Bản Sắc - Carpediem Tang Ngư

Chương 2




Con mồi đầu tiên ta săn được là một con thỏ. Lúc đó ta rất mừng, trong đầu ta nảy ra ý tưởng tặng nó cho thiếu gia.

Ta đã lén đặt nó trong sân của thiếu gia khi theo cha đi giao hàng, y không biết đó là của ta, tất nhiên ta cũng không muốn y biết đó là của ta.

Ta là một kẻ hèn, sợ thiếu gia sẽ chán ghét mà vứt con thỏ đi.

Ta dần dần quen hơn với kỹ năng săn bắn của mình nên số lượng con mồi mà ta có thể săn được cũng theo đó tăng lên. Ngoại trừ để lại mấy con thú để bán lấy tiền chi tiêu cho gia đình, còn lại ta lấy hết và lén đưa cho thiếu gia.

Ta nhìn cơ bắp săn chắc và cường tráng trên cánh tay của mình và hy vọng cơ thể của thiếu gia cũng sẽ ngày càng khỏe mạnh hơn.

Sau này, người đi đường kể rằng con ma ốm yếu nhà họ Trần đã nằm trên giường nhiều năm như vậy, không hiểu sao lại tìm được một số bài thuốc dân gian cổ truyền mới có thể đặt chân xuống đất.

Ta vừa nghe xong liền tức giận vô cớ, trong đầu không nghĩ được gì nữa, ta túm lấy cổ áo người nam nhân đó nói: “Thiếu gia không phải là ma ốm!”

Người bị ta túm cổ áo tên là Triệu Văn, lớn tuổi hơn ta, nhưng không khỏe bằng ta, hắn tát vỗ vào tay ta, nhưng ta không nhúc nhích, cuối cùng hắn không chịu được mà xin tha: “Rồi rồi rồi, không phải là ma ốm!”

Ta vẫn không buông ra, hắn liền quay lại chửi: “Hạ Kỳ, mày đúng là đồ ngu! Cả đời này mày sẽ không bao giờ lấy được vợ đâu!”

Ta không tức giận khi hắn nói điều này, ngay từ đầu ta đã không muốn cưới một người vợ, ta chỉ muốn cưới thiếu gia của mình.

Trong một lần lén lút thả con mồi xuống sân, tình cờ gặp được thiếu gia, y mặc một bộ áo bào trắng như tuyết, trên thắt lưng có đeo một khối bạch ngọc rất đẹp.

Mái tóc đen kia được buộc tùy ý bằng một chiếc dây băng bạc không có thúc quan*, vài sợi tóc bị gió thổi bay trước trán, quyện vào chiếc dây băng bạc đang bay tứ tung khiến ta nhìn đến mê mẩn.

Y mở miệng, nhẹ nhàng nói: “Hôm nay không cần phải tăng nữa.”

Đây là lần đầu tiên y nói chuyện với ta, hóa ra thiếu gia nói chuyện lại dễ nghe như vậy.

Nhưng không hiểu sao hôm nay ta lại không được phép gửi nữa: “Tại sao?”

Y mỉm cười: “Hôm nay đầu bếp nữ không có ở đây.”

Ta đứng dậy cầm lấy con gà, quay người bước đi, đi được hai bước thì quay lại, ta gãi đầu nói: “Ta nướng cho ngươi nhé?”

Y che miệng ho khan hai tiếng, sau đó quay đầu nhìn về phía trong sân: “Ở đây à?”

Ta nảy ra ý kiến, bảo thiếu gia đợi, sau đó ta cầm con gà rời khỏi phủ họ Trần.

Ta đi vào khu rừng gần đó, nhặt một ít củi khô và đốt lửa, sau đó làm sạch con gà tiếp theo cắm một chiếc que cắm xuống đất.

Vì ta thường xuyên qua đêm trên núi với cha nên những việc đó đối với ta chỉ đơn giản như việc ăn ngủ.

