Bộ Bộ Sinh Liên

Chương 634: : Chỉ có thể chiến mà thôi




Share by: Mộng Hoa Trang

"Các tướng sĩ. Liêu kị đang ở trước mặt. tùy ý chém giết, chặt đầu tướng cướp cờ hiệu, lập đại công hiển hách!"

Lý Hoa Đình giơ cao thanh đao lên không trung, hô lên hiệu lệnh ngắn ngủi, rồi xông tới làm tiên phong hướng về phía quân Liêu.

"Giết!"

Hàng loạt đại thương đại thuần chĩa thẳng lên trời đi theo nó là những tiếng gào thét rầm vang, sĩ khí kị binh ngùn ngụt xông lên phía trước.

"Giết!'

Gần nghìn kị binh với vô số phi mã lại giơ đao sáng lóa cùng với hàng binh sĩ thứ hai lại hét lớn xông tói.

"Giết!"

"Giết!"

"Giết!"

Từng đội Tống kị dàn hàng theo hình chữ Khiết xông lên. hơn mười tầng quân Tống kị hình thành một đầu mũi tên cực đại, phi thẳng về trung quân của Tiêu Thát Lâm.

Vừa nhìn thấy uy thế của Lý Hoa Đình. Phan Mỹ không khỏi vuốt râu khen ngợi: "Lý tướng quân thật là anh đũng!"

"Hán nhi uy vũ, quân ta tất thắng! Hán nhi uy vũ, quân ta tất thắng!"

Những tướng sĩ còn lại người giơ đao người giơ thuẫn, người giơ thương, hô lên những âm thanh vang dội làm chấn động lòng người, dùng tiếng hô của mình để làm tăng thêm sĩ khí chiến đấu cho chính mình.

Mắt thấy Tống quân chỉ có hơn mấy trăm kị nhưng thế lại như hổ báo. Tiêu Thát Lâm tức giận thôi râu. nắm chặt cán trường thương hô to: "Nghênh địch."

Khói bụi mịt mù. liên miên không đứt. Lý Hoa Đình mang theo một vạn thiết kị. thế như vũ bão, xông thẳng về bổn trận của Liêu quân, nhất thời người ngã ngựa đổ. tiếng chém giết tàn khốc vang lên.

Sự tức giận lan tràn, tiếng hô gầm như sóng cuộn, cả một bình nguyên khắp nơi đều là chiến mã điên cuồng chạy, giữa không trung đêu là những mũi trường thương, lợi đao. cơ chiến chĩa thẳng lên. một vạn hán kị đã xông vào bổn trận Liêu quân, lại giống như một chảo dầu sôi đột nhiên bị đội một gáo nước lạnh vào, lập tức nổ tung tóe.

Lúc này năm vạn kị binh bộ Đồng Vũ ở sau điện vẫn đứng yên không nhúc nhích, yên tĩnh như núi nhạc, tuyệt nhiên không có tiếng động, chỉ có chiến kì bay phấp phới, càng tăng thêm một áp lực vô hình, ai biết đến lúc nào thì bọn họ sẽ ùn lên như ong vỡ tổ chứ?

Bởi vậy LÝ Hoa Đình khi lấy gần một vạn kị binh liều mạng xông vào bổn doanh quán địch đương nhiên là trong thời khắc xông vào đã phải bỏ ra sự hi sinh cực lớn. nhưng một khi đã đột nhập vào được địch quân thì lại như cá gặp nước, dũng mãnh vô địch, làm cho bôn trận Liêu quân trời long đất lở.

"Đại vương đã lấy được thiên hạ. đại vương đã xưng thiên tử. hợp hai nước Tổng Hạ, dưới trướng danh tướng như mây. đại trượng phu không nhân lúc nàv lập được đại công, dũng cảm làm tiên phong, tranh công cầu chiến thì phải đợi đến lúc nào đâv?"

Lý Hoa Đình thật sự đã liều mạng, phía sau có viện quân, không phải lo lắng gì cả. hắn chỉ cần tiến lên trước, tiến lên trước, phá vỡ. xé tan. Dẫn tất cả bộ binh trào lên như nước thủy triều. Cả bốn doanh Liêu quân như bị chấn động, theo quán tính, cả quân doanh Liêu quán như nước ớ trong một cái nồi lớn. lắc đi lắc lại. trận hình đại loạn.

"Đồng tướng quân, thắng bại là ở thời khắc này, bộ quân của ngài có thể xông lên rồi!"

Mắt thấy Lý Hoa Đình đã làm đại loạn trận hình Liêu quân, đã có cơ hội thừa dịp xông lên, lão tướng kinh nghiệm đầy mình. Phan Mỹ lập tức nắm bắt thời cơ. đứt khoát hạ lệnh.

"Mạt tướng tuân mệnh!"

