Lạc Cư

Chương 45: Gốm






Sau một đêm ngủ ngon trong ngôi đình mới toanh, ngày mới lại tới, họ bắt đầu đào móng để thực hiện tiếp những công trình còn lại. Trong quá trình đó Lĩnh họp nhóm thú nhân lớn tuổi cùng họ nghiên cứu làm cửa.

Cậu áp dụng cách làm cửa xưa cũ nhất của nước mình, hoàn toàn bằng gỗ. Cậu vẽ sơ qua cấu tạo cửa trên đất cho các thú nhân và giải thích về chứng năng của từng bộ phận.

Cửa sẽ có hai cánh, họ cũng cần làm thêm một khuôn bao cửa* hình chữ nhật nữa để ốp vào khung cửa bằng gạch để sẵn. Ở khuôn gỗ hình chữ nhật đục bốn cái lỗ mộng hơi nhô ra ngoài, ở phần cánh cửa cũng làm tương tự như vậy, cố gắng làm sao cho chúng khớp vào nhau để đưa thanh gỗ vào giữa làm lề cửa có thể xoay mở ra và mở vào.

Bây giờ họ không có điều kiện nên tạm thời sẽ làm tạm bợ như thế.

Với sức lực của các thú nhân, rất nhanh đôi cánh cửa gỗ đầu tiên đã được làm xong.

Lĩnh cực kì bất ngờ với độ chắc của bản lề, họ dùng gỗ dày và lớn nên bản lề cực kì chắc chắn, mỗi lần mở cũng cực kì nhẹ không quá nặng do lề được bôi trơn nhờ một lớp nhựa thông.

Lại thêm một đặc tính nữa của nhựa thông được tìm thấy, ngoài khả năng làm bóng, thì giờ em ấy còn có khả năng tạo độ trơn không tầm thường. Lại là một tác tạo hoàn hảo!

Tôi thật là phục ngài, thần thú à! Lĩnh âm thâm cảm thán ở trong lòng.

Còn ngoài miệng, cậu vẫn không ngừng nói thêm với họ về chốt cửa, cái này khá đơn giản chỉ cần hai thanh gỗ đẽo hình nửa vòng cung hoặc hình kí hiệu Ohm*, rồi chuẩn bị thêm một thanh ngang đẩy qua hai khung gỗ ấy là cánh cửa đã được giữ lại chắc chắn.

Tiếp đó cửa sổ cũng được làm y chang.

Sau một ngày, tổng thể toàn bộ ngôi đình đều được hoàn thành, giờ chỉ còn đồ nội thất bên trong nữa là trọn vẹn.


Nội thất tạm thời Lĩnh không nhắc tới, cậu để nhân lực thú nhân tập trung xây nhà xong rồi làm nội thất cũng không muộn.

Đã có kinh nghiệm từ ngôi nhà đầu tiên, những ngôi tiếp theo cứ thế từ từ nên hình nên dạng.

Trong khoảng thời gian rảnh ấy Lĩnh tiếp tục cùng nhóm Phụ đồng hành lên đường khám phá thực vật.

Cậu khát khao lúa và những cây lương thực có tính chất bột, nhưng rất tiếc đã nhiều ngày tìm kiếm vẫn không có kết quả.

Hôm nay cả nhóm Phụ quyết định đổi hướng đi về phía nam tìm kiếm. Ý định đổi hướng này cuối cùng đem lại kết quả cho họ khi Lĩnh phát hiện ra gạo kê* và hạt mè đen.

Một vùng hoa tím trải rộng, kế đó là lũ bông kê vàng ươm san sát. Khi vừa thấy chúng Lĩnh nắm lấy quai gùi hét toáng lên, rồi lao như điên về hướng đó.

“Cháo kê anh mày tới đây!” Vừa chạy cậu vừa hét lớn.

Các Phụ đi theo hết hồn nhìn Lĩnh lao như một cơn gió lủi vào mớ cây bụi thấp lưng chừng người, cũng vội chạy theo.

