Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 1-1: Phân cấp hành chính và cơ quan chính quyền




9 cự đầu - 9 boss



Chính là 9 đảng viên có quyền lực cao nhất gọi là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị ( Tiếng Trung 政治局, hán việt là chính trị cục, Việt là bộ chính trị).
1 Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương
2 Chủ tịch Quốc hội
3 Thủ tướng
4 Chủ tịch Chính hiệp
5 Chỉ đạo tuyên truyền
6 Phó Chủ tịch nước
7 Phó Thủ tướng thường trực
8 Bí thư Ủy ban Kiểm tra Trung ương
9 Bí thư Ủy ban các vấn đề luật pháp và chính trị

Cơ quan chính quyền các cấp


Cơ quan cấp nhà nước: là bộ, đứng đầu là bộ trưởng.
Cơ quan cấp tỉnh省 là sở, nên trong truyện 厅长 (Hàn Việt là thính trưởng) tương đương sở trưởng.
Cấp tỉnh bao gồm: tỉnh, đặc khu hành chính, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương.
Chú thích: kô phải là bộ trưởng mà to hơn cục trưởng đâu nhé, vì có nhiều cơ quan ngang bộ cũng gọi là cục, cục trưởng đó = bộ trưởng, chức danh tuy khác nhưng cấp bậc là tương đương.
Cơ quan cấp thành phố: (thị cấp) 市局局长: thị cục cục trưởng tương đương với cục trưởng.
Thành phố trực thuộc trung ương thuộc cấp tỉnh, nên cơ quan chính quyền không phải là cục mà là sở.
Cấp huyện 县 hay 市辖区 :
Đơn vị là các phòng nên 所长 sở trưởng, bộ trưởng chỉ tương đương với trưởng phòng, trưởng ban.
Cấp khu 区 thì 所长 sở trưởng chỉ bằng với trưởng đồn.
Nói thêm không phải các trưởng phòng thì ngang nhau, vì có trưởng phòng cấp huyện và trưởng phòng cấp tỉnh.
Lấy vị dụ ở đoàn trung ương chia ra các phòng ban, người đứng đầu gọi là các trưởng phòng ( trong truyện là bộ trưởng), trưởng phòng ở đoàn tỉnh như Liễu Tuấn không bằng trưởng phòng đoàn trung ương.
Cũng như ở ta thôi có chủ tịch ủy ban nhân dân phường, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố ..v..v..v..
Nên độc giả nên chú ý không chỉ chức danh và còn bậc chức danh nữa.

Phân cấp hành chính.


Tỉnh >>> thị >>> huyện >>> hương >>> trấn >>> thôn.
Dưới cấp tỉnh, trên cấp huyện còn có các địa khu, thường là đơn vị hành chính đặc biệt có quyền tự quyết, như khu tự trị Nội Mông, khu tự trị Tân Cương, tuy đặt dưới cấp tỉnh nhưng khá độc lập so với tỉnh. Ở Việt Nam thì kô có cái này rồi.
Huyện:
- Đô thị cấp huyện ( 县级市) hán việt: huyện cấp thị, dịch là thị xã.
- Các quận nội thành cũng ngang cấp huyện.
Hương
- Hương.
- Trấn.
- Cấp phường trong nội thành.
Thôn
Cấp thôn không phải là cấp hành chính chính thức, nó ngang với các tổ dân phố ở thành thị.

Các cấp bậc cán bộ hành chính


Cấp bậc hành chính chủ yếu của TQ chia làm năm nhóm: đảng ủy, chính phủ, đại hội đại biểu nhân dân, chính hiệp, kỷ ủy.
Cơ quan hình chính chia làm 5 cấp : trung ương, tỉnh, thị, hương, trấn thường gọi quốc gia, bộ, ti, xử khoa.

Cán bộ cấp một:gọi là cán bộ chính cấp quốc gia.
Chủ tịch quân ủy trung ương, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng ( tổng lý quốc vụ viện国务院总理), chủ tịch chính hiệp toàn quốc, phó chủ tịch nước, phó thủ tướng thứ nhất (quốc vụ viện đệ nhất phó tổng lý国务院第一副总理), thư ký kỷ ủy trung ương, thường ủy bộ chính trị.

