Bí Mật Hai Dòng Họ

Chương 2: 2: Thằng Nhỏ Kỳ Lạ





Cậu Phúc quay về gian phòng cũ.

Mọi thứ lúc trước khi đi vẫn còn nguyên vẹn ngăn nắp như ngày cậu mới chuyển tới.

Vẫn là giá sách ấy, từng đấy sách, vẫn là chong đèn đấy, từng ánh lửa bập bùng, vẫn là sào thuốc ấy, ngập tràn hương đượm nắng.

Cậu bước quanh gian nhà, đặt chút hành lý mang theo vào tủ, chậm rãi mở cánh cửa sổ đón từng đợt trăng lung linh tràn sáng khắp gian nhà.
Cậu hướng mắt nhìn về phía bên kia cửa sổ.

Nơi chỉ cách cậu một rãnh khe nước nhỏ vẫn đượm lửa bập bùng soi sáng.
Cậu quay lại hỏi tên hầu nô bên cạnh:
“Đó có phải gian phòng thờ? Ta đi lâu cũng không chắc còn nhớ rõ.”
“Bẩm cậu! Là phòng thờ ạ! Khuôn viên có từng được tu sửa qua nhưng kiến trúc không thay đổi.

Cậu không có nhớ lầm đâu!”
Thằng hầu nô bên cậu Phúc tên Nguyễn Khuyết.

Nó bị cha mẹ đem bán cho nhà họ Chu từ thủa mới lên 5 lên 6, hầu hạ biết bao nhiêu người trong nhà nhưng đến khi cậu Phúc tới thì một mực theo cậu.

Tính đến nay nó cũng theo cậu gót ghét 10 năm.
Chuyện của cậu Phúc gần như nó lắm lòng không sai đâu được nên vừa thấy cậu đứng dậy nó đã nhanh chân chạy lại ngăn cản:
“Cậu, cậu mới về nhà còn chưa nóng giường mà định đi qua đó sao? Chuyện của nhà lớn thì để họ tự lo, cậu đừng lo chuyện bao đồng nữa!”
Tách nước nóng trên tay chưa kịp rót đầy đã bị thằng Khuyết đỡ lấy.

Cậu Phúc chỉ cười nhẹ:
“Tao là đang khát!”
“Vậy hả? Con tưởng cậu định…”
Cậu Phúc uống một hơi hết ấm trà nóng, dáng vẻ sảng khoái “khà” lên một tiếng, rồi quay lại bảo thằng Khuyết:
“Bây giờ tao mới qua đó đây! Tao giúp người ta hết khát mà tao chết khát là sao được?”
Nghe thấy vậy, thằng Khuyết vội vàng ngăn cản:
“Con lạy cậu! Cậu ở đây đi! Muốn đi để con đi cho! Cậu mà để cậu Hai thấy thì không biết bà Cả lại làm khó thế nào!”

Tiếng ngăn cản của thằng Khuyết cứ lải nhải suốt dọc đường mãi không thôi.

Không phải cậu không hiểu mà là cậu chỉ đang cảm thấy thương xót lo sợ cho người bên trong nhà thờ đó đêm nay.
Tuy rằng nhìn qua ô cửa sổ chỉ cách đúng một rãnh nước nhỏ, nhưng đi từ phòng cậu Phúc tới trước phòng thờ mà không để ai phát hiện lại phải vòng một đoạn rất xa.

Còn phải xuyên qua đoạn rừng bạch đàn cao vút đung đưa xạc xào bên tai tiếng gió thổi.

Cả không gian lạnh lẽo trống trải mờ mịt chỉ khi cành bạch đàn rẽ sang hai bên mới vô tình cho ánh trăng sáng chen chân để lộ quãng đường heo hút.

Không gian ngột ngạt pha trộn với từng luồng sương mờ quấn cát càng khiến bước chân người đi thêm nặng nề.
Thằng Khuyết bước ngay sau lưng, giật giật vạt áo chủ, cố thấp giọng lo lắng có người nghe thấy:
“Cậu ơi! Mình về thôi! Con sợ lắm rồi! Phía trước toàn sương mờ không thấy cả đường đi! Ngộ nhỡ có chuyện gì chưa chắc ai biết mà tới cứu!”
“Phủi miệng bây giờ! Ta có đi ăn trộm ăn cướp đâu mà sợ.”
“Vậy sao cậu không đi đường chính?”
Cậu Phúc im bặt.

Được nước thằng Khuyết làm tới:
“Thấy chưa! Cậu bây giờ là làm chuyện xấu mà, có dám đi đường chính đâu!”
Vừa dứt lời, cậu Phúc đột ngột quay phắt lại, bụm chặt miệng thằng Khuyết:
“Suỵt! Im lặng!”
Vành tai cậu Phúc cố gắng căng hết mọi cỡ, lần theo từng tiếng âm thanh kỳ lạ tiến thật chậm về phía trước.

