Anh Cà Lăm

Chương 11: Bị sốt




Lúc nhỏ tui ốm yếu hay bệnh, thường xuyên ho sốt, uống thuốc không đỡ, phải đi tiêm thậm chí truyền dịch mới đỡ.

Người nhà thường vì tui bị sốt mà ngủ không ngon giấc.

Mãi tới năm tui lên lớp sáu thì tình trạng mới cải thiện.

Lên cấp ba thì mỗi lần phát sốt hay đau đầu, tui không uống thuốc mà chờ đến tối rồi ngủ một giấc qua hôm sau là khỏe ngay.

Cũng không biết có phải do thể chất thay đổi nên mới thế không.

Tất nhiên là mấy cái như sổ mũi nghẹt mũi thì không có dễ khỏe như thế, cực kì tra tấn.

Anh cà lăm nói lúc bé ảnh sinh long hoạt hổ lắm, chưa sốt bao giờ, không thể hiểu nổi sự đau khổ của tui.

Có điều bây giờ nếu ảnh bị ốm thì cực kì lâu khỏi.

Mùa xuân hàng năm đều là mưa xuân rả rích, cực kì ẩm ướt.

Hôm ấy tui vừa về nhà đã hắt hơi liên tục, anh cà lăm còn cười tui, sau lại mua thuốc cảm cho tui.

“Đề, đề phòng vẫn hơn.”

Mặc dù tui không thích uống thuốc nhưng ảnh đã mang tới tận miệng rồi không thể từ chối được, huống chi tui cũng không muốn bị cảm.

Uống xong tui bảo anh cà lăm cũng uống một liều nhưng ảnh không chịu, ảnh bảo thân thể ảnh khỏe lắm, còn nhân tiện cười nhạo tui.

Tui thấy ảnh không có dấu hiệu gì nên cũng lười ép ảnh.

Hôm sau, anh cà lăm bị ốm.

Đây là lần đầu tiên ảnh bị ốm sau khi tụi tui quen nhau.

Giọng ảnh khản đặc, nói với tui: “Đau, đau đầu, toàn, toàn thân khó, khó chịu.”

Tui lấy nhiệt kế ra đo cho ảnh, nhiệt độ hơi cao, sốt nhẹ.

Tui cho ảnh ăn cháo xong rồi lấy thuốc cho ảnh uống.

Uống thuốc xong ảnh thấy không mệt lắm nên kiên trì đi làm.

Giữa trưa tui nhắn tin hỏi thì ảnh nói đã đỡ hơn nhiều, ai ngờ tới lúc tan tầm qua đón thì cả người ảnh đã mềm như bánh dày dán trên người tui.

Sờ trán thử, được lắm, sắp bỏng cả tay.

Tui tranh thủ chở ảnh qua một phòng khám gần đó, còn phải xếp hàng một lúc mới đến lượt.

Đo nhiệt độ xong, gần 39 độ.

Bác sĩ muốn truyền dịch cho ảnh nhưng ảnh lại nói: “Uống, uống thuốc là được.”

Bác sĩ cũng chẳng kiên trì bắt ảnh truyền dịch, chỉ nói truyền dịch nhanh khỏi hơn nhưng thôi uống thuốc cũng đượcc.

Lần này tui quyết định bác bỏ ý kiến uống thuốc là được của anh cà lăm.

Giờ đã sốt cao vầy rồi, lỡ uống thuốc không được, đến đêm lại sốt cao hơn thì không dễ tìm bác sĩ đâu.

Tui vờ như không thấy ánh mắt đau khổ của anh cà lăm, dứt khoát cho ảnh nằm viện truyền dịch.

Chen một câu hồi ức, lần gần nhất tui truyền dịch đã là hồi tiểu học, vừa sợ vừa phục bản thân khi ấy còn nhỏ thế mà vẫn nằm viện mấy giờ được.

Anh cà lăm nhanh chóng được y tá đưa tới một giường bệnh trống, trên giường trải chăn bông thường thấy ở nông thôn, phối hợp với anh cà lăm ốm yếu nhưng phong độ vẫn còn có hơi buồn cười.