Cán bộ cấp hai:phó chức cấp quốc gia.
Thành viên bộ chính trị, thành viên ban thư ký ( thư ký xử ), phó ủy viên trường, phó thủ tướng, ủy viên quốc vụ, phó chủ tịch quân ủy, phó chủ tịch chánh hiệp, viện trường tòa án tối cao, kiểm sát trường viện kiểm sát tối cao…

Cán bộ cấp ba: cấp chính bộ, chính tỉnh ( chức vụ chính thức cấp tỉnh, bộ)
Bộ trường, tổ thư ký đảng bộ, bí thư tỉnh ủy, tỉnh trường, chủ nhâm đại biểu nhân dân tỉnh, chủ tịch chính hiệp tỉnh.

Cán bộ cấp bốn: cấp phó bộ, cấp phó tỉnh.
Như trên thôi đính chữ phó vào là xong.

Cán bộ cấp năm: Chính ti 正司, chính thính正厅 ( gọi đầy đủ chính thức cấp ti, chính cấp cấp thính ) – dịch chung là cấp chính sở.
Bí thư thị ủy ( hình như một số bạn dịch thành ủy, nhưng mình thích dịch thị ủy), thị trưởng, chủ tịch chính hiệp, sở trưởng sở công an tỉnh ( hán việt thính trưởng thính công an tỉnh)

Cán bộ cấp sáu: phó ti, phó thính , như trên dịch là cấp phó sở.
Phó bí thư thị ủy, phó thị trưởng, phó chủ tịch chính hiệp, phó trưởng phòng tuyên truyền tỉnh ( Hán việt phó bộ trưởng bộ tuyên truyền tỉnh)

Cán bộ cấp bảy: chính cấp cấp huyện, chính xử ( lúc đầu tớ định dịch khác, nhưng để chính xử cũng được, các bạn trước đã dịch thể, lười để thế luôn cho tiện)
Huyện trưởng, bí thư huyện ủy, các cục trưởng đơn vị cấp thị như cục trưởng cục công an, cục trưởng cục tư pháp…

Cán bộ cấp tám
: phó cấp huyện, phó xử.
Như trên nhét thêm chữ phó.

Cán bộ cấp chín: chính khoa, cấp chính ở hương.
(Hương là xã, trong truyện mình sẽ để là hương, vì sao? Mình thích thế)
Hương trưởng, chủ nhiệm văn phòng, và các cục trưởng cấp huyện như cục trưởng cục công an huyện.

Cán bộ cấp mười:phó khoa, cấp phó ở hương.
Dưới nữa vẫn còn cơ, nhưng biết đến đây là đủ.

Còn quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp thì tạm thời bỏ qua, có NVC trong truyện nào đi lên từ các khối này đâu nhỉ.
cái này vừa quan trọng vừa không quan trọng.
Quan trọng vì trong việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ, ngoài năng lực, phẩm hạnh thì tuổi tác cũng rất quan trọng, ví dụ 45-48 tuổi mà anh không vượt qua được cấp phó cục thì yên tâm ngồi chức đó cả đời, khó thăng tiến lắm.
May ra thì trước khi anh về hưu người ta cho thẳng lên một cấp để dưỡng già mà thôi.
Nói không quan trọng là vì: một cán bộ đương chức nắm thực quyền, ví dụ đang là phó huyện trưởng muốn phấn đấu lên huyện trưởng vì cái gì? Chả nhẽ vì muốn thăng một cấp đãi ngộ sau này về hưu có thêm tí tiền? Đương nhiên là không phải.
Nên mọi người thường thấy trong truyện thường có các Vip lo đãi ngộ cho mấy bà vợ, nhẻt vào chức an nhàn hưởng phúc, hoặc là mấy ông già thường ủy hết cơ thăng tiến bán phiếu để nghỉ hưu được giải quyết đãi ngộ thăng cấp.

