Bát Nhã Thần Chưởng

Chương 9: Gặp quái nhân trổ tài học vấn




Lưu Lệ Quân nói với gã :

- Chu huynh, biết đi đâu bây giờ. Chúng ta chẳng có một đồng trong túi.

- Ta định tìm đến núi Ngũ Nhạc, trước hết tìm Thần Quang đạo nhân để lấy thuốc chữa bệnh đã.

- Nhưng lấy đâu ra tiền ăn đường bây giờ? - Lệ Quân lo lắng hỏi.

- Để tiểu huynh nghĩ cách xem, bây giờ cứ đến một thị trấn đông đúc đã, thiếu gì công viêc làm thuê.

- Tiểu huynh còn đang bệnh, lại còn vết thương tiểu muội gây ra nữa. - Lệ Quân nói giọng hối hận. - Làm sao?

- Muội muội đừng lo, ta còn khỏe lắm mà! Cứ đi rồi tính sau.

Lệ Quân trỏ một con đường mòn chạy theo phía Tây con sông rồi nói :

- Cứ đi thẳng con đường này sẽ tới Kim Sơn, một nơi thị tứ lắm. Song còn khá xa, phải mấy chục dặm làm sao đi được đây?

Bỗng từ phía xa, lọc cọc một chiếc xe ngựa trên chở đầy rau quả. Chu Cẩm Sơn mừng rỡ nói :

- Kia, có xe rồi, chúng ta xin họ đi nhờ đi!

Chiếc xe ì ạch chạy tới. Trên xe là một lão gia mặt choắt chỉ bằng hai ngón tay đan chéo, đang ra sức cầm roi quất vào mông con ngựa gầy trơ xương.

- Đi! Nhanh lên nào...

Vút... vút....

Chu Cẩm Sơn đứng ngay giữa đường, gã cung kính nói :

- Lão bá! Chẳng hay người có đi về trấn Kim Sơn không?

- Ta đi đâu thì mặc ta! Mắc mớ gì mà ngươi hỏi?

- Vãn bối muốn nhờ lão bá cho quá giang đến đó được không ạ?

- Quá giang à? - Lão già nheo cặp mắt lại - Ngươi có tiền không đấy?

- Xin lão bá thương tình, chúng cháu có việc rất gấp phải đến đó. Còn một cô nương nữa, lại đang bịnh!

- Ta hỏi có tiền không thôi. Nếu thêm người nữa thì phải gấp đôi đấy.

- Lão bá - Chu Cẩm Sơn năn nỉ - Hay lão bá có việc gì cho chúng cháu làm thuê vậy. Có phải chở rau quả này đi bán hay không? Chúng cháu có thể phụ giúp.

- Đúng rồi... Ta chở những thứ này cho một vị phú gia có một nhà hàng lớn ở Kim Sơn trấn. Ngươi đã năn nỉ thì ta cũng thương tình song trông ngươi yếu ớt thế kia thì có làm nổi công việc không hả?

Rồi lão làm ra bộ dễ dãi bảo tiếp :

- Thôi được, ta cũng gia ơn cho hai người, lên xe di, nhớ đừng có làm nát thực phẩm của ta đấy!

Chu Cẩm Sơn cả mừng, cùng Lưu Lệ Quân leo lên xe ngồi ở phía sau.

Chiếc xe lọc cọc chạy đi để lại đằng sau một đám bụi mù.

Quá trưa, lão già bỗng dừng xe lại, lão nhảy xuống rồi bảo Chu Cẩm Sơn :

- Tiểu tử, ta bỗng nhớ tới một việc phải đi gấp. Nhờ ngươi chuyển tới nhà Vương phú gia hộ ta. Ngươi cứ đến Kim Sơn, hỏi lão thì ai cũng biết.

- Được, được, lão bá cứ yên tâm, chúng tôi sẽ giao đến tận nơi.

Chu Cẩm Sơn ngồi lên xe, gã cho ngựa chạy chừng nửa giờ thì tới một thị trấn đông đúc. Gã bảo Lệ Quân :

- Tiểu muội, bọn chúng đã hãm hại sư bá tất sẽ tìm tiểu muội để diệt khẩu. Chúng ta phải cải trang đừng để lộ diện thì hơn.

Gã lấy ít bùn đất xoa lên người và mặt cho xấu xí rồi mới hỏi một người qua đường :

- Xin lão trượng chỉ dùm, nhà Vương phú gia...

- Ngươi cứ theo lối này đi thẳng. Nhà lớn nhất là nhà lão đấy.

Chu Cẩm Sơn cảm tạ lão rồi theo con đường lão già đã chỉ. Quả nhiên, chẳng bao lâu, gã trông thấy một tòa nhà đồ sộ, sân vườn rộng rãi, lố nhố rất nhiều người, phần đông là dân Cái bang.

- Quái lạ, hôm nay bọn chúng làm gì ở đây thế nhỉ? Không lẽ Vương phu nhân đãi tiệc?

Gã cho xe đến trước cổng. Có mấy gã lập tức chạy ra.

- Đây rồi! Làm gì mà bây giờ mới tới? - Một gã nói.

- Lão Tứ đâu rồi mà lại ngươi chở đến? - Gã hỏi Chu Cẩm Sơn.

- Lão Tứ nhờ tại hạ.

- Hừ! - Gã kia lầu bầu. - Không hiểu lão di đâu không biết. Thôi... ngươi cho xe vào đi.

Chu Cẩm Sơn cho xe vào sân. Một gã ăn mặc theo lối gia nhân móc trong túi ra một đỉnh bạc đưa cho gã rồi nói :

- Đây, thưởng cho ngươi rồi đi cho lẹ.

Chu Cẩm Sơn cảm ơn rồi bước ra ngoài, gã giơ đỉnh bạc lên khoe :

- Này Lưu muội! Chúng ta có tiền rồi, chúng ta đi ăn thôi.

- Không được. - Lệ Quân nói. - Tiểu muội dơ dáy thế này...

- Hay là thế này vậy. - Chu Cẩm Sơn nói - Tiểu muội ngồi tạm ở đây, ta vào nhà hàng mua mấy cái bánh bao mang về đây cho tiểu muội nhé!

- Ừ, nhưng tiểu ca đừng có đi lâu đấy! - Lệ Quân căn dặn.

- Về ngay mà! - Chu Cẩm Sơn nói.

Gã chạy như bay về phía trung tâm thị trấn. Đang chạy bỗng Chu Cẩm Sơn thấy đầu váng mắt hoa, gã không tự chủ được nữa, ngã lăn quay xuống đất ngất đi. Lúc tỉnh dậy, gã thấy một đôi nam nữ đang tiền về phía gã. Gã giật mình nhận ra một người là Vương Sở Hồng còn gã kia là Cao Thiên Thái, sư huynh của nàng.

Chu Cẩm Sơn vốn không ưa Cao Thiên Thái, bởi tính gã nhỏ nhen lại hay ỷ mình có võ công bắt nạt gã...

Chu Cẩm Sơn vội lấy nón kéo che nửa mặt rồi dựa vào tường đưa chân ra.

Gã cầm cây gậy dọc đường để giả làm Cái bang cũng để bên cạnh.

Cao Thiên Thái và Vương Sở Hồng đi tới. Tự nhiên tim của Chu Cẩm Sơn đập loạn lên. Vương cô nương hồi trước thân thiết với gã biết bao, gã ước gì nếu mối thù đã được rõ ràng minh bạch, gã sẽ đứng bật dậy để cầm lấy tay nàng.

Vương Sở Hồng và Cao Thiên Thái đâu có để ý đến gã Cái bang nhỏ tuổi, bẩn thỉu đang ngồi dưới đất nên bình thản bước qua.

Lúc Cao Thiên Thái đi qua, tự nhiên Chu Cẩm Sơn thấy căm ghét gã khôn tả, nhất là thấy cặp mắt Cao Thiên Thái nhìn Vương Sở Hồng có vẻ tình tứ. Gã thấy y qua mặt bất giác không nén được cơn giận nên đưa chân ra. Cao Thiên Thái vì vô tình vấp phải chân gã ngã xóng xoài. Gã lồm cồm bò dậy rồi tức giận chỉ tay vào mặt Chu Cẩm Sơn rồi mắng :

- Thằng khốn nạn này, mày ngáng chân tao hả, tao sẽ cho mày một trận nhớ đời.

Gã nói đoạn cúi xuống định vung tay tát cho Chu Cẩm Sơn một cái thật mạnh.

Chu Cẩm Sơn bất chợt nhớ lại mấy thế võ Vương Sở Hồng dạy gã. Sẵn cây gậy bên cạnh, gã chụp lấy rồi sử chiêu “Nhật Nguyệt Tranh Huy”, cây gậy đánh đến bốp một cái vào vai Cao Thiên Thái.

Thực ra đối với Cao Thiên Thái, chiêu này chẳng làm gì được gã, song bất ngờ bị tấn công nên gã không kịp phòng bị nên bị trúng đòn của Chu Cẩm Sơn.

Gã tức giận quát to :

- Thằng lõi này hỗn láo thật, dám đánh trộm ta, hôm nay ngươi tới số rồi.

Gã vung quyền đấm liên hồi vào ngực và mặt Chu Cẩm Sơn khiến máu miệng và mũi trào ra.

Vương Sở Hồng thấy thế vội chạy lại can :

- Đại huynh, thôi đừng đánh nữa, gã có biết võ công đâu.

- Đánh cho chừa thói côn đồ.

Cao Thiên Thái vừa nói vừa tiếp tục vung quyền đánh túi bụi.

Chu Cẩm Sơn đau quá, gã cố gượng đứng dậy tay vẫn cầm gậy khiến Cao Thiên Thái nổi điên lên :

- Ngươi... Ngươi tưởng cầm gậy thì chống nổi ta sao, để ta...

Gã chưa dứt lời đã xông vào vươn tay chụp lấy cổ tay của Chu Cẩm Sơn.

Chu Cẩm Sơn sực nghĩ đến hai chiêu nữa của Vương Sở Hồng, gã cầm gậy đâm vào bụng Cao Thiên Thái.

Cao Thiên Thái cười nhạt nói :

- À thì ra ngươi cũng biết võ công, đừng trách ta nhé.

Gã thừa biết Chu Cẩm Sơn chẳng có nội lực gì cả. Chiêu vừa qua có thể gã học lóm của ai đó nên đánh bừa. Gã định bụng sẽ cho Chu Cẩm Sơn một bài học nhớ đời.

Cao Thiên Thái đợi cho đầu gậy của Chu Cẩm Sơn gần tới bụng mình mới thu tay về chụp lấy. Ai ngờ, Chu Cẩm Sơn là một gã nhanh trí. Tự nhiên gã nhớ lại lần trước Vương Sở Hồng dạy võ cho gã rồi mà khi đánh lại gã vẫn bị đâm trúng một gậy vào má. Thì ra điều bí mật là ở chỗ người sử dụng có biết biến hóa hay không mà thôi.