Cái âm thanh này, sao nghe quen đến thế? Cậu Phúc lắc đầu tìm kiếm lại chút hiểu biết của mình về âm thanh đó.
“Tiếng mõ sao? Trời khuya vậy mà ai còn gõ mõ?”
Cậu Phúc quay lại nhìn thằng Khuyết.
Đúng rồi! Là tiếng mõ! Là tiếng mõ đều đều nhàn hạ vang lên trong không gian im ắng lặng gió.

Là tiếng mõ kỳ lạ phát ra thật gần, tưởng chừng như chỉ cần tiến lên một bước có thể nghe rõ ràng, có thể thấy rõ ràng người gõ.

Nhưng đôi khi nó thật xa, cảm giác chơi vơi không cách nào nhận biết.
Cậu Phúc hỏi sang thằng Khuyết:
“Mày ở nhà có thấy ai thường xuyên gõ mõ không?”

“Có! Ông Phan.

Ông ấy thi thoảng tới đây, có mấy lần gõ mõ trong phòng thờ siêu thoát linh hồn các mợ cả.”
“Vậy lúc tao về đây, ông ấy có tới không?”
“Ông ấy mới tới vài ba hôm trước.

Đợt đó có nhiều mợ Cả chết bất đắc kỳ tử lắm.

Bà Cả bảo hoá sạch sẽ rồi mới đón thêm.

Bây giờ sạch sẽ rồi chắc ông Phan không đến đâu!”
Đúng rồi, là các mợ cả.

Nhiều người tới mức đến hạ nhân trong nhà cũng chẳng thèm quan tâm tới thực sự là bao nhiêu người.

Nhà người ta hạ nhân thay từng năm nhưng nhà họ Chu này mợ Cả thay theo tuần, theo tháng.

Nhà họ Chu này ngoại trừ giàu có thì đến kẻ đần cũng biết tiếng xấu vang xa cỡ nào.

Nào như vong linh nhà này không sạch sẽ nên thường bắt người vô cớ, những nàng dâu tới đây nếu không hợp thì chết ngay trong đêm đầu, nếu hợp hơn một chút thì vài ba ngày sau mới biến chứng chết không nhắm mắt.
Tin đồn lan xa, qua đến tai người này người khác thì lại thêm thắt nhiều phần.

Cho tới khi đến tai cậu Phúc xa tít ngoài kinh đô đã thành nhà họ Chu thờ ngạ quỷ, mỗi tháng đều lần lượt đem người sống hiến tế.
Cậu Phúc chưa từng tin những lời đó, nhưng cái chết của mợ Cả đầu tiên cộng thêm mỗi lần về nhà đều là một lần thông báo có mợ Cả mới càng khiến cậu thêm suy nghĩ.

Nhưng cậu chỉ là một thằng ở rể cho nhà không con gái, lấy đâu nhiều tư cách mà xen ngang.
Tiếng mõ ngày càng lớn, ngày càng vang vong lại khiến toàn thân cậu Phúc tái nhợt.

Cậu nắm chặt cổ áo thằng Khuyết, từ từ bước tiến về phía trước.

Đôi mắt cậu ngày một giãn ra hết mức, thi thoảng ngoái nhìn xung quanh một lượt.

Không thấy tiếng mõ nữa, không còn thấy mây mù cuộn trôi mang theo cát trắng xoá.

Không gian lại quay về yên tĩnh lạ thường.

Cậu Phúc định bụng quay qua thằng Khuyết giục nó đi nhanh, nhưng chưa kịp cất lời cả người đã bật vội về đằng sau ngã sóng soài:
“Mày! Thằng Khuyết, mày… mày đứng yên đấy!”
Cậu Phúc lổm ngổm mãi mới bò được dậy.

Nhưng ánh mắt sợ hãi dán chặt bên người thằng Khuyết.

Nơi đó, vẫn hiện nguyên một thân hình loắt choắt trắng bệch, hai mắt của nó không hề có đồng tử, cứ dán ngược lên trời nhưng lại nhìn chối chết vào cậu Phúc.

Khuôn miệng rộng toe toét thâm thì chẳng khác của một tên chết nghiện rượu.
Thằng Khuyết cõng theo cái dáng hồn tiểu đồng trên vai lúc nào mà chẳng hay biết.

Vừa thấy cậu Phúc hoảng sợ kêu đứng im nhưng vẫn một mực muốn chạy lại hỏi tại sao.