Tui ra ngoài ăn cơm tối đơn giản rồi mang về hai hộp đồ ăn vặt Sa Huyện* cho anh cà lăm.

Trước đây lúc tụi bị ốm rất thèm ăn hoành thánh**, mà cũng chỉ có thể ăn hoành thánh.

*Ăn vặt Sa Huyện (Shaxian snacks) là một phong cách ẩm thực từ Sa Huyện, Tam Minh, Phúc Kiến, Trung Quốc.

**Hoành thánh, gốc là 扁肉, theo má baidu thì đây là một món ăn vặt nổi tiếng ở Sa Huyện, tiếng anh là Shaxian dumplings, mình không biết nó là gì mà theo hình có vẻ giống hoành thánh nên để tạm là hoành thánh

Tui mở hộp thức ăn ngoài ra đưa tới trước mặt ảnh, ảnh không chịu ăn, muốn tui đút cho.

Tui nhìn xung quanh, ra hiệu giờ đang ở nơi công cộng.

Có người ngoài, không phù hợp.

Ảnh vẫn cứ ngậm miệng không ăn, tui chẳng còn cách nào, ngó mu bàn tay ảnh còn ghim kim chuyền, thôi thì chiều ảnh vậy.

Đút miếng đầu tiên xong tui còn nhìn quanh nhìn quất, thấy không ai để ý tới mới thả lỏng.

Hoành thánh tui mua là của Sa Huyện, chuỗi nhà hàng tương đối nổi danh, vỏ mỏng thịt ngon cực kì.

Anh cà lăm ăn xong cũng khen liên tục, đáng tiếc chỉ ăn được hai miếng mì xào, còn dư do tui giải quyết.

Vứt rác xong, tui ngồi lên ghế bên cạnh giường. anh cà lăm nhích người vào trong, vén chăn lên ý bảo tui nằm cùng.

Hồi đầu tui sợ người khác nghĩ nhiều, nhưng ngồi ghế đúng là có hơi lạnh, sau đó vẫn ngoan ngoãn nằm lên giường, cùng anh cà lăm xem gấu Boonie.

Không ngờ anh cà lăm bị ốm mà còn không chịu yên, nắm lấy tay tui dưới chăn, chen chân vào giữa hai đùi tui.

Nếu là bình thường tui sẽ ca cho ảnh vài bài, nhưng nhìn thấy cái dáng ốm yếu bây giờ của ảnh, tui không nỡ lòng mắng, đành nhịn vậy.

Sau đó tui dìu ảnh đi vệ sinh mấy lần, có một lần đi về thì bác gái nằm giường bên nói với bọn tui: “Hai anh em thân nhau ghê.”

Tui không nói gì mà chỉ cười đáp lại.

Anh cà lăm cười ngây ngô, nói một câu không đầu không đuôi: “Bọn, bọn cháu không, không phải anh em.”

Là người yêu.

Tui nghĩ thầm trong lòng.

Bác gái không nói tiếp, cô gái bên cạnh bác lại cười với chúng tui, rất ấm áp.

Tui thấy có vẻ như cô ấy đã đoán được.

Một đêm an giấc xong hôm sau anh cà lăm quả thực khá hơn nhiều, tui đồng ý để ảnh đi làm.

Kết quả là tới nửa đêm lại lên cơn sốt.

Cứ thế giày vò tận bốn năm ngày mới khỏi hẳn.

Chẳng ngờ, ảnh khỏi xong thì đến lượt tui ốm.

Giữa trưa đột nhiên thấy hơi đau đầu, đến chiều bắt đầu sốt.

Đã một tuần rồi chúng tui chưa làm gì nhau, buổi tối đi ngủ tui còn tính dụ dỗ anh cà lăm thử xem có phải đúng là bị ốm thì chỗ ấy sẽ ấm lên chịch rất sướng không.

Anh cà lăm thà chết không theo: “Không, không được. Chờ, chờ em khỏi, khỏi sẽ làm bù lại.”

Chú thích:

1. Ăn vặt Sa Huyện. 2. 扁肉. 3. Chú heo siêu điệp viên.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.