Chu Cẩm Sơn thấy Cao Thiên Thái xòe bàn tay ra liền biến chiêu. Đầu gậy bỗng thu về rồi đột ngột đưa chếch lên, đó là chiêu thứ ba gã biết có cái tên gọi là “Kim Long Hí Thủy” (Rồng vàng giởn nước) Diễn biến này xảy ra quá đột ngột khiến Cao Thiên Thái bất ngờ. Vô tình Chu Cẩm Sơn đã sử dụng được một chiêu thức tầm thường nhưng chỉ có những cao thủ mới làm được. Cao Thiên Thái bị trúng ngay một gậy vào má, đúng y như Vương Sở Hồng đã đâm gã bữa trước.

Vương Sở Hồng đứng ngoài vô tình vỗ tay reo lên :

- Hay quá! Hay quá! Chiêu Kim Long Hí Thủy thật là tuyệt diệu!

Cao Thiên Thái thấy Vương Sở Hồng không ủng hộ mình lại khen gã tiểu tử bẩn thỉu thì tức lộn ruột lên. Gã cố nhịn đau, nhào tới đá liên tiếp mấy cái vào ngực Chu Cẩm Sơn, khiến máu mồm máu miệng gã lại trào ra.

- Cho ngươi chết, cho ngươi chết.

Gã vừa đánh vừa gào lên như điên dại.

Vương Sở Hồng vội nhảy vào can :

- Dừng tay, đại ca, thế là đủ rồi...

- Gã...

Cao Thiên Thái tức quá nói không nên lời. Gã cố vung chân đá thêm vào người Chu Cẩm Sơn một cái nữa.

- Gã đâm đại ca một gậy, đại ca đánh gã như thế còn chưa đủ sao? - Vương Sở Hồng nói.

Đột nhiên, Vương Sở Hồng như chợt nhớ ra điều gì. Cô hỏi :

- Tiểu tử, ngươi có phải là...

Vương Sở Hồng định nói Chu Cẩm Sơn song kịp nén lại.

- Ta là A Tứ

Chu Cẩm Sơn buột miệng nói. Gã vô tình nói cái tên mà gã đã nghe được hồi nãy ờ nhà Vương phú gia.

- A Tứ à! Ngươi đừng có nói dối. - Vương Sở Hồng lắc đầu vẻ không tin. - Tại sao ngươi lại biết những chiêu thức này?

- Tại hạ... - Chu Cẩm Sơn lấy tay áo lên lau máu ở miệng. - Tại hạ... học được của một người.

- Ai! Ai dạy ngươi? Cao Thiên Thái quát to - Ngươi có biết những chiêu đó là chiêu gì không? Nói dối thì đừng trách ta ra tay độc ác.

- Ta học của ai là chuyện của ta, việc gì đến ngươi. - Chu Cẩm Sơn tức giận nói.

- Thôi... Đại huynh. - Vương Sở Hồng dàn hòa rồi ngọt ngào hỏi - Ngươi... ngươi nói thật đi, ai đã dạy cho ngươi những chiêu kiếm đó... Ngươi đừng có ngại. Việc này đối với ta rất hệ trọng.

Chu Cẩm Sơn thấy khuôn mặt Vương Sở Hồng rất thành thật, chứng tỏ cô tỏ ra rất quan tâm đến gã. Tự nhiên trong lòng gã dâng lên một tình cảm khó tả. Gã nói :

- Người dạy ta chiêu kiếm đó là một gã thiếu niên.

- Gã thiếu niên? - Vương Sở Hồng nhắc lại. - Tên gã là gì vậy?

- Ta không biết tên, song trông gã đúng là một trang thiếu niên anh tuấn.

Chu Cẩm Sơn cố tình ca ngợi mình nhằm mục đích chọc tức Cao Thiên Thái.

Gã nghĩ bụng: Mình phải thử xem vị tiểu cô nương này có thật lòng nhớ đến gã không, nên nói tiếp :

- Gã thiếu niên đó có nói với tại hạ rằng y cũng được một vị cô nương dung nhan khả ái dạy cho.

Vương Sở Hồng bỗng đỏ mặt lên, khiến Cao Thiên Thái tỏ ý nghi ngờ.

- Tiểu sư muội, không biết có phải tên phản đồ đó không? Ngày trước hắn không được học võ công, chỉ có mỗi sư muội là thân thiết với gã, không lẽ sư muội dám trái lời sư phụ...

- Đừng có nghĩ bậy! - Vương Sở Hồng gạt đi.

- A Tứ - Cô nói - Gã kia có nói vị cô nương đó trông thế nào không?

Thấy giọng Vương Sở Hồng tỏ ra quan hoài, gã thấy hởi lòng hởi dạ. Gã định bụng sẽ chọc tức Cao Thiên Thái cho bõ ghét :

- À! Có. Tại hạ có hỏi y vị tiểu cô nương đó là ai và dung mạo xinh đẹp như thế nào, thì gã nói vị cô nương ấy... vị cô nương ấy ngoài bố mẹ nàng ra, gã còn thân thiết với nàng hơn tất cả những gì trên cõi đời này.

Những câu vừa rồi, Chu Cẩm Sơn đã nói thật nỗi lòng mình. Gã muốn cho Vương Sở Hồng hiểu được lòng gã.

- Ngươi... Ngươi... - Vương Sở Hồng ấp úng - Ngươi nói thật đấy chứ?

- Tại hạ xin thề... - Chu Cẩm Sơn nghiêm trang nói - Nếu nói sai xin trời tru đất diệt.

Vương Sở Hồng sung sướng trong lòng. Cô định hỏi nữa thì Chu Cẩm Sơn lại nói tiếp :

- Gã còn nói với tại hạ rằng gã yêu thương vị cô nương đó chừng nào thì lại càng căm thù gã đại sư huynh của vị cô nương chừng ấy, bởi vì gã đó chỉ là một tên đê tiện.

- Câm mỏm lại. - Cao Thiên Thái quát to - Ngươi mà còn nói nhăng nói cuội nữa thì hối hận không kịp đấy.

- Ta nói chuyện với cô nương đây, có nói với ngươi đâu hả!

Cao Thiên Thái nghiến răng nói :

- Lõi con, thật ra ngươi là ai? Ta phải bắt ngươi theo để điều tra mới được.

- Đại ca! Sao lại thô lỗ thế? - Vương Sở Hồng dịu dàng ngăn lại.

- A Tứ... Ngươi nói ta.. ta... rất...

Cô định nói “Ta rất thỏa mãn” song vội chữa thành “Ta... rất tin là đúng sự thật, ta muốn nhờ ngươi một việc”.

Cao Thiên Thái tức giận. Gã nắm lấy cổ áo Chu Cẩm Sơn lắc mạnh rồi nói :

- Ngươi đừng hòng qua nổi mắt ta, ngươi chính là Chu Cẩm Sơn có phải không?

Chu Cẩm Sơn bình tĩnh nói :

- Chu... Ngươi nói Chu... gì... cái tên ấy nghe hay thật đấy. Hay là ta đổi tên quách cho xong. A Tứ nghe chẳng ra làm sao cả.

Vương Sở Hồng xen vào :

- Đã bảo đại huynh đừng có nóng nảy thế, gã không phải là...

Chu Cẩm Sơn biết là hai người không nhận ra gã. Phần vì gã đã hóa trang, phần vì gã trông tìều tụy hơn trước nhiều.

Cao Thiên Thái hậm hực nhưng khuôn mặt vẫn lộ vẻ nghi ngờ. Gã nói :

- Thôi được, ta tạm tha cho ngươi lần này, nếu quả thật đúng là ngươi là tên phản đồ đó, ta sẽ xé xác ngươi ra...

Gã nói xong nắm lấy tay Vương Sở Hồng kéo đi. Hai người đi khuất, Chu Cẩm Sơn mới thấy toàn thân đau đớn vô cùng, cơ hồ không chịu đựng nổi. Gã gắn gượng lết đến một tiệm ăn lớn gần đó mua bốn cái bánh bao mang về.

Vừa trông thấy gã, Lưu Lệ Quân đã kêu lên :

- Tiểu ca! Sao ngươi đi lâu thế! Ta... lo muốn chết đi được! Có chuyện gì xảy ra phải không?

Chu Cẩm Sơn giấu không muốn Lưu Lệ Quân biết chuyện vừa rồi nên gã gượng cười nói :

- Không có chuyện gì đâu, chẳng qua tiểu huynh thấy người hơi mệt một chút nên phải ngồi nghỉ một lát mới về được. Tiểu muội ăn đi, xem có ngon không?

Chỉ có một loáng, hai người đã ăn hết bốn cái bánh bao. Chu Cẩm Sơn nói :

- Lưu muội này! Bọn ta đi đến chỗ nhà lão Vương di.

- Làm gì vậy?

- Tiểu ca thấy có nhiều nghi vấn lắm. Gã không nói cho Lệ Quân biết hồi nãy gã trông thấy Vương Sở Hồng cùng Cao Thiên Thái đi về hướng nhà Vương phú gia nên nảy sinh mối quan tâm

- Không hiểu họ đến đấy làm gì?

- Việc giang hồ can chi đến mình! Tiểu ca còn bao nhiêu việc...

- Không phải như vậy! Bởi tiểu ca thấy rất đông cao thủ tụ họp. Hơn nữa, lần trước lúc ngồi trong quán ăn tiểu ca nghe thấy chúng bàn bạc xì xào dường như muốn ám hại ai đó. Nếu may mắn phát hiện chuyện gì, mình đến báo mọi người đề phòng có phải hay hơn không?

- Thôi được, nhưng lần sau nhất định tiểu muội không để huynh dây dưa vào những chuyện giang hồ nữa.

Chu Cẩm Sơn và Lưu Lệ Quân lại men theo lối cũ tới trang viện của họ Vương. Quả nhiên, lúc này bên trong đã rất đông người. Ngoài đệ tử Cái bang chiếm đa số còn rất nhiều cao thủ các môn phái khác mà Chu Cẩm Sơn không biết mặt. Mấy gã hán tử đứng ngoài thấy Chu Cẩm Sơn lớ ngớ dòm ngó thì nạt :

- Ê! Thằng nhóc, ngươi làm gì ở đây thế hả? Hôm nay Cái bang đãi tiệc quần hùng, ngươi làm gì có phần ở đây?

Gã đứng bên cạnh vội nói :

- Thôi mà! Thằng lỏi này có phải người võ lâm đâu mà sợ. Nó đói nên đến kiếm chút gi vào bụng thôi.

Rồi gã bảo Chu Cẩm Sơn :

- Đồ ăn thì chưa dọn đâu. Ráng chờ lúc nữa ăn xong, bọn ta cho một ít.