“Lĩnh cái gì vậy? Kê là cái gì?” Vân vừa chạy theo vừa hét.

Các tiểu thú nhân cũng hú hét chạy theo la lên:

“Cái gì vậy? Ăn được sao? Ngon lắm sao?”

“Đâu là hạt mè đen, chờ tìm được đường em sẽ làm sữa mè đen cho mọi người uống.” Lĩnh hồ hởi nói. Tiếp đó chỉ vào lũ bông vàng cũng cao ngang ngửa mè đen, “đây là gạo kê, nó là một loại ngũ cốc có thể nấu cháo ăn cực kì bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp dùng cho tiểu thú nhân và thú nhân sơ sinh ăn.”

Nghe Lĩnh giới thiệu mọi người vội xúm lại, hỏi cậu cách làm thế nào để thu hoạch chúng.

Chỉ chốc sau cả khu đất vang lên tiếng thu thập vội vã còn đầy ắp tiếng cười, tiếng thảo luận ngất trời.

Sau khi thu xong mọi người tưng bừng hân hoan đi về. Con đường này vừa hay đi qua khu họ đào nghệ và khu lấy đất màu.

“Hôm trước tôi bị mọc một con mụn ở mặt rất đau, hỏi Lĩnh cậu ấy bảo bôi ít nghệ tươi lên có thể trị nó. Đúng là thế thật, tôi bôi lên hai hôm sau liền khỏi, phần da ở chỗ đó cũng mịn hơn. Thấy hiệu quả đặc biệt quá nên tôi liền lấy nghệ tươi bôi đầy mặt trước khi ngủ, sáng ra thì rửa. Thật bất ngờ da mặt tôi ngày càng đẹp hơn!” Bất ngờ tiếng Phụ thú nhân Mây vang lên.

Mọi người vội dừng lại, vây quanh cậu ta nhìn ngó.

“Oa da em mềm quá, lại còn hồng hào nữa!” Mi thú nhân hét lớn.

Tiếp đó là một tràng tiếng xôn xao.

“Ừ đẹp quá, đẹp hơn da chị rồi. Mau mau nói cách chị cũng muốn thử!” Vân vội hét lên.

“Nó có để lại màu trên mặt không?” Một Phụ thú nhân xen vào.

Mây cười tươi đáp lời từng câu hỏi, hướng dẫn kĩ càng cách làm đẹp với nghệ. Sau đó các phụ đồng loạt cúi xuống đào nghệ. Đôi ba Phụ còn nói chờ có nhà sẽ đào vài ẻm về trồng quanh nhà, muốn xài lúc nào có lúc đó.

Bên này Lĩnh chờ Mây rảnh người vây quanh liền đi qua hỏi chuyện:


“Màu vàng của nghệ thật sự dễ rửa thế sao?”

Mỗi lần dùng nghệ ở trái đất xong Lĩnh đều phải rửa mất mấy ngày màu vàng mới hết, đặc biệt là nghệ bắc, độ bám của nó phải nói là cả tuần kì cọ may ra mới sạch, nên khi nấu ăn ở nơi này cậu rất cẩn thận cắt nghệ không để nó dính tay mình.

Mây cười tươi, chỉ vào mặt mình, đáp lời:

“Đúng vậy, không hề khó rửa, sáng ra em chỉ cần lấy chút nước rữa kĩ là nó đi hết liền, thậm chí sau khi rửa sạch da còn sáng ra.”

Nói rồi cậu chàng nghiêng mặt qua cho Lĩnh nhìn:

“Anh thấy không, da em mịn hơn, đẹp hơn hồi trước đó nhiều lắm luôn ý.”

Đúng là mịn và hồng hơn thật. Lĩnh vốn không quan tâm, nhưng dạo này cậu lại đang có bồ nên nhu cầu muốn mình đẹp hơn bỗng trổi dậy, cậu rất muốn làm đẹp cho Tân nhìn nên cũng lén lút đào một chút nghệ bỏ vào gùi.