Sau khi nướng xong, ta ôm con gà chạy thục mạng đến Trần gia. Ta sợ con gà bị nguội lạnh nên muốn ôm nó vào lòng, nhưng ta nhìn lại bộ quần áo thô kệch của mình, nó vừa bẩn thỉu vừa rách rưới, sợ thiếu gia không thích nên đành phải chạy nhanh nhất có thể, như thể ta đang bị cha đuổi đánh.

Khi ta đến trước cổng lớn Trần gia, hai người gác cổng liền tiến lên chặn ta lại, ta nói rằng ta đang tìm y, ta đến đây là để giao gà cho thiếu gia.

Họ không tin ta và nhìn ta với vẻ khinh thường, còn đe dọa rằng nếu ta không đi, họ sẽ sai gia đinh đến đánh ta. Ta nhìn con gà trong tay không chịu rời đi, gân cổ hét lên: “Thiếu gia, thiếu gia, ta nướng gà cho ngươi rồi.”

Hai người đàn ông kia định đánh ta, một người trong số họ đá vào ngực ta, nhưng dù sao ta vẫn chưa trưởng thành, nên ta nhanh chóng ngã xuống đất và cố gắng hết sức để bảo vệ con gà nướng trong tay, ta nghĩ thế là mình xong rồi, nếu con gà bị bẩn, thiếu gia nhất định sẽ không muốn nữa.

Lúc này, ta có khao khát nhanh chóng được trưởng thành.

Sau khi hai người đó đá vài cái thì được bảo dừng lại, thiếu gia đứng ở cửa nói với ta: “Vào đi.”

Ta che chở con gà, đứng dậy vỗ nhẹ bụi đất trên người, nhưng sợ bụi trên người bay lên người con gà mới nướng nên giơ tay lên cao.

Ta trực tiếp đưa miếng thịt nướng ngon nhất cho thiếu gia, thiếu gia không nhúc nhích, ta tưởng y đang nghĩ thịt bị bẩn nên dùng tay xé một miếng trông sạch sẽ, y kinh ngạc hét lên: “Cẩn thận!”

Ta mỉm cười nhìn thiếu gia: “Không sao đâu, da ta dày lắm.”

Thiếu gia cầm thịt lên, cái miệng xinh đẹp ăn từng miếng nhỏ, bàn tay cầm miếng thịt thon dài trắng nõn, dính đầy dầu, ta chợt muốn liếm sạch cho thiếu gia.

Đôi bàn tay ta suốt ngày chỉ biết cầm cung, vì làm việc quanh năm nên từ lâu đã chai sạn, không giống như thiếu gia, bàn tay của thiếu gia trắng nõn, vừa gầy và dài, trông đẹp như khối bạch ngọc đeo trên thắt lưng người.

Sau này ta mới biết tại sao đầu bếp nữ lại không có ở đó, thì ra thiếu gia lừa ta, bởi vì y chỉ muốn nói chuyện với ta thôi.

Ta có một người bạn tên là Bình An, cha mẹ hắn hy vọng tên cũng như người cả đời bình an. Bọn ta là hai người duy nhất trạc tuổi nhau trong làng nên đương nhiên bọn ta sẽ thường chơi đùa cùng nhau.

Gia đình Bình An cũng không tính là nghèo nhưng cha mẹ hắn luôn dặn không cho hắn chơi với ta vì nhà ta nghèo nhất làng và mọi người đều coi thường.

Ở điểm này ta và thiếu gia có điểm chung, đó là nhà ta nghèo nhất, còn nhà lại y giàu nhất.

Tính tình Bình An vui vẻ, tuy gọi là Bình An nhưng thực sự hắn không muốn làm người vô tri hưởng thái bình, luôn kéo ta lén nhìn phụ nữ đang tắm. Nếu ta không đi, hắn sẽ dùng hết sức lực lôi kéo ta đến đó, sau đó người ta phát hiện thì bị người nhà đánh cho một trận, về đến nhà với khuôn mặt bầm tím, mỗi lần như vậy bố mẹ hắn chỉ biết trách móc lên ta.