Chu Cẩm Sơn đâu có để ý gì đến lời gã nói. Gã chỉ tìm xem Vương Sở Hồng và Cao Thiên Thái có mặt ở đây không.

Bỗng thấy quần hùng ồ lên, rồi không biết từ đâu xuất hiện mấy lão già.

Chu Cẩm Sơn nhận ra Tùng Lâm đ*o trưởng, Chưởng môn phái Thanh Thành, Ngọc Long chân nhân, Chưởng môn phái Côn Luân và Lâm Tử Dương, Chưởng môn phái Không Động. Ngoài ra còn một lão già nữa mà Chu Cẩm Sơn không biết là ai. Gã thấy lão già đó cất tiếng cười, thanh âm vang rất xa, chứng tỏ chân khí của lão rất xung mãn.

- Tại hạ Sử Văn Long, Bang chủ Cái bang xin cung hỉ các vị.

Lão vỗ hai tay vào nhau, tất cả mọi người bỗng im lặng. Sử Văng Long cất tiếng sang sảng nói :

- Thưa các vị anh hùng hảo hán. Hôm nay Cái bang chúng tôi may mắn được Vương phú gia giúp đỡ cho mượn địa điểm để họp mặt với các vị. Trước hết, thay mặt các anh em Cái bang xin được cám ơn tất cả các vị có mặt hôm nay.

Quần hùng xung quanh vỗ tay rền rền, có tiếng nói ồm ồm :

- Sử bang chủ hôm nay rườm rà quá, xin vào đề ngay cho, bọn tại hạ vừa nóng ruột lại vừa đói rồi đây!

Sử Văn Long đưa cặp mắt sắc lạnh ngó nhìn phía phát ra tiếng nói. Lão thong thả nói tiếp :

- Xin quý bằng hữu nào đó cứ yên tâm, đồ ăn, thức uống Sử Văn Long này đã phải cho chở từ Lạc gia thôn đến đây để bồi tiếp quý vị. Nhưng trước hết xin phép các quý bằng hữu để Sử Văn Long này công bố cùng các vị một vài việc quan trọng.

Lão ngừng lại để xem phản ứng của quần hùng. Bỗng nghe tiếng của Ngọc Long chân nhân :

- Sử bang chủ nói phải lắm. Công việc là quan trọng, chúng ta nên bàn trước. Chẳng hay sao không thấy Bất Nghi đại sư?

- Chùa Thiếu Lâm đường xá xa xôi lại có nhiều công chuyện của môn phái nên đại sư có cho người đến thay mặt... - Sử Văn Long chỉ tay vào một nhà sư đứng đằng sau - Vị này là Phương Lâm đại sư, là tam sư đệ..

Lúc đó, mọi người mới để ý đến Phương Lâm. Lão bước ra chắp tay nói :

- Bần tăng Phương Lâm, bái kiến tất cả các vị.

Quần hùng hốt hoảng. Võ công của Bất Nghi đại sư chưa ai hiểu rõ mấy, song lão này là tam sư đệ mà lão chỉ bước có hai bước chân mà mặt đất đã thấy rung chuyển, hiển nhiện nội lực của lão không sao tưởng được.

Sử Văn Long nhìn quanh rồi lưỡng lự nói :

- Đến giờ này mà vẫn không thấy Giáo chủ Thần Quyền môn?

- Thưa Sử bang chủ, lệnh sư bữa nay có việc không thể đến được nên sai tại hạ đi thay.

Mọi người nhìn xem ai nói, thì ra là một gã thiếu niên mặt non choẹt.

Chu Cẩm Sơn giật mình, thì ra Vương Nhất Minh cử Cao Thiên Thái đến họp thay mình. Gã nghe Sử Văn Long lầu bầu trong miệng, tuy nhỏ nhưng ai cũng nghe thấy :

- Quái lạ, việc hệ trọng thế này mà lão lại cử một đệ tử còn non nớt thế kia thì lạ thật!

Câu nói đó chạm tự ái của Cao Thiên Thái khiến gã đỏ mặt lên vì tức giận, song gã không nói gì cả. Sử Văn Long sau khi đảo mắt một lượt, cất tiếng nói :

- Thưa chư vị anh hùng, hôm nay lão phu mời các vị đến đây là có hai việc muốn nói. Việc thứ nhất có nhiều liên quan đến vận mệnh võ lâm, còn việc thứ hai... là việc riêng của bổn bang. Hẳn là các vị cũng biết rằng lâu nay trên giang hồ đã xảy ra biết bao nghi án. Nhất là việc toàn gia của Chu Đại Cẩm bị sát hại... Tất cả những vụ thảm sát đó, thực ra chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tìm cho ra và chiếm đoạt một kỳ công võ học ngày nay “Bát Nhã thần chưởng” có liên quan đến kỳ thơ “Mai Hoa phổ”. Vậy ai là kẻ đã làm tất cả những việc ấy? Giờ đây lão phu có thể khẳng định chắc chắn rằng đó là người của Thanh Long bang! Chúng ta may mắn biết được nhiều bí ẩn của pho bí kíp này nhờ hai vị Tạ Vân Hùng và Ân Thiên Trọng, hai người cao đồ của Thái Ất chân nhânvà cũng là sư huynh đệ với Chu Đại Cẩm.

Có tiếng nhao nhao từ bên dưới hỏi :

- Hai lão Ân, Tạ ấy hiện đang ở đâu?

- Từ từ rồi lão phu sẽ nói tiếp.

Sử Văn Long giơ một tay lên. Trông lão có vẻ mệt mỏi khác thường.

- Ân Thiên Trọng và Tạ Văn Hùng hiện đang tá túc tại Thần Quyền môn. Trang trại của hai vị đó cũng bị phá hủy và tàn sát nhân mạng. Thì ra bọn chúng đã cướp đi hai mảnh Thái Cực đồ còn phần thứ ba và cuốn Mai Hoa phổ thì... chưa lấy được... Nếu như có đầy đủ thì có hy vọng tìm ra được pho bí kíp bí ẩn đó.

- Thế phần thứ ba ở đâu vậy? - Có tiếng một lão già sốt ruột hỏi.

- Tất nhiên là nằm trong tay Chu Đại Cẩm, song lão già đã biết được mối nguy hiểm nên đã gửi đi cất dấu ở một chỗ khác.

- Tại sao Bang chủ lại khẳng định việc này do Thanh Long bang? - Phương Lâm đại sư hỏi.

- Chúng ta đều biết những dấu tích do thủ phạm để lại đều là dấu ấn của một kẻ có võ công cực cao. Trên bức tường nhà của Chu Đại Cẩm, có một vết bàn tay in sâu mấy tấc vào mặt đá đen sì. Chưởng lực này, lão phu cũng không biết gọi là gì?

- Nhưng những cái đó cũng đâu có tố cáo là của Thanh Long bang!

- Còn nữa, điều này mới quan tyrọng, chính lão phu đã động thủ với Giáo chủ của bọn chúng.

Quần hùng lại ồ lên. Sử Văn Long vạch áo ra. Trên ngực lão vẫn còn in vết một bàn tay đủ cả năm ngón hằn sâu vào trong thịt.

... Khiếp quá! Khiếp quá! - Có tiếng kêu lên. - Võ công Sử bang chủ....

- Lão phu không địch được gã, thoát chết được là may...

- Không lẽ y ghê gớm đến thế sao?

- Y còn ghê gớm hơn các vị nghĩ nhiều. Lão phu chỉ chống được có... mười chiêu...

Ngọc Long chân nhân kinh ngạc vô cùng, lão không tin ở tai mình nữa nên gặng hỏi :

- Bang chủ chỉ chịu được có mười chiêu?

- Đúng vậy đấy. - Sử Văn Long xác nhận.

Tức thì... Lâm Tử Dương, Chưởng môn phái Không Động lắp bắp nói :

- Võ công Sử Văn Long đâu phải tầm thường mà thảm bại nhanh như vậy thì... thì...

Lão hỏi tiếp Sử Văn Long :

- Sử Văn Long! Gã đã luyện đươc...

- Lão phu không rõ nhưng chính gã nói là gã đã luyện được môn thần công này rồi.

- Chính vì thế. - Sử Văn Long nói tiếp. - An nguy của võ lâm đang bị đe dọa. Nếu như gã luyện thành công thì... sẽ chẳng còn võ lâm nào nữa mà chỉ tồn tại một Thanh Long bang mà thôi!

- Dã tâm của gã là tiêu diệt các môn phái phải không?

- Đúng vậy! Lão phu nghĩ rằng sở dĩ giang hồ chưa xảy ra sóng gió vì ba lẽ: Một, có thể gã chưa luyện được môn võ học đó thành công. Hai, gã còn e ngại chúng ta liên thủ lại thì gã chưa chống cự nổi. Ba, gã vẫn còn sợ phát Thiếu Lâm, có... nhiều hảo thủ, nhất là Bất Nghi đại sư với “Bát Chiêu Đại Ma Công” đã luyện được ba phần.

- Vậy Sử bang chủ có cao kiến gì không?

- Theo thiển ý của lão phu, các môn phái phải liên lạc thường xuyên với nhau, tung người dò la tung tích bọn Thanh Long bang. Vì cái khó nhất cho đến nay, chúng ta cũng chưa biết được Tổng đàn của chúng đặt ở đâu.

- Đúng vậy! - Phương Lâm đại sư thủng thẳng nói - Nếu thế, Sử bang chủ người nhiều thế mạnh có thể đảm đương công việc chung được không?

- Rất tiếc, lão phu đang bị nội thương... hơn nữa.... lão ngập ngừng rồi nói tiếp, còn việc quan trọng của bổn bang phải giải quyết!

- Việc gì vậy? Nếu không có gì gấp, Sử bang chủ hoãn lại có được không?

- Không, không được, nhưng đây mới là điều quan trọng nhất lão phu muốn nói. Trong lần giao đấu với Bang chủ Thanh Long bang, tín vật Bang chủ của bổn bang đã... đã bị mất...

- Gậy “Đả Cẩu” đã thất lạc rồi sao?

- Phải, lão phu đã bị chưởng lực của Giáo chủ Thanh Long bang đánh rớt xuống vực... ngất đi. Lúc tỉnh dậy không biết cây gậy đã bị văng đi chỗ nào...

- Vậy... vậy... Bang chủ tính sao hả? - Có tiếng một gã đệ tử Cái bang hỏi.

- Ta biết phải xử trí sao rồi. Theo luật lệ của bổn bang từ ngàn đời nay, ai có trong tay tín vật trấn sơn của bổn bang, lại biết Đả Cẩu bổng pháp thì người đó có quyền sai khiến các đệ tử Cái bang... nghĩa là Bang chủ rồi vậy...

- Nếu như không ai có tín vật trong tay thì sao?

- Nếu như không có ai có bảo vật ấy... thì tạm thời phải bầu lại... người nào thành sẽ tạm lên ngôi Bang chủ điều hành công việc.