Bất thìn lình vai Lĩnh bị vỗ một cái, cậu hết hồn nhìn lại liền thấy Đông. Cậu bé mỉm cười ra cử chỉ tay: - Em có thể dẫn các bạn vào hang lấy đất màu không anh?

Lĩnh lắc đầu:

“Đừng, không nên -”

Lĩnh đột ngột dừng lại, cậu như nhớ ra gì đó.

Lĩnh đứng vội lên nói với nhóm Phụ đang đào nghệ xung quanh:

“Chúng ta đi lấy đất về làm bát đĩa ăn cơm đi, còn cả nồi nấu nữa, tự chúng ta làm, chờ khi nào có nhà thì đưa về nhà dùng.”

Mọi người tò mò nhìn cậu. Trong khi Lĩnh xua Đông bảo cậu dẫn lũ nhỏ đi lấy đất màu tí mang về đình, sau đó vội tha cả nhóm Phụ đang tò mò trở về.

Mè đen và gạo kê đều phải phơi khô chưa ăn được, nên chiều hôm đó sau khi phơi xong số lượng thu được hồi sáng, Lĩnh nhờ vài thú nhân đi thu hoạch số gạo kêu và hạt mè đen còn lại ở bên kia về.

Mình thì ở nhà cùng nhóm phụ làm đồ gốm. Cậu nhờ Thôi thú nhân làm cho cái đĩa quay, bắt đầu cho đất sét lên xoay tạo hình cái bát.

Đây vốn nằm trong khả năng của Lĩnh, cậu đã ngâm mình ở làng gốm Bát Tràng* hơn năm trời để cùng giáo sư làm nghiên cứu. Trong khoảng thời gian đó cậu có tranh thủ học cách làm xương gốm từ người dân bản địa.

Rất nhanh miếng đất thô sơ dưới bàn tay thần kì của Lĩnh dần ra hình ra dạng một cái bát tròn trịa trông rất đẹp.

Nhóm Phụ và các tiểu thú nhân ngồi vây xung quanh a ô không ngừng khi thấy tay Lĩnh điệu nghệ vờn quanh đất và tạo hình nó.

Xong cái bát đầu tiền, Lĩnh đặt nó ra nền rồi dùng bàn tay lấm bẩn giới thiệu:

“Đây được gọi là bát đất, dùng để ăn cơm, chờ có cháo kê cho vào sẽ rất đẹp. Tí nữa khi phơi khô xong chúng ta sẽ tráng men lên rồi đem nung-”

“Thế có được khắc hoa lên không?” Mây cắt ngang lời Lĩnh.


Cậu gật đầu:

“Được chứ, vẽ lên cũng được.”

Ngay lập tức mọi người xôn xao lên, đề nghị Lĩnh chỉ dạy. Việc tạo xương gốm không phải dễ, không ít các Phụ và tiểu thú nhân làm hỏng ngay lần đầu tiên, phải tới chục lần thậm chí cả buổi mới có người cho ra xương gốm trông coi được.

Trong đó có hai thành phẩm khiến Lĩnh bất ngờ, đó là một cái bát khá lớn của Mây và một bát vừa của Đông. Cả hai đều có tạo hình rất đẹp không quá dày cũng không quá mỏng.

Đông thậm chí còn vẽ cử chỉ tên mình xung quanh mặt gốm, các đường nét rất mảnh cũng cực kì sinh động.

Lĩnh tán dương cậu bé không ngừng, thậm chí còn ném xương gốm của mình qua cho cậu bé vẽ vời.

*********

Đôi lời chú thích cho các bạn.

Khuôn/khung bao cửa:

Làng gốm Bát Tràng:

Đây là làng gốm nứt tiếng nước ta chắc các bạn đã không còn xa lạ gì với cái tên này. Mình xin lấy từ Wikipedia, đôi điều về hai chữ Bát Tràng để bạn nào cần có thể biết thêm.

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm Việt Nam được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn.

Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc.

Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc".

Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.







Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.