Lời của Phan Mỹ vừa dứt thì Đồng Vũ. kẻ đã đứng chờ đợi sắp không thể kiềm chế được lập tức vui mừng đáp lời. giơ trường thương lên. hét lớn: "Huynh đệ. chớ để cho Lý tướng quân giành hết công lao. cho họ thấv thủ đoạn của huynh đệ chúng ta như thế nào đi. Giết!" Bạn đang xem truyện được sao chép tại: TruyenFull.vn chấm c.o.m

"Giết!"

Năm vạn kị binh lập tức chia làm hai lộ. Trình Kiểm Hình bao vây lấy chủ lực của Liêu quân, cùng lúc đó Tiêu Thát Lâm cũng hạ lệnh cho tướng lĩnh của hai bên cánh quân lập tức nghênh đón phục kích của Trình Nhạn Sí. cuộc xung kích như nước thủy triều, vũ tiễn, đao sơn, thương lâm hội tụ thành một bức tranh bi tráng.

Liêu quân vừa lui vừa đánh, hơn nữa ba vị chủ soái Tiêu Thát Lâm. Tiêu Can. Hàn Khuông Tự quan châu, mỗi người có một bộ quân riêng, hiệu lệnh không thống nhất bằng Tống quân. Lý Hoa Đìrih và Đông Vù lại giống như con hồ đói. ào lên lập tức làm dao động cả Liêu quân.

Chi trong chốc lát. cuộc thoái lui đã trở thành hỗn chiến, khí thế hoàn toàn thay đổi. Đại quân của hai người Lý Đông đã hình thành một áp lực đối với cả cục diện.

Trận chiến đấu này có một ý nghĩa trọng đại trong lịch sử chiến tranh ngắn ngủi giữa Liêu và Tống, trong mấy trăm năm kéo dài về sau. Tống quốc không bao giờ còn có được một trận đấu đối kháng với ngoại địch bẳng lực lượng kị binh hoàn chỉnh như thế này. đây cũng là lần duy nhất, cũng là lần hoàn toàn thắng, vì thế nó luôn được học viện quân sự Đại Tống, tiền thân là Diễn Võ Đường Lô châu liệt vào làm ví dụ kinh điển về kị chiến, cũng theo đó mà rất nhiêu tướng lĩnh, hai bên Liêu Tống cùng với binh sĩ có biêu hiện kiệt xuất cũng được ghi chép lại vào trong sử sách.

Mấy trăm năm sau. trong một bài giảng về tổng kết chiến dịch này. Hoa Mạn Thiên tiên sinh, người tư tâm giáo đâu của Diễn Võ Đường của Đại Tống đã giới thiệu như sau với học sinh:

"Trong lịch sử, khi người Liêu gọi người Hán là Hán Nhi. người Hán cùng đã tự xưng như vậy. qua mấy mươi năm. Hán Nhi theo thói quen cũng truyền xưng cái tên này. nhưng sau khi phân chia nam bắc Hán nhân, người Tống từ đó đã tự xưng là người Hán. người Hán của Liêu quốc lại xưng là Hán nhi. mà lúc đó vẫn chưa phân thành như thế nàv. Vì vậy đột nhiên nghe thấv tiếng hô "Hán Nhi tất thắng", những nam nhân Hán gia ờ trong trận doanh Liêu quân cho dù về mặt tình cảm hay tâm lí từ lâu đã coi mình là người Liêu, vẫn cảm thấy một sự đả kích cực lớn trong lòng.

Đặc biệt là tiếng hô của mấy vạn người, sự đả kích cường đại và sức chấn động đó không có cách nào đùng lời để hình dung được, những người Hán bắc quân với huyết mạch người hán bất giác mất đi đại khí. Điểm này đối với việc một vạn kị birih của Lý Hoa Đình xông vào địch trận mà nói. đã tạo ra một tác đụng không thể lường hết được. Có thể nói. đây là một ví dụ cực kì thành công về chiến lược đánh tâm lí.

Ngoài ra. khi Liêu quán đang giữa đường lui về bảo vệ Nam Kinh, lại phát động phản kích cục bộ. với tình hình này bọn họ nên lựa chọn chiến thuật nhất kích không trúng, lập tức bò xa. vì nếu một khi hình thành thế cục quyết chiến chính điện thì đối với những tướng sĩ Liêu quốc sớm đã không còn lòng chiến đấu mà nói sẽ là một việc vô cùng nguy hiêm. về điểm này người Liêu lại một lần nữa mắc sai lầm.