- Việc đã lỡ rồi, hơn nữa Sử bang chủ vẫn làm Bang chủ lâu nay ai chả biết, cần gì phải rắc rối thế?

- Không được! Mọi việc phải rõ ràng minh bạch, nếu không có báu vật trong tay ai mà nghe mệnh lệnh?

- Đúng đấy! Đúng đấy. Bang chủ nói phải lắm... - Mấy gã đệ tử Cái bang tranh nhau nói.

- Sở dĩ hôm nay lão phu mời Chưởng môn các phái đến đây là để các vị chứng kiến cuộc bầu Bang chủ mới, để tiện sau này liên lạc với các phái...

- Bần tăng không dám xen vào chuyện riêng của Cái bang, song theo thiển ý thì Sử bang chủ cứ tạm thời điều hành công việc, đợi chừng nào tìm được bảo vật... - Phương Lâm đại sư nói.

- Xin cảm ơn hảo ý của đại sư. - Sử Văn Long khẽ nói - Nhưng việc này lão phu không thể quyết định được, đó là chuyện lớn.

- Bang chủ đã quyết định như vậy thì bây giờ tính thế nào đây? - Một trưởng lão Cái bang nói.

- Dĩ nhiên là bằng võ công. - Sử Văn Long nói. - Tất cả mọi người ai cũng có quyền thi đấu miễn là đệ tử Cái bang là được.

Nói xong, Sử Văn Long quay về phía mấy Chưởng môn nói tiếp :

- Có lẽ lão phu xin mời tất cả dùng cơm đã, sau đó mới tính.

- Ăn uống là việc phụ. - Tùng Lâm đ*o trưởng đáp. - Sử bang chủ cứ sắp xếp việc nội bộ đâu vào đấy rồi sau chúng ta ăn cũng chưa muộn.

Sử Văn Long gật đầu, lão nói lớn :

- Các bằng hữu Cái bang. Vừa rồi ta đã nói cách thức thi đấu để tạm thời bầu Bang chủ mới. Anh em nào muốn dự thi võ công, xin mời bước lên đây.

Đám đệ tử Cái bang im lặng. Từ trưởng lão trở xuống, ai mà không biết Bang chủ Sử Văn Long lợi hại đến mức nào.

Bỗng một vị trưởng lão vào hàng sáu túi bước ra nói :

- Thưa Sử bang chủ, có lẽ chúng ta nên kết thúc ở đây là được rồi... Tại hạ nghĩ rằng chẳng có ai phản đối gì đâu.

- Không nên thế. - Sử Văn Long vội nói. - Ta hiểu ý ngươi muốn nói ta vẫn làm Bang chủ... Song như vậy sợ anh em không phục.

- Tại sao lại không phục? Bang chủ xem có ai lên đòi tỷ thí với Bang chủ đâu? Như thế đương nhiên...

- Nhưng ta sợ anh em còn có người chưa đến kịp. Hãy chờ thêm một chút nữa cũng không sao.

- Bang chủ khỏi phải chờ lâu. Có tại hạ đây. Một thanh âm khàn khàn cất lên rồi một bóng người từ phía dưới bay vọt lên đứng nhẹ nhàng trước mặt Sử Văn Long. Bộ pháp gã sử dụng có tên là Bạch Hạc Lượng Xí, một công phu thượng thừa.

Mọi người vô cùng sửng sốt. Chu Cẩm Sơn lại còn kinh ngạc hơn nhiều.

Gã nắm lấy tay Lư Lệ Quân nói khẽ :

- Lưu muội! Lưu muội! Nhìn xem ai kia!

Lưu Lệ Quân đâu có để ý gì đến câu chuyện mọi người đang nói. Cô đang vẫn vơ nghĩ đến song thân bị giết hại, đến cuộc đời từ nay sẽ chìm nổi không biết đi về đâu? Rồi cô liếc nhìn sang Chu Cẩm Sơn, giờ đây gã thân thiết với cô biết bao.

Lòng suy nghĩ bỗng bị cắt đứt khi Chu Cẩm Sơn hỏi. Lưu Lệ Quân như sực tỉnh giấc mơ, cô hỏi lại :

- Tiểu ca, tiểu ca, ngươi nói gì vậy?

- Tiểu muội hãy nhìn xem, lão già đòi tranh chức Bang chủ kia là ai kìa.

Lưu Lệ Quân bị vướng một gã hán tử cao lớn đứng trước mặt. Cô nghiêng người sang bên rồi kinh ngạc thốt :

- Tiểu ca! Muội nhận ra lão là ai rồi... sao lại kỳ lạ như thế?

Chu Cẩm Sơn cũng lẩm bẩm :

- Quả là lạ thật, hóa ra lão là người của võ lâm... nhưng tại sao lão lại...

Lão già mà Chu Cẩm Sơn và Lưu Lệ Quân ngạc nhiên chính là lão già nhỏ bé mặt choắt đánh xe ngựa cho hai người đi nhờ đến Kim Sơn trấn. Tự nhiên, trong lòng thấy khẩn trương, gã bấm tay Lưu Lệ Quân rồi thì thầm :

- Tiểu muội! Chúng ta hãy theo dõi xem lão là ai?

Lúc đó, ở phía trên Sử Văn Long đột nhiên thấy một bóng người nhảy xuống trước mặt lão, thân pháp nhẹ nhàng không thể tả. Lão trợn tròn mắt rồi hỏi :

- Tại hạ Sử Văn Long, không hiểu có hân hạnh được tiếp kiến ai vậy?

- Hà.. hà... hà... - Lão già nhỏ bé cười gằn. - Họ Sử kia, ngươi không nhớ ta sao?

Sử Văn Long nheo nheo cặp mắt rồi thốt lên :

- Không lẽ lại là ngươi? Ngươi còn sống hay sao?

- Phải! Ta bị rớt xuống vực nhưng may mắn thoát chết để có ngày hôm nay gặp ngươi.

- Ngươi muốn tỷ đấu với ta chăng?

- Tất nhiên! Hôm nay thì ngươi chẳng còn cơ hội như lần trước đâu.

- Điều đó không quan trọng bởi vì ngươi làm gì có quyền được tham gia vào công việc bổn bang.

Lão già cười nhạt, lão quay mặt xuống phía dưới quần hùng rồi lên tiếng nói :

- Các anh em Cái bang, có ai còn nhớ Trần Bá Lưu này không?

Ba chữ “Trần Bá Lưu” gã vận nội lực nên âm thanh thật là vang dội.

Đám đệ tử Cái bang ở dưới nghe ba tiếng “Trần Bá Lưu” thảy đều chấn động. Trần Bá Lưu xưa kia vốn là sư đệ của Bang chủ.

Có tiếng hỏi :

- Có phải Trần trưởng lão phái Thanh Y đó không?

- Chính là tại hạ. - Lão già cất tiếng nói.

Sử Văn Long nổi giận quát :

- Tên phản đồ kia, ngươi còn dám mở miệng nói sao? Chính năm xưa sư phụ đã khai trừ ngươi ra khỏi môn phái.

Trần Bá Lưu không chút bối rối. Lão hỏi lại :

- Ngươi bảo Bang chủ khai trừ ta khỏi môn phái, vậy có ai làm chứng?

- Ta... chính ta có mặt ở đấy!

- Được! Tại sao Bang chủ không để lại di ngôn?

- Ngươi thừa biết lại còn vờ vĩnh. Sư phụ chỉ nói miệng, vừa nói xong thì người đã mất!

- Nói láo! Ngươi nói vậy thì ai mà tin ngươi được.

- Ngươi... ngươi.... - Sử Văn Long tức giận nói không nên lời. - Ngươi đã đánh cắp “Giáng Long thập bát chưởng” của sư phụ, nhưng người đã gia ơn chỉ trục xuất ngươi ra khỏi môn phái, lại còn lợi dụng lúc sư phụ mất đột ngột đánh lén ta để dành chức Chưởng môn! Ngươi còn chối cãi hay sao?

Trần Bá Lưu không trả lời. Lão quay xuống hô to :

- Các anh em, Trần Bá Lưu này có còn là người của Cái bang hay không? Các anh em nói đi.

Một lão ăn mặc rách rưới đứng dậy, mọi người nhìn xem ai, thì ra là Trương Hữu Bình, là một trong bốn vị trưởng lão Cái bang. Trương trưởng lão nói :

- Việc này thì... - Lão ngập ngừng nhìn Sử Văn Long - Sử bang chủ này, đúng ra Trần trưởng lão vẫn được coi là người của Cái bang chứ? Dù sao... chưa tới đại hội...

- Được rồi, chuyện này ta sẽ truy cứu sau.

Lão nhìn Trần Bá Lưu rồi sẵn giọng nói :

- Trần trưởng lão, lão phu sẵn sàng tiếp chiêu của ngươi rồi đấy.

Trần Bá Lưu không đáp, người lão hơi ngả về phía trước, chân trái bước lên thành Tả Cung Bộ, mười ngón tay chụm lại rồi đâm thẳng vào bụng Sử Văn Long. Đây là một trong ba mươi sáu chiêu trong “Giáng Long Hàng Ma chưởng”. Lão xuất thủ nhanh như chớp khiến Sử Văn Long cũng không ngờ nên suýt chút nữa thì nguy. Lão buộc phải nhảy lùi lại mới tránh được, song lập tức phản đòn ngay, không hổ danh là Bang chủ một bang hội lớn. Chỉ thấy thân hình lão hơi chuyển động, song chưởng đã đưa ra sử chiêu “Như Phong Tự Bế” đánh vào bả vai Trần Bá Lưu. Chỉ trong nháy mắt, hai cao thủ đã qua lại hơn năm chục chiêu. Nhưng Trần trưởng lão có phần chiếm được ưu thế, Phương Lâm đại sư cau mày nói với Tùng Lâm đ*o trưởng :

- Võ công của lão họ Trần này kỳ bí vô cùng, bần tăng e rằng Sử bang chủ khó bế đương cự nổi.

Quả nhiên đánh được vài chiêu nữa, Sử Văn Long quát to lên :

- Không ngờ, ngươi hồi này tiến bộ đến nhường ấy! Hãy coi chưởng của ta đây.

Bỗng thấy áo lão căng phồng lên, hiển nhiên lão đã vận nội lực đến cao độ, song chưởng từ từ đẩy ra. Lão đã sử dụng chiêu thứ bảy trong Giáng Long thập bát chưởng là “Kháng Long Hữu Hối”, chưởng phong rít lên ầm ầm.

Bọn hảo thủ đứng sau lưng Trần Bá Lưu vội chạy dạt ra đứng một bên sợ trúng phải chưởng lực của lão thì uổng mạng.

