Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 10: C10: Chương 10




ĐÊM THỨ MƯỜI: Chuyện về vị vương tử đẹp trai nhất triều Thanh

Khánh Thân vương Dịch Khuông là cháu nội của Khánh Hy Thân vương Ái Tân Giác La Vĩnh Lân - con trai (thứ 17) út vua Càn Long, em trai ruột hoàng đế Gia Khánh. Đồng thời Khánh Thân vương Dịch Khuông cũng là một trong 12 thiết mạo tử vương của nhà Thanh (vào thời Thanh, khi các vương gia truyền tước lại cho con trai mình thường sẽ bị giáng xuống một cấp, chỉ riêng các Thiết mạo tử vương là được giữ nguyên tước vị khi truyền lại cho con và triều Thanh chỉ có vỏn vẹn 12 vị Thiết mạo tử vương). Dịch Khuông có sáu người con trai nhưng con trai thứ ba, thứ tư và thứ sáu đều chết yểu, chỉ còn lại ba vị công tử gồm trưởng tử Tái Chấn, thứ tử Tái Bác và ngũ tử Tái Luân. ngoài ra ông còn có 12 cô con gái là cách cách, trong đó Tứ cách cách rất được thái hậu Từ Hy yêu mến.

Sau khi nhà Thanh sụp đổ năm 1912, Dịch Khuông và ba con trai lần lượt chạy đến Thiên Tân lánh nạn và ngụ tại một tô giới ở Thiên Tân. Trên cơ bản thì cả bốn cha con ông cũng không làm được chuyện gì rạng danh, cuối cùng đều dùng sạch hết gia sản và qua đời tại Thiên Tân. Rốt cuộc vương phủ giàu sang nhất triều Thanh chẳng qua cũng chỉ là hoa trong gương, trăng dưới nước mà thôi... Sau đó ít lâu, báo chí đã công bố tài sản cá nhân của Khánh vương phủ, số tiền gửi tại các ngân hàng nhiều không kể xiết, đấy là chưa nói đến nhà cửa, châu báu, trang sức, tranh chữ quý giá,... từng được định giá một trăm triệu lượng bạc trắng!


Rời khỏi Bắc Kinh, Tái Chấn mua một căn nhà ở Thiên Tân và đổi tên thành Thiên Tân Khánh vương phủ, cả gia đình Dịch Khuông cùng sinh sống tại đây. Trong ba anh em, Tái Chấn là người quản lý tài sản, ông là một người rất có đầu óc kinh tế, ngoại trừ lấy lãi từ phía ngân hàng thì ông còn mạnh tay đầu tư 300 nghìn đồng xây dựng nên khu mua sắm Quanye Baraaz bậc nhất Thiên Tân và thu về lợi nhuận kếch sù.Trong hoàng tộc Mãn Thanh, Tái Chấn là người lưu lại nhiều dấu ấn ở Thiên Tân nhất, đến tận ngày nay, Quanye Baraaz vẫn là trung tâm thương mại tiêu biểu của Thiên Tân và Khánh vương phủ vẫn là "dấu hiệu" quan trọng ngay giữa Ngũ Đại Đạo (khu vực giao thoa của 5 con đường lớn ở Thiên Tân).

Nhưng trọng điểm lần này của chúng ta không phải là CEO Tái Chấn mà là "hoa mỹ nam" Tái Bác. Ái Tân Giác La Tái Bác là một người rất đẹp trai, dáng vẻ đường hoàng, phong độ ngời ngời, hậu nhân đều đánh giá rằng ông là mỹ nam số một của đại gia tộc Ái Tân Giác La, tuy ảnh còn lưu lại cũng chỉ là những bức hình trắng đen nhưng phong thái vương giả và ngũ quan sắc sảo này tuyệt không thua Ngũ A Ca Tô Hữu Bằng năm nào. Với ngoại hình "nghịch thiên" như vậy nên ông nổi tiếng là sát thủ tình trường, đồng thời cũng là khách quen của những sòng bạc lớn.

Khi còn sống, ông được phong chức Phụ quốc công và Trấn Quốc tướng quân của triều Thanh, từng sang Mỹ và chụp ảnh kỷ niệm ở đó, những bức ảnh mà hiện tại các bạn đang xem là những bức ảnh ông chụp tại Mỹ và được lưu giữ tại thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Tuy ông giữ chức vụ rất cao nhưng so với hai người anh em còn lại thì số phận của ông lại khá long đong.

Vì huynh trưởng Tái Chấn do phúc tấn nguyên phối với Khánh Thân vương Dịch Khuông sinh ra nên được kế tục tước vị của phụ thân một cách rất hiển nhiên. Còn Tái Bác và ngũ đệ là do Tứ trắc phúc tấn sinh hạ nhưng bởi Nhị trắc phúc tấn không có con nên Khánh Thân vương đã đưa Tái Luân qua làm con nuôi của Nhị trắc phúc tấn. Năm 1917, Khánh Thân vương qua đời, lúc phân chia gia sản, Tái Luân chiếm hết mọi món hời rồi phân di sản cho mẹ ruột là Tứ Trắc phúc tấn trước, sau đó phân toàn bộ phần còn lại cho Nhị trắc phúc tấn. Nếu đem so với đại ca và ngũ đệ của mình thì Tái Bác vừa không có thế lực vừa chẳng có tài lực, chỉ có một chức danh và một phần ba Khánh Thân vương phủ xa hoa.

Hồi Khánh Thân vương tạ thế, Khánh Thân vương phủ bị chia làm ba phần: Tái Chấn ở Đông viện, Tái Bác ở Trung viện, Tái Luân ở Tây viện. Nhưng chỉ mấy năm sau, Khánh Thân vương phủ bỗng gặp hỏa hoạn, kỳ lạ nhất là nguyên một tòa vương phủ to lớn như vậy song chỉ có Trung viện của Tái Bác là bị thiêu hủy toàn bộ. Bởi thế nên đã dẫn đến rất nhiều lời đồn đại.


Bình sinh Tái Bác lại là một dân chơi chính hiệu, ông thích gần gũi nữ sắc và đánh bạc, Tái Bác từng vung tiền xây phủ đệ riêng cho một kỹ nữ nổi tiếng thời đó, thậm chí còn ném ra một số tiền lớn chuộc thân cho cô nàng rồi cưới về nhà. Nhưng vận may của ông không lớn, vì đánh bạc mà thua hết cả gia sản, cuối cùng phu nhân của ông cũng bỏ ông. Năm Dân quốc thứ 24, Tái Bác qua đời vì bạo bệnh, vị "vương tử quý tộc đẹp trai nhất" này cũng không làm được nghiệp lớn nào lúc còn sống. Cuộc đời của một con người cứ thế mà lặng lẽ chấm dứt.

Tái Bác có hai người con trai tên là Phổ Quân và Phổ Minh. Sau khi Tái Bác qua đời, của cải trong nhà chẳng còn gì nên cuối cùng Phổ Minh cũng chỉ có thể sống nhờ nhặt nhạnh những gì còn sót lại. Hồi ấy báo chí Trung Quốc thường có những bài báo kiểu như "vương tôn công tử ngã ở cổng thành, quận chúa mệnh phụ ngã vào trăng hoa". Sau khi Thanh triều sụp đổ, đa phần hậu nhân đời Thanh đều sống rất khốn khó.

--------------------------------------------

Khánh thân vương gia Dịch Khuông


Một vị Trắc Phúc Tấn của gia Dịch Khuông

Thế Tự phi tiểu thiếp của Khánh Thân vương

Khánh Thân vương phủ


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.