặng một bình sữa mạch nha và hai bịch bánh quy, đây được coi là lễ nặng. Sữa mạch nha không dễ mua, chị không nghĩ rằng Giang Thiền có thể tặng mỗi nhà một hộp này.

Nhưng cũng đã nhận rồi, chị cũng không làm ra vẻ nữa mà đem túi vào cửa, liền nhìn thấy Đào Đào đang lăn qua lăn lại trên giường, nhưng Nhu Nhu bên cạnh đã ngủ rồi.

Thường Hỉ: “……”

Thôi, cũng chẳng ngoài ý muốn chút nào.

Nhu Nhu chắc là hao nhiều sức, nên ngủ cũng nhiều hơn.

Nghe thấy có người đi vào, Đào Đào ngồi dậy nói: “Mẹ, mẹ về rồi ạ.”

Bé con trợn mắt nhìn sữa mạch nha.

Nhưng bé con cũng chỉ tò mò thôi chứ không đòi Thường Hỉ.

Đừng thấy nhà họ ở nông thôn, chứ đối với Đào Đào, sữa mạch nha cũng không phải đồ hiếm. Từ nhỏ trong nhà đã cho bé uống, mỗi buổi sáng tiểu cô nương có thể uống một chén. Tiểu cô nương lắc tay chính mình tự chơi, nói: “Mẹ ơi, sao mẹ Gia Gia lại tặng nhà ta sữa mạch nha ạ?”

Tuy rằng không phải đồ hiếm nhưng tiểu cô nương cũng biết cái này không dễ mua.

Bạn bè của cô bé cũng chẳng được uống thường xuyên, người trong nhà thương bé nên mới cho bé uống hàng ngày.

Nhưng bé con lãng lẽ uống chứ chưa bao giờ nói cho người khác biết!

Nếu nói cho người khác biết thì cô bé không thể uống nữa!

“Chẳng phải cái này rất quý sao ạ?”

Thường Hỉ cũng chẳng vì cô bé còn nhỏ mà lừa gạt, ngược lại nói rõ: “Là vì lần trước cứu Gia Gia, tất nhiên cũng vì là hàng xóm láng giềng nhà mình. Bọn họ ở trong thành, chỉ có hai ông cháu Gia Gia ở đây, đều là người già trẻ nhỏ nên hy vọng quan hệ các nhà tốt một chút, thỉnh thoảng sẽ giúp đỡ hai ông cháu nhà họ.”

Đào Đào cái hiểu cái không gật đầu.

Thường Hỉ: “Nhưng cũng không liên quan tới Đào Đào, con không cần nghĩ nhiều. Các con chơi với Gia Gia như bình thường là được, không được bắt nạt người ta.”

Đào Đào không phục, bé con phồng má nói to: “Bọn con đều là đứa trẻ ngoan, sẽ không bắt nạt người khác, mẹ quá khinh người rồi.”

Thường Hỉ: “Mẹ không có.”

Đào Đào chống nạnh: “Mẹ có, mẹ dặn dò như vậy chính là nghi ngờ con là đứa trẻ hư, sẽ bắt nạt người khác, không tín nhiệm con. Con muốn phạt mẹ.”

Khóe miệng Thường Hỉ run rẩy, trong lòng nghĩ đứa nhỏ này còn biết nói đạo lý nữa.

Mấu chốt là logic còn rất rõ ràng?

Chị nói: “Vậy con muốn phạt mẹ thế nào?”

Mắt Đào Đào sáng rực lên, bé cười tủm tỉm: “ Phạ mẹ cho con ăn một cái bánh quy!”

Bé con giơ đầu ngón tay chỉ vào túi bánh quy.

Thường Hỉ cười ha hả, ‘cạch’ một tiếng, khóa tủ.

Đào Đào: “A!!!”

Thường Hỉ: “Vừa ăn cơm xong đó, mơ tưởng!”

Đào Đào lầm bầm: “Con sẽ tức giận đó.”

Thường Hỉ mỉm cười: “Mẹ sợ quá!”

Đào Đào: “…………..”

Cái đầu nhỏ gục xuống, Thường Hỉ cảm thấy mình còn nhìn thấy hai cái tai thỏ cụp lại rủ xuống đáng thương đó.

Bé con nói: “Mẹ ơi, có thể ăn thử không ạ? Nhìn qua rất đặc biệt.”

Sữa mạch nha không hiếm nhưng bánh quy thì không giống loại bình thường nha.

Bé con làm nũng: “Mẹ ơi, lúc nãy con sai rồi, con không nên gây sự. Mẹ ơi mẹ, mẹ yêu, cho con ăn thử một miếng thôi!”

Thường Hỉ nựng mặt bé con nói: “Sáng mai ăn.”

Đào Đào mất mát thở dài nói: “Quả nhiên mình không thể gây sự. Bây giờ bánh quy nhỏ của mình bay đi rồi.”

Thường Hỉ liếc bé con: “Cài gì mà bánh quy nhỏ của con? Gọi gọi nó thử xem nó có trả lời không?”

Đào Đào gật đầu thật nhanh.

Bé con nói: “Con cắn một miếng, nó sẽ trả lời con.” (*Câu này mình không biết phải edit sao nữa ToT)

Thường Hỉ bị cô bé chọc cười, nói: “Tránh ra đằng kia, đừng có giở trò với mẹ nữa.”

Đào Đào: “…………………..”

Kế hoạch lừa lấy bánh quy….thất bại!!!

Bé con phồng mặt nhỏ, nhìn mẹ chằm chằm, tỏ ra ủy khuất đáng thương, muốn làm ra vẻ nhu nhược đáng thường để công kích người khác đây mà!

Con mèo tham ăn này!

Nếu không được ăn bánh quy thì có khi không ngủ được.

Thường Hỉ dí trán bé con: “Sao lại bày ra cái dáng vẻ này, là thiếu ăn hay thiếu uống con chứ, lại còn giả vờ đáng thương.”

Đào Đào tất nhiên biết nhà mình không thiếu thốn, cuộc sống nhà mình cũng rất tốt.

Nhưng bé là trẻ con mà, lúc trẻ con thèm ăn cũng không khống chế được.

Bé còn nhỏ mà!

Đào Đào: “Con lớn rồi sẽ không thèm ăn nữa.”

Thường Hỉ cười lạnh: “Nếu con lớn rồi mà vẫn thèm, chờ bị ăn đòn nhé.”

Đào Đào không phục: “Không đâu! Con rất tinh tường đó!”

Thường Hỉ vẫn chưa nhìn thấy con gái khôn khéo ở đâu, con nhóc này nhìn qua như một con thỏ trắng thấp lè tè. Thôi vẫn là con mèo tham ăn đi.

“Con có muốn ăn bánh quy không?”

Đào Đào lập tức nói: “Mẹ nói gì thì con làm cái đó!”

Đầu hàng nhanh gọn.

Thường Hỉ không nhịn được cười nói: “Chỉ được ăn một chiếc thôi đấy.”

Đào Đào: “Vâng!!!!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.