Điểm thứ ba chính là. khi đó Phan Mỹ tướng quân, người thống soái các bộ tướng lĩnh đông lộ lại kịp thời trở về cứu viện, đích thân chỉ huy trận này. quân lệnh ban xuống, trên dưới nhất thể. Còn Liêu quốc lúc đó lại có tới ba vị tướng lĩnh Tiêu Can. Tiêu Thát Lầm. Hàn Khuông Tự, lân lượt chia nhau nắm giữ các lộ quân, quân giới và quyền lực thực sự của ba vị này cũng không phân cao thấp, nó đã tạo thành tình trạng quân ai người đó chiến, không có cách nào điểu động toàn quân đây cũng là một nhân tố quan trọng quvết định chiến bại trong cuộc chiến này.

Đương nhiên tướng sĩ quân ta trên dưới một lòng, tác phong chiến đấu ngoan cường, đã phát huy tác dụng vô cùng lớn trong cuộc chiến này. Ngoài ra, còn có một nguvên nhân quan trọng khác, không cho phép các trò bỏ qua. đó chính là ánh hưởng của nhân tố ngoài dự đoán đối với chiến tranh. Ví dụ như trong trận chiến này. có một quan viên của nước ta làm tuyên phủ sứ ờ Giao Chi. lúc đó còn là một tiêu hiệu úv, tên là Đinh Phong. Đinh Phong trước đây là diêm đinh nhỏ bé ở Thục Trung, vì tham gia vào nghĩa quân của tướng quân Đồng Vù nên đã trớ thành một phân tử của cánh quân này.

Trong lúc chiến đấu hắn đã bị thương, ruột lòi cả ra ngoài. Khi hắn không thể ngồi vững trên ngựa nữa. liền đưa tay lấy phục đao. chém đứt chân của con ngựa đang phi tới trước mặt. làm cho địch quán trên ngựa ngã xuống, sau đó Đinh Phong liền thuận thế chém đâu địch nhân đó. nhưng hắn hoàn toàn không ngờ rẳng kẻ bị hắn chém đầu đó lại chính là Yến Vương Hàn Khuông Tự của Liêu quốc.

Hàn Khuông Tự là người Kế Châu Ngọc Điền. Hắn giỏi y thuật; hoàng hậu đời trước thương hắn như con. Hoàng đế Liêu quốc sau này là Da Luật Hiền cơ thể nhiều bệnh, mà Hàn Khuông Tự y đạo cao mình, vì thế hai người rất nhanh đã kết giao tình thâm hậu. đông thời hoàng hậu của Da Luật Hiển...khụ khụ... người nàv... chính là Tiêu thái hậu Liêu quốc, người đã để lại rất nhiều truyền thuyết ái muội với thánh tổ hoàng đế nước ta, bà ấy đã từng có hôn ước với con trai của Hàn Khuông Tự Hàn Đức Nhượng, nhưng khi Đức Vương mưu phản. Hàn Đức Nhượng đi tháp tùng theo Da Luật Hiển, rồi đỡ cho hắn một mũi lạnh tiễn, sau đó là mất mạng, cho nên để bù đắp lại. thêm nữa lúc đó Da Luật Hiển quả thật cũng thiếu tâm phúc, cho nên Hàn Khuông Tự đã được phong làm Yến vương.

Đến đây ta đặc biệt nói rõ một chút. Các trò này. những truyền thuyết dân gian đó đều là đo sau khi kí hiệp định đình chiến, hai nước Liêu Tống qua lại mật thiết, nước ta đã viện trợ kinh tể cho nước Liêu, và những người đứng đầu hai nước thường qua lại với nhau, vì thế đã làm cho những học giả biên tập lịch sử nhiêu chuvện phát ngôn ra những lời hoang đường. Thánh tổ hoàng đế Văn Thành Võ Đức ta tuyệt đối sẽ không làm ra những chuyện như vậy. Trong chính sử hai nước Tống liêu, đối với những truvền thuyết này hoàn toàn không tìm ra một chút marih mối kiểm chứng nào. Thiên Kim Nhất Tiếu Lâu còn viết ra rất nhiều truyền xướng biểu diễn khúc tấu có liên quan đến thánh tổ và Tiêu hậu. đây đều là những kẻ mê muội. Các học trò nàv. chớ có đem văn nghệ biến thành lịch sử nhé. chớ bị ảnh hưởng bởi những truyền thuyết dã sử này.

Khụ khụ, thôi, chúng ta lại trở về chủ đề chính. Cái chết bất ngờ của Yến vương Hàn Khuông Tự đã làm cho lòng quân Liêu quốc đại loạn, vì thế càng làm cho quán Liêu đại bại nhanh hơn. từ đó mà cho cả chiến cục nhanh chóng nghiêng về phía quân ta. làm cho quân ta chi cần bỏ ra một ít thương vong mà đã đổi lấy được đại thắng. Các học trò. trên chiến trường một khắc vạn biến, chưa đến thời khắc cuối cùng thì cũng chưa thể nói được ai thắng ai bại. một nhân vật nhỏ. một sự kiện nhỏ. một tình huống bất ngờ đều có thể triệt để thay đổi chiến cục.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.