Trần Bá Lưu không né tránh, ngược lại, lão cũng đưa hai tay lên, chưởng tâm hướng về phía trước để đối chưởng. Hai luồng kình khí dương cương gặp nhau phát ra một tiếng nổ lớn thật lạ lùng. Sử Văn Long loạng choạng lui về phía sau mấy bước mặt tái xanh. Lão quát lớn :

- Tiếp chiêu nữa đây!

Lão co tay trái về, vận kình vào bàn tay phải nhằm vào người Trần Bá Lưu sử chiêu “Kiến Long Tại Điền”, chiêu thứ mười trong Giáng Long thập bát chưởng. Chưởng kình chưa kịp phát ra bỗng Sử Văn Long lảo đảo rồi ngã ngồi xuống đất.

Trần Bá Lưu không bỏ lỡ cơ hội, gã xòe ngón trỏ điểm ngay vào huyệt Mi Tâm ở trán của Sử Văn Long.

- Xin thí chủ dừng tay.

Phương Lâm vội nhảy ra. Lão thấy Trần Bá Lưu ra tay ác độc thì hoảng sợ thay cho Sử Văn Long. Bởi nếu đánh trúng, ngón tay Trần Bá Lưu sẽ xuyên thủng sọ Sử Văn Long ngay lập tức.

Trước tình thế nguy ngập, lão đành sử dụng một tuyệt kỹ được mệnh danh là Hậu Phát Chế Nhân, dùng Long Trảo chụp vào cánh tay Trần Bá Lưu.

- Long Trảo thủ!

Trần Bá Lưu hét lên. Lão vội thu tay về rồi trợn mắt lên quát :

- Ngươi... Ngươi sao lại can thiệp vào việc nội bộ Cái bang ta, lại còn sử dụng độc thủ?

- Bần tăng xin thí chủ thứ lỗi. Sử bang chủ đã thua rồi cần gì phải dùng đến sát thủ như vậy?

- Đó không phải việc của ngươi! Nhưng dù sao thì ta cũng đã thắng... Còn anh em nào không phục không?

Ngọc Long chân nhân bỗng lên tiếng :

- Theo ý bần đạo, trận đấu hôm nay chưa ngã ngũ được. Sử bang chủ đang bị trọng thương ở ngực nên bị mất phần tiện nghi. Các vị thấy bần đạo nói có đúng không?

Lúc ấy mọi người sực nhớ Sử Văn Long bị nội thương rất nặng do giao đấu với Giáo chủ Thanh Long bang. Có tiếng người nói :

- Đúng rồi! Đúng rồi! Như vậy là không công bằng!

- Tại sao lại không công bằng? - Trần Bá Lưu vặc lại. - Nếu như Sử Văn Long nói ngay từ đầu... ta đâu có ép buộc hắn?

Trương Hữu Bình, trưởng lão Cái bang cũng xen vào :

- Trần trưởng lão, ta cũng nhận xét thấy Sử bang chủ đã ngã xuống do bị nội thương từ trước, chứ không phải do ngươi đánh thua... vì thế...

- Đã giao đấu là phải sòng phẳng. Nếu Phương Lâm đại sư không can thiệp... tại hạ tất đã dành phần thắng rồi...

- Điều... Điều... đó không sai. - Sử Văn Long gượng đứng lên rồi nói :

- Ta... Ta... công nhận đã thua... ngươi... ngươi.... đã đạt được mục đích rồi đấy...

- Các anh em! Các anh em đã thấy rồi đấy. Ngày hôm nay Trần Bá Lưu này chính thức nhận chức Bang chủ Cái bang. Nếu còn anh em nào không phục thì xin mời lên tỷ thí... Còn nếu không, Trần Bá Lưu xin mạn phép đãi tiệc quần hào.

Lão đợi một chút rồi nhìn quanh xem có ai lên tiếng gì không rồi vỗ tay một cái. Lập tức có sáu gã đệ tử Cái bang xuất hiện.

- Truyền cho anh em bày tiệc ra!

- Xin tuân lệnh Tân bang chủ! - Mấy gã dạ ran.

Lưu Lệ Quân ngồi phía dưới thấy cuộc tỷ đấu đã kết thúc, cô kéo tay Chu Cẩm Sơn rồi nói khẽ :

- Chu ca! Chẳng còn gì hấp dẫn nữa đâu, chúng ta đi thôi!

Chu Cẩm Sơn dùng dằng chưa muốn bỏ đi, gã vẩn còn đang tìm xem Vương Sở Hồng đang đứng ở đâu, song thấy Lưu Lệ Quân giục giã, chẳng còn lý do gì để nấn ná lại nên đành gật đầu.

Gã nói :

- Tiểu muội này, nay chúng ta lấy con ngựa còm kéo xe này đi tạm, cũng còn hơn đi bộ.

Lưu Lệ Quân khen phải. Con ngựa vẫn còn thắng vào cỗ xe. Gã tháo dây buộc ra rồi nói với tên đại hán đứng gần đó :

- Tại hạ lấy con ngựa, xin huynh đài cảm phiền.

Gã kia cười hô hố nói :

- Cái bộ xương này thì có mổ thịt cũng chẳng ai ăn thì lấy làm quái gì? Ngươi không ở lại dự tiệc sao? Mấy khi...

- Cám ơn huynh đài, tại hạ có công việc phải đi ngay.

Gạ leo lên ngựa, Lưu Lệ Quân nhảy ngồi đằng sau. Chu Cẩm Sơn cứ theo con đường dẫn về phía Tây ra roi cho ngựa chạy. Gã đi được mấy chục dặm, đến một vùng hoang vu, không có lấy một bóng người. Nhưng cảnh quan thật là hoang sơ kỳ thú. Chu Cẩm Sơn nói với Lưu Lệ Quân :

- Tiểu muội, phong cảnh ở đây đẹp quá, không hiểu địa danh này gọi là gì nhỉ?

- Tiểu muội cũng không hiểu nữa. Hay là ta nghỉ ở đây nhé!

Chu Cẩm Sơn tìm một gốc cây cột con ngựa lại. Gã kiếm một chỗ đất bằng phẳng rồi cùng Lệ Quân ngả lưng nằm nghỉ. Chưa nóng chỗ, gã bỗng nghe thấy từ phía xa xa vẳng lại tiếng đàn nghe réo rắc vô cùng. Gã lắng tay nghe thấy tha thiết lạ thường thì kinh ngạc lẩm bẩm :

- Không ngờ nơi hoang dã thế này mà cũng có cao nhân ẩn cư.

Lưu Lệ Quân không hiểu gì cả. Cô hỏi :

- Tiểu ca, tiểu muội đần độn không biết gì về đàn nhạc nhạc thơ ca gì cả.

Khúc nhạc này là khúc nhạc gì vậy?

- Đây là bản Trường Hận ca, lời lẽ trong bản nhạc là của Bạch Cư Dị, một nhà thơ đời Đường, quê ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Bài hát kể lại sự tích nàng Dương Quý Phi tự vẫn ở Mã Ngôi, và nói lên lòng thương tiếc nàng của Đường Minh Hoàng!

- Tiểu ca! - Lưu Lệ Quân nhìn gã âu yếm nói - Tiểu ca thật là giỏi, muội thật không bằng!

Chu Cẩm Sơn đang mãi say sưa nghe khúc đàn đâu có để ý gì đến lời khen của Lưu Lệ Quân, gã nói tiếp :

- Đây là một khúc tình ca tuyệt vời, miêu tả nỗi đau khổ của tình yêu trong nhân thế. Tiểu muội, ta đến xem ai đánh đàn đi.

Gã dắt tay Lưu Lệ Quân đi về hướng phát ra âm thanh tiếng đàn. Tưởng là gần hóa ra đi mãi mà mới tới. Khung cảnh ở đây lại hoàn toàn trái ngược với chỗ ban đầu mới lạ kỳ. Trước mặt gã là một cái hồ rộng không thấy bờ bên kia, cỏ mọc xanh um. Trên bãi cỏ có một cái bàn bằng đá, một người ngồi quay lưng về phía gã mặc áo đoạn màu xanh đang ngồi đánh đàn.

Chu Cẩm Sơn khẽ nói :

- Chúng ta nấp ở đây thôi, đừng ra khiến cao nhân mất hứng!

Đột nhiên tiếng đàn ngưng bặt. Người mặc áo xanh không quay đầu lại nói lớn :

- Dây đàn đứt, hẳn là có cao nhân nào đứng nghe. Lão phu Tư Mã Lăng xin kính mời cao nhân diện kiến.

Chu Cẩm Sơn giật mình. Lão này công lực quả là ghê gớm, đang gẩy đàn mà còn phát hiện được người lạ đằng sau. Gã vội bước ra rồi vòng tay thi lễ :

- Vãn bối Chu Cẩm Sơn và Lưu Lệ Quân bái kiến lão tiền bối!

Người mặc áo xanh quay lại. Đó là một lão già có khuôn mặt hơi dài cặp mắt phóng ra những tia thần quang lấp loáng. Lão hơi ngạc nhiên khi nhận ra đó là một đôi nam nữ thiếu niên nhỏ tuổi thì xẵng giọng nói :

- Tiểu tử, các ngươi là ai mà dám nghe lén đàn của ta?

- Thưa tiền bối! - Chu Cẩm Sơn cung kính nói - Vãn bối nhân lỡ độ đường qua đây thấy tiếng đàn tuyệt diệu nên mạo muội đến nghe. Xin tiền bối miễn thứ...

- Được lắm! - Lão già nói - Ngươi nghe đàn hẳn cũng biết tâm sự của ta chứ, nếu nói không đúng thì đừng trách lão phu không dung tình.

- Ngày xưa, khi đức Khổng Tử đang chơi đàn, thầy Nhan Hồi vào nghe thấy tiếng đàn có sát khí hỏi ra thì quả nhiên đức Khổng Tử lúc đánh đàn nhìn thấy con mèo vồ con chuột, tâm sự của tiền bối cũng gởi gắm trong khúc nhạc, vãn bối sợ vô lễ mà thôi!

- Không sao! Ngươi cứ nói.

- Vãn bối thấy tiền bối như có tâm sự gì u uất lắm thì phải...

Lão già hết sức ngạc nhiên song lão làm bộ nghiêm sắc mặt lại hỏi :

- Được, nhưng ngươi tự nhận là hiểu biết thì có hiểu được cây Dao Cầm này có lai lịch thế nào không?