Bình An hay nói ta đẹp trai, còn những cô gái đó lại lén lút nói xấu sau lưng ta. Ta cũng không biết ngoại hình của mình như thế nào, ta không nghĩ mình đẹp trai, nhưng ta nghĩ thiếu gia rất đẹp trai, đẹp trai hơn bất cứ ai mà ta từng gặp.

Khi ta mười hai tuổi, cha bảo ta đi học. Thực ra ta cũng đã qua tuổi đi học từ lâu rồi, cũng như Bình An, sớm hơn ta mấy năm.

Gia đình ta vốn nghèo, không có điều kiện theo học trường tư ở làng nên cha ta đã đưa con mồi ông săn được cho vợ thầy, đồng thời nhiều lần nài nỉ cho ta đi làm một số việc vặt ở trường tư.

Ta không thích học hành nhưng cha lại kể rằng năm đó ông thiệt thòi vì mù chữ nên phải sống một cuộc đời như thế này.

Ta nghĩ như vậy cũng tốt mà, thế thì mỗi ngày đều có thể nhìn thấy thiếu gia, nhưng lại không dám nói ra.

Bây giờ một nửa thời gian của ta dành cho việc học, về đến nhà ta lại phải làm công việc ở nhà, lột da tất cả những con thú mà cha đã săn được.

Bình thường lúc ta làm xong việc thì trời đã tối, mấy lần ta lần mò trèo lên đầu tường trong bóng tối, hình như thiếu đã ngủ rồi, ta dùng đá ném vào cửa sổ phòng thiếu gia, một lúc sau thiếu gia khoác áo xong mới đi ra nhìn, liếc nhìn mấy cái rồi lại đi vào.

Ta tuyệt vọng nằm trên tường, đã mấy ngày không gặp thiếu gia, trời thì tối om, nhìn cũng không thể nhìn rõ.

Bên cạnh bức tường có một cái cây, khi ta mới leo lên đỉnh tường của thiếu gia, nó vẫn chỉ là một cái cây nhỏ to bằng cánh tay, trong chớp mắt đã lớn bằng vòng eo của ta.

Ta men theo gốc cây leo lên, ngồi trên cành cây và nhìn vào căn phòng tối của thiếu gia.

Kể từ đó, tối nào ta cũng trèo lên cành cây này và ngồi trên đó, ném đá vào cửa sổ phòng thiếu gia. Dần dà hiếu gia không nhìn ra ngoài nữa, chỉ là ta chưa bao giờ nhìn rõ được gì qua cánh cửa sổ tối tăm của thiếu gia vào ban đêm.

Thiếu gia ngồi trước cửa sổ thắp một ngọn đèn dầu. Thỉnh thoảng có gió thổi, thiếu gia sẽ che miệng, cả người liền run lên vì lạnh.

Ta cảm thấy thiếu gia đang ho khan, càng nhìn càng làm ta cảm thấy rất đau khổ, trong lòng như bị vài cặp móng vuốt cào xước. Ta muốn mặc thêm quần áo cho y, muốn y đóng cửa sổ lại, cho dù không nhìn thấy y thì ta cũng có thể nhìn bóng dáng y ướm qua cửa sổ.

Ta đọc sách ba năm, mỗi tối đều ngồi trên gốc cây, có khi thiếu gia đi ngủ sớm, nhưng phần lớn thời gian đều đợi ta. Hình như từ “đa tình” mà ta học được ở trường tư có lẽ đang miêu tả về bản thân của ta. Tại sao thiếu gia lại đợi ta, nhưng ta sẵn sàng nghĩ như vậy.

Thiếu gia rất siêng năng, tối nào cũng đọc sách, nghĩ đến việc ban ngày mình cũng giống như thiếu gia, ta liền cảm thấy cuốn sách này cũng hay, những ngày học hành cũng không quá vất vả.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.