Kỷ ủy:


Cơ quan giám sát kỷ luật trong nội bộ đảng, trực thuộc đảng.
Khẩu hiệu: ở đâu có đảng ủy ở đó có kỷ ủy.
Nhắc tới kỷ ủy thì nên nhắc tới 2 cơ quan khác có chức năng gần tương đương liên quan tới luật.
Viện kiểm soát: cơ quan giám sát pháp luật trực thuộc quốc gia.
Pháp viện(tòa án) : cơ quan xét xử và phán quyết vụ án thuộc quốc gia.
Về nguyên tắc các cơ quan này không liên quan tới nhau.
Đối với thành viên đảng vi phạm pháp luật, trước tiên là kỷ ủy điều tra, nếu có vấn đề quyết định "song quy" ( đại khái giam giữ trong cơ quan đảng quy định và trong thời gian địa điểm quy định phải khai báo vấn đề) , sau "song quy" căn cứ quyết định kỷ luật của đảng, rồi giao viện kiểm soát thẩm tra, tiếp theo cho pháp viện xét xử.
Nhìn trình tự này thì mọi người thấy rồi, trong nội bộ đảng thì kỷ ủy to hơn viện kiểm soát và pháp viện, nên nếu đảng viên phạm pháp mà giỏi xoay xở vẫn có thể chỉ "xử lý nội bộ đảng" không đưa ra trước pháp luật

Quân ủy Trung ương:
Thảo luận và quyết định tất cả các vấn đê về quân sự và quốc phòng của đất nước mà không cần phải tham vấn ý kiến của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quóc hội hoặc Chính hiệp. Trong nghị sự, chỉ có các thành viên thường trực mới có quyền biểu quyết.
- Thành viên thường trực: Tổng bí thư, Thủ tướng, các thành viên của Thường vụ Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ An ninh, Tổng tham mưu trưởng quân giài phóng nhân dân.
- Thành viên không thường trực: Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Công an v..v..v.. thành viên không thường trực do Thường vụ Bộ Chính trị chỉ định.
Quân ủy Trung ương có một văn phòng thường trực riêng giúp cho việc hoạt động thường xuyên, định kỳ, là cơ quan ngang bộ.

++++++
Quốc vụ viện :
là cơ quan hành chính cao nhất của chính quyền trung ương điều hành đất nước thông qua các bộ và cơ quân trực thuộc, đứng đầu thủ tướng, là cơ quan thực hiện quy định, pháp luật do quốc hội đưa ra. Quốc vụ viện nói chung quản hết từ y tế, giáo dục tới an ninh ngoại giao, trừ mỗi quân đội.
Cơ quan trực thuộc của quốc vụ viện là các tổng cục,
++++
Quốc hội:
Đại hội đại biểu nhân toàn quốc, là cơ quan lập pháp duy nhất, thảo luận bàn bạc các dự luật trước khi được thông qua, người đứng đầu là chủ tịch quốc hội (Nick đầy đủ là : Ủy viên trưởng ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc)
Đại biểu quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm do người dân bầu ra, nhưng không phải bầu trực tiếp, người dân chỉ bầu đại biểu cấp thấp nhất ví dụ cấp phường, đại biểu phưởng bầu lên quận, đại biểu quận bầu lên thành phố.. rồi lên tỉnh, toàn quốc.
Ngoài ra đại biểu còn do cả đảng chỉ định.

***
Cấp bộ trưởng hay nói trong truyện, bộ trưởng đoàn tỉnh, chỉ là một ban trong đoàn tỉnh nên thực chất Liễu Tuấn chỉ là trưởng phòng.
Giống như trong các công ty, bộ trưởng là một chức vụ dưới phó giám đốc, nên thực chất là các trưởng phòng.

***

Mình đang dịch truyện này, nên vấn đề chức danh mình đang rất phân vân nên dịch theo các bạn cũ hay là chuẩn mới nêu trên, các độc giả cho ý kiến nhé.
Ngoài ra còn thắc mắc gì có thể hỏi thêm vào đây, mình sẽ cố gắng trả lời (khi hỏi các bạn nên ghi rõ chức danh của ai nhắc tới trong chương nào nữa nhé)

Những tất cả điều này là theo kiến thức của mình thôi, nếu bác nào hiều hơn thấy nó ngô nghê qua thì ý kiến nhá, đừng có cười .

Có cười cũng được thôi, nhưng đếm lại số răng của mình trước đã :D

Thân!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.