- Vãn bối nói ra chẳng qua chỉ là múa rìu qua mắt thợ song tiền bối đã hỏi thì phải trả lời. Xưa kia, vua Phục Hy thấy có năm sắc sao rớt xuống cụm ngô đồng, lại thấy chim phượng đến đậu thì biết đó là thứ ngô quí, hấp thụ tinh hoa của trời đất, có thể dùng để chế ra nhạc khí được. Nhà vua cho người hạ xuống cắt làm ba đoạn thì thấy. Đọan ngọn tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng lại quá đục và nặng, chỉ có đọan giữa là tiếng vừa trong vừa đục có thể dùng được Nhà vua sai người ngâm đoạn giữa đúng bảy mươi hai ngày, rồi đem vào chỗ mát phơi cho thật khô... Khi đó, một người thợ khéo tay nổi tiếng nhất thời đó là Lưu Tử Kỳ được mời đến, chế ra cây Dao cầm này. Dao cầm dài ba thước sáu tấc, một phần án theo ba trăm sáu mươi mốt độ chu thiên. Mặt trước rộng tám tấc án theo tám tiết, mặt sau rộng bốn tấc án theo bốn mùa, bề dày hai tấc án theo lưỡng nghi. Đàn gồm mười hai phím, tượng trưng cho mười hai tháng trong năm, lại thêm một phím tượng trưng cho tháng nhuận, trên mắc năm dây án theo ngũ hành, tượng năm âm thanh là “Cung, Thương, Dốc, Vũ, Thủy”...

Lão già há hốc miệng ra nghe, Lão vỗ đùi đánh đét một cái rồi vui mừng nói :

- Hảo tiểu tử, hảo tiểu tử. Lão phu này xưa nay vẫn tự hào là cầm kỳ thi họa đều hơn người, song kiến văn của ngươi thì thật tình lão phu chưa nghe nói đến bao giờ!

Cặp mắt của lão bỗng trở nên hiền hòa, lão nói tiếp :

- Ngươi xứng đáng được làm nghĩa đệ của ta, ngươi chịu không?

Chu Cẩm Sơn mặc dầu không biết lai lịch của lão là ai song gã thấy tính tình lão như con trẻ lại giỏi về đàn địch thì trong lòng cũng vui thích, gã nói :

- Được tiền bối nhận làm nghĩa đệ thì còn gì bằng nữa, vãn bối...

- Ngươi đừng kêu ta bằng tiền bối có được không. Này nghĩa đệ, ngươi học được những điều đó ở đâu thế?

- Tiểu đệ từ lúc lên năm chỉ chuyên tâm vào văn chương không được học võ công nên...

Lão già ngắt lời :

- Cái đó ngươi đừng lo, đã có nghĩa huynh của ngươi đây, chuyện đó có khó gì.

Lão hoa tay múa chân tỏ vẻ vui thích lắm rồi hỏi tiếp :

- Nghĩa đệ, còn một điều này nữa, cây Dao cầm này có những bảy dây, hồi nãy ngươi nói có năm là tại sao?

- Tiểu đệ quên mất, đúng ra đàn chỉ có năm dây mà thôi, song từ đời nhà Châu, Châu Văn Vương bị cầm tù ở Dũ Lý, thái tử là Bá Ấp Khảo vì thương nhớ cha, căm hận Trụ Vương nên mới thêm một dây oán nữa, còn gọi là dây Văn Huyền. Sau đó đến lúc Vũ Vương khởi binh diệt Trụ lại thêm một dây nữa để thêm phấn khởi gọi là dây Vũ Huyền. Như thế, trước đàn có năm dây, được thêm hai dây nữa nên mới gọi là Thất Huyền Cầm. Cây đàn này kỳ diệu ở chỗ có tám tuyệt là “Thánh, Kỳ, U, Nhĩ, Lý, Tráng, Lỗ, Trương”. Trong tám tuyệt ấy, có đủ tình cảm vì thế có thể nói tiếng đàn đã đi đến chỗ tuyệt vời vậy!

Tư Mã Lăng sung sướng khôn cùng, lão nói một cách thành thực :

- Không ngờ hôm nay, Tư Mã Lăng lại được một tiểu tử mở mắt ra cho. Thế mới biết, sự học là bao la, không khỏi tự thẹn mình trước kia đã tự phụ lắm rồi!

- Nghĩa huynh, tiểu đệ có tò mò đôi chút, chẳng hiểu nghĩa huynh có tâm sự gì vậy?

Mặt Tư Mã Lăng bỗng nhiên ủ dột, lão phiền muộn nói :

- “Ta cũng chẳng dấu gì ngươi. Hồi trẻ tuổi, ta có yêu thương một người.

Vẻ đẹp của nàng tuy chưa đến nước khuynh quốc khuynh thành nhưng cũng là một trang tuyệt sắc. Nàng vốn con nhà khuê các, nơi cung kiếm chẳng màng ngó tới, song về cầm kỳ thi họa thì cũng bậc tài hoa. Ta tuy trẻ tuổi nhưng đã nổi danh khắp giang hồ nhờ bảy mươi hai đường đao nên mới được giới giang hồ mệnh danh là “Cái Thế Tuyệt Mạng Đao”. Nếu như ta kết hợp với nàng thì đúng là trai tài gái sắc, xứng đôi vừa lứa. Nhờ nàng mà ta mới yêu thích cầm kỳ thi họa song với ta võ công vẫn là tất cả. Ta ước ao trở thành đệ nhất cao thủ nên mới ước hẹn cùng nàng ta sẽ vào tuyệt cốc để luyện môt môn võ công phu trong vòng ba năm. Nếu không thấy ta trở về, có nghĩa là ta thất bại và mất mạng, nàng có quyền tìm một người khác kết duyên. Nhưng ba năm ta chưa luyện thành mà còn suýt mất mạng. Ta phải luyện thêm bốn năm nữa, thì mới thành công.

Ta đã trở thành đệ nhất cao thủ, ta hét vang lên sung sướng. Việc đầu tiên khi rời hang ta đi tìm nàng hy vọng nàng vẫn chờ ta. Thực tế cũng đúng như vậy, nàng luôn hy vọng một ngày nào đó ta trở về.

Trời xui đất khiến làm sao ta gặp nàng. Lúc đó đang nằm thiêm thiếp trên bờ vực, bên cạnh một gã... ta nổi điên lên, lại sẵn võ công mới học được phóng chưởng đánh văng cả hai người xuống vực..

Từ đó ta hối hận không nguôi vì phát hiện ra ta đã sai lầm... Nàng bị trúng độc do phong hàn vì chiều nào cũng đứng trên miệng vực chờ ta. Người đó đã trị thương cho nàng, mà ta không biết đã nhẫn tâm ra tay.

Ta chán nản vô cùng! Tưởng rằng có võ công tuyệt thế là sẽ có tất cả nhưng không phải vậy, ta từ bỏ giang hồ về đây sinh sống cùng thiên nhiên cây cỏ...”

Lão không nói nữa, trong lòng cảm thấy bùi ngùi. Lưu Lệ Quân hỏi :

- Tiền bối, vị phu nhân đó là ai vậy?

- Vị phu nhân ấy là... là Chúc Mỹ Dung

- Chúc Mỹ Dung! - Lưu Lệ Quân kêu to - Có phải người có một nốt ruồi trên trán?

- Đúng, sao ngươi biết - Tư Mã Lăng tái mặt đi.

- Bởi vì... Bởi vì người đó chính là mẫu thân tiểu nữ.

- Ngươi là ái nữ của Chúc Mỹ Dung đó sao? Lão già kêu lên - Phải rồi, phải rồi, đúng là trời có mắt, lão phu có dịp chuộc lại lỗi lầm xưa.. Ngươi... ngươi trông giống lắm.

Lão nheo nheo cặp mắt ngắm nghía Lưu Lệ Quân rồi hỏi :

- Mẫu thân ngươi giờ ở đâu? Vậy mà ta tưởng nàng đã chết rồi? - Lão đưa hai tay ôm lấy đầu vẻ rất đau khổ.

- Mẫu thân... Mẫu thân đã bị giết hại rồi!

- Ai! Kẻ nào dám làm chuyện ấy! Ta sẽ trả thù cho nàng.

Lưu Lệ Quân bèn thuật lại tất cả câu chuyện cho lão nghe. Nghe xong, Tư Mã Lăng trầm ngâm nói :

- Tuy không ra giang hồ song chuyện bên ngoài ta vẫn theo dỏi. Vụ này hẳn là có một âm mưu gì đây. Ta nghĩ rằng có bàn tay của bọn Thanh Long bang nhúng vào.. Ta có nghe phong phanh hình như Giáo chủ của bọn chúng là.... Từ Quốc Đạt.

- Từ Quốc Đạt là ai vậy?

- Y là đệ tử của Phổ Hiền đại sư, sư thúc của Thái Ất chân nhân, nhưng võ công rất cao. Y đã bị Phổ Hiền đánh cho một chưởng chắc là cả chục năm sau mới hồi phục được. Có thể y bắt phụ thân ngươi phải trao một thứ thuốc gì đó... hiện nay ta biết, y đang bị các môn phái truy tìm ráo riết...

- Võ công của tiền bối cao như thế sao không ra tay trừ hại cho võ lâm?

- Ta cũng chưa chắc vì nếu y đã luyện được Bát Nhã Thần Chưởng thì... chưa chắc ta đã là đối thủ của y...

Rồi như ngẫm nghĩ được một điều gì lão nói :

- Ta đã thề không bước chân ra ngoài giang hồ song đã có một cách.

Lão nhìn Lưu Lệ Quân một cách âu yếm :

- Ta sẽ... ta sẽ... dạy cho ngươi võ công của ta.. Ngươi có chịu nhận ta làm nghĩa phụ không?

Không đợi Lưu Lệ Quân trả lời, lão nói tiếp :

- Nghĩa đệ, cô nương này là ái nữ của ta, xem ra y quan tâm đến ngươi lắm! Ta sẽ đứng ra tác thành cho hai người, ngươi thấy thế nào?

Lưu Lệ Quân thấy lão huỵch toẹt ra thì đỏ mặt lên, còn Chu Cẩm Sơn thì vô cùng bối rối. Gã ấp úng :

- Nghĩa huynh... nghĩa huynh vụ này...

- Sao! Ngươi còn chê hả? Ta sẽ dạy cho cả hai võ công tuyệt thế?

- Không phải tiểu đệ dám... chê bai gì đâu? Nhưng... thù nhà chưa trả, đệ quyết không dám nghĩ đến.

Chu Cẩm Sơn nói câu này chỉ đúng có một phần. Trong lòng gã thực ra vẫn còn lưu luyến đến Vương Sở Hồng...

Lưu Lệ Quân thấy gã chối từ thì có vẻ không vui, cô nói :

- Tư Mã tiền bối, sao tiền bối cứ ép y như vậy... vụ này...

- Ta muốn thế - Tư Mã Lăng cáu kỉnh nói - Tiểu huynh đệ, ngươi không thích sao?

- Tiểu đệ.... Tiểu đệ...

- Thôi được rồi, ta cho ngươi một thời gian nhưng phải hứa với ta một điều. Ngươi phải hứa với ta, bảo bọc cho y và không được rời xa y nửa bước... ngươi thấy thế nào?

- Cái đó, nghĩa huynh khỏi cần dặn, tiểu đệ sẽ thực hiện.