Mỗi bước thằng Khuyết đi lên, cậu Phúc lại mê man chạy té khỏi, miệng không ngừng lẩm bẩm:
“Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, cầu xin Ngài để chúng con thoát khỏi kiếp này! Cầu xin Ngài đem những thứ kia ném đi!”
Vừa nói vừa chạy, miệng không ngừng lẩm bẩm không dám quay đầu.

Đợi tới khi bỏ xa thằng Khuyết, cậu Phúc mới có thể dừng lại thở hồng hộc đứt từng hơi.
“Thế mà đã tới phòng thờ rồi? Lát nữa không dám đi qua vườn bạch đàn luôn.”
Cậu Phúc múc lên một gáo nước đầy, tu sạch một hơi lấy lại sức rồi mới cầm theo gáo nước múc đầy tiến từ từ đến khoảng ô khoét nhỏ trước cửa phòng thờ.

Ô khoét này tính đến bây giờ cũng đã theo dõi lịch sử của nhà họ Chu từ rất lâu rồi, từ cái ngày mợ Cả thứ hai được gả vào đến bây giờ.

Chỉ có điều các mợ cả trước, người đưa nước không phải cậu Phúc.
Cậu cũng không biết tại sao bản thân lại cố chấp đến đây như vậy.

Có lẽ hôm nay là ngày cậu trở về, ngày mai lại phải lặng lẽ đóng cửa đội tang cho người đã khuất.

Cậu không muốn như thế.
“Mợ Cả bên trong đấy! Mợ đã ngủ chưa?”
Cậu Phúc gọi khẽ qua khe cửa tối om phảng phất mùi nhang nồng đượm.
“Tôi chưa! Là ai vậy?”
Tiếng giọng bên trong vang lại.


Nom có vẻ là một cô gái chỉ trạc đôi mươi, giọng thanh thanh hơi thấp trầm.
“À, tôi mang nước tới cho chị! Kẻo đêm chị khát! Tôi để qua khe nhỏ ngoài cửa, chị lấy vào trong, khi nào cần thì dùng luôn.”
Vừa nói, cậu Phúc vừa đẩy gáo nước vào trong.
Sau một thoáng im lặng mới vang lên tiếng bước chân rón rén tiếng gần tới ô khe nhỏ.

Mợ Cả kéo gáo nước nghe thấy âm thanh rõ ràng rồi lại chạy khuất khỏi khe nhỏ.
“Cảm ơn cậu! Khi nào cần tôi sẽ dùng nó!”
Cậu Phúc ngồi ngoài cửa lo lắng hỏi:
“Chị thấy thế nào rồi? Ở trong đó sao không đốt nến?”
“Mắt tôi không tốt! Đốt nến hay không cũng không có gì khác!”
“Vậy nếu có cần thêm gì, chị hãy hét thật to cho tôi! Phòng tôi chỉ cách nơi này một rãnh nước nhỏ.”
Cậu Phúc định bụng đứng lên rời đi, nhưng chưa kịp bước quá một bước đã thấy tiếng gọi lại:
“Cậu có thể nói chuyện thêm với tôi được không? Biết đâu ngày mai tôi không thể nhìn thấy ánh sáng bên ngoài?”
Cậu Phúc ngừng lại một lúc vẫn quyết định ở lại.

Mợ Cả này tên Thi, Nguyễn Quân Thi.

Người làng thôn Nội, cách đây hơn một ngày đi đường.

Mợ là con thứ trong gia đình cũng được coi là khá giả nhưng vì là con thứ của thiếp nên cuộc sống chỉ cao hơn nô bộc là được ngồi ăn trên bàn.

Năm nay vừa tròn 17, phụ mẫu liền gả cho một kẻ bệnh để xung hỷ, nhưng chưa kịp bước vào cửa, chồng đầu đã ngã bệnh chết.

Nghĩ rằng con gái số mệnh sát, hai người họ liền tìm cho cô mối hôn sự mới cho mau mau gả đi.

Nào ngờ biết đến nhà họ Chu, để gả mợ Thi tới đây cũng tốn không ít tiền bạc, chỉ cầu đừng mang hoạ về gia đình cũ.
“Vậy trên đường tới đây chị đã nghe thấy mọi người nhắc đến gia đình này?”
Cậu Phúc tiếp lời câu chuyện.
“Đúng thế! Không biết có thật hay không, nhưng giác quan thứ 6 của tôi nói rằng nơi đây thực sự không tốt!”
Cậu Phúc bên ngoài chỉ biết lặng im gật đầu.
Trong bóng đêm mơ màng, phía xa xa truyền lại từng tiếng bước chân dồn dập.

Là cậu Hai! Cậu ta đang đi tới!
Nơi đây quả thực không tốt, nhưng điều không tốt nhất bây giờ mới đang từ từ tiến đến..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.