- Thế thì tốt! - Tư Mã Lăng hài lòng nói - Hiền đệ, ngươi định đi đâu vậy?

Chu Cẩm Sơn kể cho lão nghe về thân thế rồi mục đích của gã là đi tìm Thần Quang đạo nhân!

Tư Mã Lăng suy nghĩ hồi lâu rồi bảo Chu Cẩm Sơn :

- Tiểu đệ! Ta phải nói cho ngươi một điều. Ai gặp Thần Quang đạo nhân thật là nguy hiểm lắm đấy. Y tính tình thì cổ quái, không sao lường được, nếu ngươi...

- Đại huynh - Chu Cẩm Sơn nói - Tiểu đệ đã biết tất cả rồi. Hơn nữa tiểu đệ đã có cách giải thế cờ của lão, nên phần thắng chắc chắn có trong tay...

- Được thế thì hay lắm, đệ hãy xếp bàn cờ ra ta coi thử.

Chu Cẩm Sơn đã thuộc lòng cách đi khi còn ở trong hang với Xích Mi lão tổ nên y xếp ra rất dễ dàng

- Ta đi quân trắng! - Tư Mã Lăng nói - Ngươi đi quân đỏ nhé!

Nói đọan lão nhấc con pháo dịch ngang ba bước. Đến nước thứ ba mươi sáu. Chu Cẩm Sơn nói với lão :

- Đại huynh, nước này đại huynh thua rồi!

- Không đâu! - Tư Mã Lăng nhíu mày - Nếu như ta đi con ngựa này thì ngươi tính sao?

Chu Cẩm Sơn ngẩn người ra. Quả thật ván cờ đã đổi khác, tình thế này gã không tiên liệu được.. Gã ấp úng :

- Đại huynh, đại huynh, vụ này là thế nào! Không lẽ những thế cờ ghi trong mai rùa của Linh Trí thượng nhân là sai?

- Ta... ta làm sao biết được - Tư Mã Lăng nói - Nhưng rõ ràng ngươi đã thấy đó, nếu ta không cẩn thận thì ngươi đã mất mạng dưới tay của Thần Quang đạo nhân rồi...

Ngẫm nghĩ một lát, Tư Mã Lăng nói tiếp :

- Thôi bây giờ ngươi cứ ở đây chờ khi nào nghĩ xong nước cờ thì hãy đi..

Lão chỉ tay vào thạch động phía trước :

- Trong này rông rãi đủ chỗ cho các ngươi nghỉ ngơi.

Chu Cẩm Sơn đứng dậy toan bước đi thì Tư Mã Lăng bỗng gọi giật lại :

- Khoan đã! Ngồi đây ta đả thông kinh mạch cho!

Lão đặt hai bàn tay vào sau lưng Chu Cẩm Sơn rồi truyền nội lực thượng thừa vào người gã.

Chu Cẩm Sơn thấy một luồng nhiệt khi trút vào huyệt Đại Trùy ở sau lưng cuồn cuộn như sóng bể. Gã khoan khoái vô cùng nhưng bất ngờ thấy ngực nặng như chì rồi hoa cả mắt chóng mặt thổ ra một búng máu tươi.

Tư Mã Lăng vội rút tay ra. Lão lầm bầm :

- Lạ thật! Lạ thật! Trong người ngươi có một luồng chân khí thật kỳ lạ... Lạc Hoa chưởng của Vương Nhất Minh đâu có như vậy?

Lão ngẫm nghĩ một lúc rồi nói :

- Phép truyền nội lực của ta là độc nhất vô song, hơn nữa nội lực của ta hơn ngươi gấp bao nhiêu lần, lẽ ra phải dễ dàng mới phải. Cũng như đổ nước từ một cái bình lớn sang một cái bình nhỏ. Song thật kỳ cục, cơ thể ngươi không tiếp nhận kình khí của ta. Như thế, có nghĩa nếu ngươi dùng ý mà vận sức tất độc chưởng trong người ngươi phát sinh phản chất, nên bình thường thì không gây hại song nếu luyện võ công thì không được... Chỉ có Ngọc Lộ Lục Hợp Ngũ Linh tán... Nhưng thôi, việc quan trọng trước tiên là phải giải quyết được thế cờ đã, ngươi hãy vào trong động nghỉ ngơi đi.

Chu Cẩm Sơn cùng Lưu Lệ Quân đi vào thạch động của Tư Mã Lăng. Bên trong chẳng có gì ngoài hai cái giường bằng đá. Gã cảm thấy mệt mỏi nên nằm xuống một lúc là ngủ liền.

Lúc tỉnh dậy, gã cảm thấy Tư Mã Lăng đang đi đi lại lại ngoài cửa động mặt vẻ hoan hỉ. Lão thấy Chu Cẩm Sơn bước ra liền vẫy tay lại bảo :

- Tiểu đệ, ta muốn nhờ ngươi một việc ngươi có chịu không?

- Đai ca cứ nói! Đệ đâu dám từ chối.

- Tốt - Lão chỉ tay về phía trước rồi nói - Hiền đệ thấy cái hồ trước mặt không?

- Hồ gì mà rộng lớn quá vậy? - Chu Cẩm Sơn hỏi.

- Ta cũng không rõ nữa nhưng chắc nó đã xuất hiện từ thuở khai thiên lập địa rồi. Giữa hồ có một bụi cây mọc nổi trên mặt nước rễ đâm lòng thòng xuống dưới. Có một đàn cá chuyên đến ăn rong rêu bám ở trên rễ cây, hiền đệ ra đó cố gắng bắt cho được một con đầu đàn về đây cho ta.

- Làm sao biết được con nào là con đầu đàn?

- Dễ lắm, con cá đó vảy màu vàng óng ánh, nó thường được lũ thủ hạ bảo vệ nên rất khó bắt đấy. Hơn nữa, ngươi lại không được dùng, tuyệt đối không được để kim khi đụng vào người con cá...

- Để tiểu đệ thử xem!

Chu Cẩm Sơn trả lời Tư Mã Lăng đưa cho gã một con thuyền nhỏ được đan bằng tre rồi nói :

- Sáng nay hiền đệ nên bắt đầu đi!

Chu Cẩm Sơn gật đầu, gã đẩy thuyền xuống nước ngồi lên rồi bắt đầu chèo ra xa. Chèo mãi, chèo mãi vẫn không thấy bụi cây nào. Gã lẩm bẩm một mình :

- Chà! Hồ này rộng như ngoài biển vậy, mình đoán chắc nước hồ phải lạnh và sâu lắm... Mình lại không biết bơi lỡ ra thì...

Gã mới nghỉ đến đó thì bỗng thấy nước tràn vào thuyền. Gã nhìn xuống thì không phải là một mà là hai lỗ thủng to gần như bằng ngón chân cái, nước theo đó tràn vào. Trên thuyền không có bất cứ một thứ gì có thể tạm thời hàn gắn được. Gã lo sợ vô cùng rồi chợt nảy ra ý nghĩ :

- “Dùng hai ngón chân cái bịt tạm vào, may ra làm chậm được phần nào”.

Gã dang chân ra, hai ngón cái đè vào hai lỗ thủng. Quả nhiên nước không vào nữa song áp lực từ phía dưới ép lên ngón chân làm gã tê buốt toàn thân.

Chu Cẩm Sơn sợ hãi nhủ thầm

- “Xem chừng mực nước ở đây sâu lắm nên sức nước mới mạnh như thế”.

Gã cố chèo vì nhìn thấy cách đó không xa một bụi cây trồi lên mặt nước trông như một đám rêu. Lúc đến gần gã thấy đó là một loại cây rất lạ, là tròn xoe như đồng tiền, rễ mọc rất dài xuống phía dưới.

Chu Cẩm Sơn nhìn xuống, thì quả nhiên thấy một bầy cá đang lượn lờ rỉa những rể cây. Gã cho thuyền đứng lại rồi ngồi rình. Đúng như lời Tư Mã Lăng nói, gã trông thấy phía dưới có một con vảy óng ánh màu ngũ sắc. Gã nhắm con cá thọc tay xuống nước để bắt. Thấy động, lũ cá khác nhào tới bơi xung quanh con cá vàng để bảo vệ. Gần nửa giờ mà gã vẫn không chụp được con cá nào. Lúc ấy hai chân tê buốt, nước bắt đầu ào vào trong thuyền.

Chu Cẩm Sơn tức giận rủa thầm :

- Cái lão Tư Mã Lãng chết tiệt hại ta, đưa một chiếc thuyền như cái giẻ rách thế này thì làm sao đi được cơ chứ?

Gã vội chèo nhanh vào bờ, lúc tới nơi, người của Chu Cẩm Sơn mệt nhừ.

Gã lảo đảo bước lên bờ, đã thấy Tư Mã Lăng đợi sẵn, lão hỏi :

- Thế nào! Tiểu đệ đã bắt được con cá chưa?

- Bắt thế nào được! - Chu Cẩm Sơn không ngớt kêu khổ - Suýt nữa thì mất mạng là khác, đại ca xem kìa.

Gã nhìn vào con thuyền nước đã tràn vào gần một nửa.

- Biết làm sao bây giờ? Tư Mã Lăng rầu rĩ - Gia tài ta chỉ có nhiêu đó. Đệ cứ yên tâm mai ta kiếm cái gắn tạm vào lỗ thủng dùng đỡ vậy.

Lúc gã về tới thạch động, Lưu Lệ Quân đã chạy ra khoe :

- Tiểu ca, hôm nay nghĩa phụ bắt đầu dạy võ công cho muội rồi!

Chu Cẩm Sơn bực dọc nói :

- Thì ra lão gạt ta để ở nhà dạy võ công cho muội - Ấy ấy! Hiền đệ đừng nói thế - Tư Mã Lăng cười nói - Mới có một ngày mà đã nản chí rồi! Hiền đệ đang bị nội thương phải từ từ mới được.

Lưu Lệ Quân chỉ tay vào đồ ăn được dọn sẵn trên bàn :

- Huynh bớt giận đi mà! Huynh coi hôm nay muội làm món ăn có khá không nào?

Trên bàn ngoài mấy món rau, lại có cả một con gà vàng óng :

- Gà này nghĩa phụ bắt được đấy. - Lưu Lệ Quân nói - Thịt thơm ngon hơn gà nhà nhiều. Chúng ta ngồi ăn đi.

Chu Cẩm Sơn bỗng nhớ ra một điều, gã nói vớ Tư Mã Lăng :

- Đại huynh, tiểu đệ quên mất đây là mấy thứ gia phụ để lại đã làm cho bọn cường địch truy tìm, tiểu đệ nhận được từ tay Lưu tiền bối, thân phụ của Lưu tiểu muội đây, tiểu đệ cũng chưa xem bao giờ. Đại huynh coi thử.

Gã móc trong bọc ra một cuốn sách ngoài có ba chữ “Mai Hoa phổ”. Tư Mã Lăng cầm lấy lật lật mấy trang rồi nói :

- Mai Hoa phổ là một cuốn sách ngoài cờ, tiểu đệ coi này!

Chu Cẩm Sơn ngó vào, Gã kinh ngạc khi nhận ra cuốn sách đó chép đúng thế cờ đã được ghi trong thạch động của Xích Mi lão tổ. Gã vui mừng nói :

- Đại huynh, chúng ta tìm ra lời giải rồi! Hẳn là...

Tư Mã Lăng hiểu ý gã, Lão gắt lời :

- Thật ra cuốn Mai Hoa phổ này có sáu mươi bốn thế cờ song không thấy ghi cách phá. Vậy cũng bằng thừa mà thôi.

Tư Mã Lăng nói tiếp :

- Các người cứ ăn đi, ta ngồi suy nghĩ một chút...

Lão cầm cuốn sách bước ra ngoài, ngồi lên phiến đá mặt lộ vẻ đăm chiêu.

Sáng hôm sau, lúc Chu Cẩm Sơn còn đang mê mệt đã thấy Tư Mã Lăng đến bên giường lay lay vào người gã :

- Hiền đệ, đi thôi, đến giờ rồi...

Chu Cẩm Sơn nhỏm dậy hỏi :

- Đại ca, còn chiếc thuyền thề nào?

- Xong xuôi rồi - Tư Mã Lăng xoa hai tay vào nhau lộ vẻ hài lòng - Ta đã dùng nhựa cây trét cẩn thận rồi, ngươi đừng lo.

Chu Cẩm Sơn uể oải đưa thuyền xuống nước rồi chèo ra. Lúc sắp tới bụi cây giữa hồ gã nhìn xuống thuyền thì nước lại tràn vào. Gã la lên :

- Cái lão đê tiện này hại mình rồi, có việc trét kín lỗ thủng mà cũng không nên thân.

Gã lại dang chân ra dùng hai ngón chân cái chặn vào lỗ thủng giữa thuyền. Lần này gã cũng không sao chụp được con cá nhưng thấy cũng đỡ mệt hơn lần trước.

Đã thế lúc lên bờ Tư Mã Lăng còn càu nhàu :

- Tiểu đệ phải ráng lên mới được, hãy còn sớm quá mà đã về rồi.

- Tại vì đại ca trét thuyền giỏi đấy, mới được nửa đường nước đã tràn vào.

- Làm sao bây giờ, ở đây chỉ có một loại nhựa cây để vá thuyền đó mà thôi, không có thứ nào tốt hơn đâu. Hiền đệ cố gắng vậy.

- Nhưng tiểu đệ không thể nào bắt được con cá đó đâu? - Chu Cẩm Sơn nói.

- Đệ cứ yên tâm, nhất định hiền đệ sẽ bắt được, chỉ có điều phải thật kiên trì đừng có nản...

Cứ như thế, suốt ba tháng trời Chu Cẩm Sơn ngày nào cũng phải làm cái công việc nhàm chán ấy. Gã oán hận nhưng không nói ra được, vì đã lỡ hứa với Tư Mã Lăng rồi. Hôm đó, gã lại chèo thuyền ra nhưng dù bắt thế nào chỉ tóm được lũ cá bảo vệ mà thôi. Gã tức vô cùng rồi bỗng cất tiếng cười lớn :

- Ta thật ngu, sở dĩ mình không bắt được con đầu đàn là vì có lũ cá này che chắn, thế thì tại sao mình lại thả chúng ra nhỉ...

Gã nhấc một ngón cái lên cho nước tràn vào một ít rồi bắt đầu thực hiện kế họach. Mỗi lần chộp được con cá gã lại bỏ vào thuyền, không thả xuống nước như trước nữa.

Quả nhiên hơn môt giờ gã đã bắt được mười mấy con. Suốt ba tháng trời gã chuyên làm mỗi một việc là bắt cá nên thủ pháp điêu luyện vô cùng.

Gã mỉm cười một mình rồi lẩm bẩm :

- Nào xem bây giờ ngươi chạy đâu cho thoát?

Con cá vảy vàng dường như thấy nguy vì lũ cá xung quanh nó đã bị Chu Cẩm Sơn bắt sạch. Nó cố chui đầu vào đám rễ cây song Chu Cẩm Sơn đã nhanh tay chộp trúng. Gã vui sướng reo lên :

- Đây rồi! Tư Mã đại ca hôm nay vui mừng phải biết.

Gã lại thả tất cả những con khác xuống nước, chỉ giữ lại con cá vảy vàng.

- Đại ca...

Từ xa Chu Cẩm Sơn đã reo lên. Gã cầm con cá giơ lên cao vẫy vẫy... Bất ngờ con cá quẩy mạnh một cái, tuột khỏi tay Chu Cẩm Sơn tõm xuống nước.

Chu Cẩm Sơn ngẩn người ra. Gã nói với Tư Mã Lăng :

- Đại ca! Đại ca đừng trách đệ nữa ngày mai nhất định tiểu đệ sẽ tóm lại được cho đại ca.

Gã cứ tưởng Tư Mã Lăng sẽ rầu rĩ song ngược lại lão lại vui vẻ nói :

- Thôi! Chẳng cần đâu. Chúc mừng hiền đệ sắp sửa đi gặp Thần Quang đạo nhân được rồi.

- Thế là thế nào? - Chu Cẩm Sơn ngơ ngác hỏi.

- Đừng nóng ruột - Tư Mã Lăng mỉm cười - Từ từ rồi ta nói cho mà nghe.

Lão hớn hở dắt tay Chu Cẩm Sơn đến bên chiếc bàn đá rồi ngồi xuống.

Lão nói :

- Sỡ dĩ hiền đệ không luyện được võ công là vì bị trúng một chưởng lực rất là lạ. Đối với một người bình thường thì nó không gây hại song nếu chủ tâm luyện khí tất sẽ bị phản ứng. Điều đó có nghĩa là nếu nội lực trong người phát sinh tự động ngoài ý muốn thì sẽ không bị làm sao hết. Ta cố tình đục thủng hai lỗ trên thuyền để nước tràn vào. Lại biết đệ không biết lội vì thế, buộc ngươi phải ráng sức bịt lỗ thủng lại, do vậy nội lực bị phát sinh ngoài ý muốn của ngươi... Tuy cách này không chữa được bệnh cho ngươi song cũng đả thông được kinh mạch trong người, điều đó rất có lợi. Ngươi không tin thử bấm mạnh chân xuống đất thử coi.

Chu Cẩm Sơn nghe lời. Gã làm lại động tác như đã làm trên thuyền thì quả nhiên thấy người khoan khoái dễ chịu. Một luồng khí chạy từ đầu ngón cái nơi huyệt Øn Bạch rồi qua Đại Đô, Thái Bạch Công Tôn, Thương Khâu, đi theo mặt trong bàn chân qua huyệt Tam ém Giao rồi kết thúc ở huyệt “Đại Bao” trên ngực. Gã vui sướng reo lên :

- Đại ca, đại ca... Tiểu đệ thấy dễ chịu lắm rồi.

Tư Mã Lăng mỉm cười nói :

- Chưa đâu, đừng có vội mừng, song như thế cũng là khá lắm rồi... nhưng còn một điều này nữa. Ván cờ ta vẫn chưa phá được...

Lão lại mở cuốn “Mai Hoa phổ” ra nghiên cứu rồi lấy bàn cờ ra sắp xếp.

Lão hết nhấc quân này, bỏ con kia nhưng hoàn toàn thất vọng.

Mặt trời đã lên cao, rọi ánh nắng gay gắt vào người song Tư Mã Lăng vẫn miệt mài suy nghĩ.

Bỗng Chu Cẩm Sơn thấy trang cuối cùng của cuốn sách vẫn để trắng dưới ánh nắng chiếu vào đột nhiên xuất hiện những dòng chữ mờ mờ. Gã reo lên :

- Đại ca, lời giải đây rồi.

Gã chụp lấy cuốn sách rồi giơ lên dưới ánh nắng. Quả nhiên chừng tàn một nén nhang, tờ giấy trắng nổi lên nhiều dòng chữ viết chi chít.

Tư Mã Lăng vỗ đùi đánh “đét” một cái rồi nói :

- Hiền đệ, ngày mai ngươi có thể lên đường được rồi.

- Thế thì tiểu muội cùng đi theo Chu huynh luôn. - Lưu Lệ Quân nói.

- Không được, thêm một người nữa chẳng ích gì? Hơn nữa ngươi hãy ở đây với nghĩa phụ tập luyện võ công. Khi nào xong xuôi, gã sẽ về đón ngươi.

Tư Mã Lăng nói Lưu Lệ Quân xụ mặt xuống cố hỏi :

- Chu ca, người có về lại đây không đấy?

- Nhất định rồi. Tiểu huynh nhất định quay lại đây đón tiểu muội nếu như không để cái đầu lại chỗ Thần Quang đạo nhân!

Tư Mã Lăng xếp lại thế cờ, lão giảng đi giảng lại mãi cho Chu Cẩm Sơn thuộc lòng. Lão luôn miệng trầm trồ :

- Thật là những nước cờ tuyệt diệu, tuyệt diệu. Chỉ có bậc thần tiên mới có thể nghĩ ra được những nước đi như thế...

Sáng hôm sau, lão đã chuẩn bị sẵn cho Chu Cẩm Sơn một con ngựa. Lão bảo :

- Đây là một con tuấn mã ngày đi ngàn dặm. Ngươi đi khỏi dãy núi này rồi quặt sang hướng Đông. Đi đến con đường đó sẽ thấy năm quả núi liền nhau. Đấy chính là núi Ngũ Nhạc, Thần Quang đạo nhân là người cổ quái, gặp lão phải cẩn thận, đừng có tâng bốc lão mà uổng mạng đấy!

Chu Cẩm Sơn gật đầu, gã tránh không nhìn Lưu Lệ Quân rồi quất ngựa đi thẳng. Ngày đi đêm nghỉ sau bốn ngày, gã đến một vùng đất hoang vu cỏ cây xơ xác. Gã mừng thầm lẩm bẩm một mình :

- Năm trái núi đây rồi, Thần Quang đạo nhân chắc là ở loanh quanh đâu đây thôi!

Chu Cẩm Sơn cho ngựa đi nước một ngắm nghía xem chỗ nào có thể là nơi ở của lão, song chỉ thấy sỏi đá trải dài cỏ cây trơ trụi. Gã nghĩ bụng :

- Dãy núi này dài cả mấy chục dặm lại nhiều hang động, biết đến bao giờ tìm được Thần Quang đạo nhân. Gã bỗng thấy phía trước có một lão già, đeo một cái gùi nặng trên lưng đang lúi cúi đi tới....

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.